- 420k
- 1k
- 870
Để nâng cao chất lượng và hiệu suất làm việc, sự đóng góp của công nghệ kỹ thuật thông qua những hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại là điều không thể thiếu trong mỗi tổ chức. Và phòng kỹ thuật – đứng đầu là trưởng phòng kỹ thuật - chính là nơi đảm bảo hoạt động hỗ trợ từ hệ thống máy móc diễn ra suôn sẻ mỗi ngày. Cụ thể công việc của trưởng phòng kỹ thuật là gì ? Bài viết hôm nay của HRchannels sẽ giải đáp đầy đủ đến bạn đọc.
Trưởng phòng kỹ thuật là vị trí quản lý cao cấp trong doanh nghiệp,với vai trò là người đứng đầu phòng kỹ thuật, người đảm nhận chức danh này không chỉ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, thông thạo hệ thống máy móc, trang thiết bị sử dụng trong doanh nghiệp mà còn phải có khả năng lãnh đạo, điều hành hiệu quả năng suất làm việc tại phòng kỹ thuật.
Tóm lại, đây là một vị trí giỏi chuyên môn ngành nghề, giỏi nghiệp vụ quản lý. Từ đây, khối lượng công việc trưởng phòng kỹ thuật phải đảm nhận sẽ đặt nặng về chất lượng cùng trọng trách đối với bản thân, phòng ban và toàn doanh nghiệp.
>>> Đọc thêm: Làm thế nào để trở thành Trưởng phòng kỹ thuật tuyệt vời?
Tính chất của ngành nghề sản xuất kinh doanh rất đa dạng, đó có thể là:
Sản xuất hàng may mặc, da giày, túi xách…
Sản xuất mỹ phẩm
Sản xuất cơ khí, xe hơi, máy công nghiệp
Sản xuất lập trình phần mềm ứng dụng…
Do đó, công việc cụ thể của mỗi trưởng phòng kỹ thuật sẽ ít nhiều sẽ có những đặc thù riêng. Trong phạm vi bài viết hôm nay, HRchannels sẽ chú trọng liệt kê những công việc phổ biến nhất mà bất cứ ai đảm nhận vị trí trưởng phòng kỹ thuật đều sẽ thấy hiện hữu trong bản mô tả công việc của mình:
Để có thể lãnh đạo nhiều nhân viên trong phòng ban, trưởng phòng kỹ thuật cần sở hữu kinh nghiệm dày dạn, kỹ thuật chuyên môn cao. Có như vậy mới khiến nhân viên nể phục và tuân thủ những chỉ đạo triển khai kế hoạch trong các dự án.
Tuy nhiên, ở vị trí quản lý, người trưởng phòng sẽ không thực hiện những công việc mang tính chi tiết và quy trình. Những nghiệp vụ chuyên môn mà trưởng phòng kỹ thuật thực hiện có tính chất vĩ mô hơn, đòi hỏi chất lượng cao hơn
Phân tích, nghiên cứu và xây dựng kế hoạch triển khai, cải tiến kỹ thuật toàn doanh nghiệp.
Trực tiếp kiểm duyệt những đề xuất của nhân viên theo từng bước kế hoạch.
Lựa chọn, điều chỉnh và phối hợp các bước để hoàn thiện một bản kế hoạch kỹ thuật hiệu quả cao nhất.
Kiểm tra giám sát việc thực hiện, kịp thời phát hiện những sự cố, linh hoạt áp dụng kinh nghiệm để xử lý nhanh nhất.
Trực tiếp kiểm soát máy chủ trung tâm, đảm bảo bảo mật, an toàn vận hành cho toàn hệ thống.
Cập nhật kỹ thuật hiện đại, đề xuất những cải tiến kỹ thuật mang tính đột phá, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp.
>>> Đọc thêm: Nhiệm vụ, chức năng, vai trò của Trưởng phòng kỹ thuật
Ở vai trò là người quản lý, trưởng phòng phải đảm bảo hiệu suất và chất lượng làm việc của toàn phòng ban, chịu trách nhiệm chính trước ban lãnh đạo trước những sai sót phát sinh từ phòng kỹ thuật cho dù đó không phải lỗi trực tiếp của trưởng phòng
a. Triển khai kế hoạch kỹ thuật
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên,đội nhóm kỹ thuật theo kế hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo đúng người,đúng việc.
Nắm rõ định hướng phát triển theo chỉ đạo của ban giám đốc, chỉ đạo nhân viên thực hiện đồng nhất, sát sao, tránh đi chệch hướng.
Trực tiếp xuống phân xưởng, chỉ đạo nhân viên kỹ thuật xử lý những sự cố nặng, mang tính vĩ mô.
Trực tiếp yêu cầu sự hỗ trợ từ các phòng ban khác liên quan đến việc khắc phục sự cố trong những trường hợp khẩn cấp.
b. Phát triển, nâng cao hiệu quả làm việc của phòng kỹ thuật
Xây dựng văn hóa làm việc tại bộ phận kỹ thuật, nâng cao tinh thần đoàn kết, bố trí công việc nhịp nhàng, tạo môi trường làm việc thân thiện, hiệu suất cao.
Phối hợp cùng các phòng ban khác trong việc thiết lập và triển khai thực hiện kế hoạch cải tiến kỹ thuật toàn hệ thống, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tuyển dụng,đào tạo, tập huấn cho nhân viên phòng kỹ thuật, tạo điều kiện nâng cao tay nghề, cọ xát thực tế, xây dựng lớp nhân viên kế thừa giỏi nghiệp vụ.
Cải thiện, đề xuất chính sách thu hút, giữ chân nhân tài phòng kỹ thuật, khuyến khích tinh thần làm việc hăng say ở từng cá nhân.
c. Báo cáo, đề xuất hướng xử lý sự cố
Định kỳ báo cáo tiến độ triển khai công tác kỹ thuật và hiệu quả đạt được theo từng giai đoạn trong kế hoạch.
Giải trình trước ban giám đốc những sự cố sản xuất kinh doanh có nguyên nhân từ những yếu tố kỹ thuật, liên quan đến phòng kỹ thuật.
Phân tích, đánh giá trách nhiệm, tỷ lệ trách nhiệm của từng cá nhân, đội nhóm đối với những sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Phối hợp cùng ban giám đốc quyết định hướng xử lý đối với hệ thống cũng như với những cá nhân có sai phạm trong quá trình công tác.
>>> Có thể bạn quan tâm: 12 câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng kỹ thuật mới nhất
Nhìn vào bảng mô tả tổng quan công việc của trưởng phòng kỹ thuật mà HRchannels đã tổng hợp từ nhiều ngành nghề khác nhau, chúng ta có thể thấy khả năng linh hoạt của mỗi trưởng phòng trong công tác chuyên môn và quản lý. Đây là yếu tố then chốt mà nhà tuyển dụng mong muốn tìm thấy ở các ứng viên trưởng phòng kỹ thuật, chỉ khi có sự dung hòa giữa 2 nhóm nhiệm vụ, ứng viên mới có thể đảm nhận tốt vai trò quan trọng này.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet