- 420k
- 1k
- 870
Giám đốc chất lượng là một vị trí quản lý vô cùng quan trọng, quyết định quá trình hoạt động của toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng bao gồm thiết lập, vận hành, cải tiến, từ đó góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa, đem hiệu quả cho danh nghiệp. Vậy Giám đốc chất lượng là ai? công việc của Giám đốc chất lượng là gì?
Giám đốc chất lượng chính là người thực hiện các kế hoạch và chiến lược quản lý chất lượng, bao gồm các nguồn lực, hệ thống, thời gian và tài chính để hỗ trợ kế hoạch kinh doanh của tổ chức. Họ luôn phải nỗ lực không ngừng trong việc cải tiến, đảm bảo hiệu quả, chất lượng ở từng công đoạn từ sản xuất cho đến hình thành thành phẩm.
Giám đốc chất lượng có trách nhiệm quản lý tất cả các chức năng QA, làm việc với lãnh đạo bộ phận để cung cấp các sản phẩm chất lượng cao đúng tiến độ.
Nhiệm vụ chính của giám đốc quản lý chất lượng bao gồm tạo và thực hiện các chương trình, hoạt động để đáp ứng các mục tiêu về chất lượng. Giám sát quy trình theo các tiêu chuẩn đã thỏa thuận và thực hiện các hành động cần thiết để đạt được mức hiệu suất theo yêu cầu.
Giám đốc chất lượng thường dẫn đầu 1 nhóm các chuyên gia quản lý chất lượng, họ có sự liên kết chặt chẽ với các bộ phận liên quan để quản lý các quy trình chất lượng, thực hiện các thay đổi khi cần thiết để đảm bảo tạo ra sản phẩm, dịch vụ theo đúng yêu cầu chất lượng của công ty.
>>> Có thể bạn quan tâm: Nhiệm vụ, chức năng của giám đốc chất lượng
Giám đốc chất lượng là người phụ trách rất nhiều các công việc khác nhau, tùy vào mỗi ngành, nghề sẽ có sự phân chia cụ thể nhưng nhìn chung, họ sẽ có chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện các công việc sau:
Để đảm bảo tạo ra được sản phẩm theo đúng chất lượng yêu cầu thì người Giám đốc chất lượng phải có sự giám sát chặt chẽ trong quá trình sản xuất. Việc giám sát này bao gồm giám sát công việc của các nhà quản lý qua các bộ phận khác nhau, đưa ra các chỉ dẫn khi tiêu chuẩn không được đáp ứng. Thực hiện kiểm tra bất kỳ hệ thống chất lượng nào của công ty, từ đó lập kế hoạch cải thiện khi cần thiết.
Dựa trên những tiêu chuẩn của quốc tế, của doanh nghiệp để đưa ra những thước đo chất lượng sản phẩm. Đánh giá chất lượng sản phẩm trong từng công đoạn. Để làm được điều này, mỗi Giám đốc dự án cần phải nắm rõ các tiêu chuẩn pháp lý, sức khỏe và an toàn cho doanh nghiệp, đảm bảo rằng các tiêu chuẩn đó được đáp ứng.
Giám sát quá trình còn được thực hiện thông qua việc giám sát các nhóm thanh tra thực hiện đánh giá chi tiết các thành phần của sản phẩm ở các giai đoạn sản xuất khác nhau. Phát hiện lỗi, chi tiết chưa đạt yêu cầu để từ đó có những phương án xử lý.
Các nhà cung cấp linh kiện và vật liệu đóng một phần quan trọng trong quy trình chất lượng của công ty. Các nhà quản lý chất lượng có nhiệm vụ làm việc với các nhà cung cấp để giúp xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng cho hàng hóa. Điều này đảm bảo rằng các thành phần và vật liệu được cung cấp tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất, giảm thiểu thời gian và chi phí kiểm tra, góp phần vào chất lượng của sản phẩm hoàn chỉnh.
Việc quản lý đầu vào nguồn nguyên liệu của sản phẩm giúp người Giám đốc dự án phát hiện ra những sai lệch, yêu cầu chưa được đáp ứng, từ đó có những phương án để đảm bảo quá trình sản xuất theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đề ra.
Để thành công trong vai trò Giám đốc chất lượng sẽ đòi hỏi bạn phải có kỹ năng đo lường định lượng. Các nhà quản lý chất lượng luôn phải xem xét dữ liệu thống kê từ các dây chuyền sản xuất để xác định các vấn đề về chất lượng. Họ phân tích dữ liệu và đề xuất thay đổi quy trình sản xuất hoặc kiểm soát chất lượng để loại bỏ vấn đề. Họ cũng phân tích hồ sơ về lợi nhuận của sản phẩm để xác định các tiêu chí sản xuất sản phẩm.
Các Giám đốc chất lượng luôn phải phát triển, giám sát cũng như cải thiện liên tục nhằm giảm số lượng lỗi và cải thiện mức độ chất lượng. Việc cải tiến chất lượng liên tục góp phần làm giảm chi phí sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm tổng thể.
>>> Đọc thêm: 20 câu hỏi phỏng vấn Giám đốc chất lượng chuyên nghiệp nhất
Giám đốc chất lượng là người thường xuyên làm việc với đối tác khách hàng của công ty. Họ là người tạo ra các cuộc đàm phán để đáp ứng nhu cầu khách hàng và đôi khi chính họ là người phải giải quyết khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
Khi gặp phải vấn đề khiếu nại của khách hàng, Giám đốc chất lượng phải có năng lực phân tích, thẩm định và đánh giá sản phẩm, tiếp đó đề ra các phương án xử lý, đàm phán với khách hàng để đưa ra giải pháp có sự đồng thuận giữa 2 bên.
Công việc của một Giám đốc chất lượng cũng sẽ bao gồm việc đào tạo đội ngũ nhân viên, đảm bảo rằng họ có những kiến thức đầy đủ về các yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm. Việc đào tạo có thể được thực hiện qua các buổi thuyết trình hay thực hành ngay tại nhà máy, tất cả nhằm mục đích hướng đội ngũ sản xuất thực hiện đúng và tuân thủ yêu cầu về tiêu chuẩn ngành.
Khi công ty phát triển sản phẩm mới, các nhà quản lý chất lượng sẽ làm việc với nhóm phát triển sản phẩm để thiết lập tiêu chuẩn chất lượng. Vì vậy việc đào tạo nhân viên nắm được tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm là một quy trình được thực hiện một cách liên tục và thường xuyên.
Trên đây, HRchannels đã cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về vị trí Giám đốc chất lượng, những công việc mà Giám đốc chất lượng đảm nhiệm. Các bạn có thể đón đọc những chủ đề liên quan ở các mục tiếp theo nhé.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet