- 420k
- 1k
- 870
Cạnh tranh kinh doanh ngày một lớn, việc giữ và tìm kiếm những khách hàng mới luôn là đề tài quan trọng được đề cập trong mỗi cuộc họp. Để phát triển khía cạnh này, mỗi doanh nghiệp phải xây dựng phòng ban kinh doanh riêng, nơi hội tụ những chuyên viên kinh doanh được đào tạo chuyên nghiệp. Yêu cầu tuyển dụng chuyên viên kinh doanh tùy thuộc vào đặc thù sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Dưới đây là bản mô tả công việc chuyên viên kinh doanh với các nhiệm vụ mà HRchannels nhận thấy hầu hết mọi nhà tuyển dụng đều yêu cầu.
Chuyên viên kinh doanh là cấp bậc cao hơn nhân viên kinh doanh thông thường. Người đảm nhận vị trí này có vai trò như một nhà tư vấn kinh doanh.
Dựa trên thực tế hoạt động của doanh nghiệp, tình hình thị trường, thị hiếu khách hàng, chuyên viên kinh doanh sẽ:
Phân tích, xây dựng, triển khai quy trình kinh doanh thống nhất trong toàn doanh nghiệp
Xây dựng hệ thống thủ tục pháp lý trong vấn đề kinh doanh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả doanh nghiệp và khách hàng.
Thiết lập và triển khai những điều lệ nội bộ nhằm tiêu chuẩn hóa hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.
Cập nhật liên tục hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh để kịp thời tham mưu cho ban lãnh đạo.
Nhu cầu lớn, số lượng tuyển dụng cao, cơ hội việc làm dành cho chuyên viên kinh doanh không thiếu nhưng đây cũng là một ngành nhiều áp lực. Do vậy, ứng viên cần tìm hiểu rõ vai trò để khách quan đánh giá sự phù hợp của bản thân với vị trí tuyển dụng.
>>> Xem thêm: #7 Kỹ năng cần có của chuyên viên kinh doanh
Dưới đây là bản mô tả công việc chuyên viên kinh doanh với những nhiệm vụ chủ chốt mà bất cứ loại hình doanh nghiệp nào, ngành nghề kinh doanh nào cũng yêu cầu:
Chuyên viên kinh doanh sẽ xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng tại doanh nghiệp. Từ việc chiết khấu, tặng quà, tư vấn hay những đợt ghé thăm khách hàng đều sẽ được chuyên viên cân nhắc đề xuất xin phê duyệt.
Chiến lược tiếp cận khách hàng mới theo vùng, theo khu vực hay theo dòng sản phẩm cũng sẽ được chuyên viên khách hàng triển khai và phân công cụ thể cho từng đội nhóm kinh doanh.
Do vậy, cả hai nhiệm vụ duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng cũ và xây dựng khách hàng mới là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên mà chuyên viên kinh doanh phải đảm nhận.
Mỗi sản phẩm mới của doanh nghiệp không thể thiếu sự đề xuất, tham mưu từ chuyên viên kinh doanh nói riêng hay phòng kinh doanh nói chung.
Điều này cho thấy, một chuyên viên kinh doanh giỏi cần thông thảo các kỹ thuật nghiên cứu, phân tích thị hiếu khách hàng, phân tích sản phẩm đối thủ cạnh tranh.
Trên cơ sở này, phòng kinh doanh sẽ điều chỉnh, góp ý những sản phẩm do phòng nghiên cứu phát triển (R&D) đưa ra, đảm bảo sản phẩm khả năng chiếm lĩnh thị trường của dòng sản phẩm mới.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện hiệu quả không chỉ có công sức của riêng phòng kinh doanh mà đó là sự phối hợp của tất cả các phòng ban chuyên môn.
Để sản phẩm doanh nghiệp được đông đảo khách hàng lựa chọn, mua sắm, tất cả các khâu từ nghiên cứu sản phẩm, thu mua nguyên vật liệu, sản xuất thành phẩm, lưu kho bảo quản, tiếp thị quảng bá, vận chuyển… đều phải có sự phối hợp chặt chẽ.
Quy trình phối hợp như thế nào, ai là người chịu trách nhiệm chính trong từng khâu, thời gian quy định cho mỗi bước trong quy trình ra sao… sẽ được hoàn thiện bởi chuyên viên kinh doanh.
Những sự cố nhỏ sẽ do các nhóm trưởng kinh doanh giải quyết tùy theo quyền hạn của mình.
Đối với những tranh chấp, khiếu nại quan trọng hoặc những khiếu nại từ những đối tác lớn, chuyên viên kinh doanh sẽ trực tiếp đứng ra giải quyết.
Việc xử lý sẽ dựa trên hợp đồng ký kết là chính, bên cạnh đó, tùy theo kinh nghiệm tích lũy được, chuyên viên kinh doanh cần linh hoạt xử lý khéo léo, vừa giữ được khách hàng, vừa đảm bảo lợi ích đôi bên.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tuyển dụng chuyên viên kinh doanh cao cấp lương cao
Mỗi ngành kinh doanh đều hiện hữu nhiều đối thủ cạnh tranh, dù là sản phẩm cùng loại hay sản phẩm thay thế, chuyên viên kinh doanh đều phải thường xuyên cập nhật thị trường.
Với những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, thậm chí chuyên viên kinh doanh còn phải nắm được thông tin trước khi sản phẩm của đối thủ cạnh tranh ra mắt thị trường.
Những thông tin cập nhật này vô cùng quan trọng, bởi lẽ, điều này đảm bảo vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Do vậy, chuyên viên kinh doanh không chỉ cập nhật thông tin chính thống trên các phương tiện truyền thông mà phải tận dụng mọi kỹ năng giao tiếp, các mối quan hệ có được để hoàn thành tốt nhiệm vụ này.
Quá trình thực hiện triển khai kế hoạch kinh doanh phải được cập nhật hằng tuần cho cấp trên trực tiếp thông qua các bản báo cáo. Thông tin báo cáo phải chuẩn xác và có sự phân tích chi tiết hiệu quả kinh doanh đạt được qua mỗi giai đoạn triển khai.
Ngày nay với sự hỗ trợ của phần mềm kinh doanh chuyên nghiệp, việc thu thập số liệu và thiết lập báo cáo không còn làm mất nhiều thời gian của chuyên viên kinh doanh nữa mà kết quả phân tích lại rất chuẩn xác. Qua đó, những vấn đề cần nhanh chóng điều chỉnh hoặc xin chỉ thị điều chỉnh được phát hiện kịp thời, đảm bảo kết quả kinh doanh như mong đợi.
Mô tả công việc chuyên viên kinh doanh cho thấy vị trí này đã ở tầm quản lý cấp trung, đòi hỏi ứng viên phải sở hữu kinh nghiệm, kỹ năng và sự trải nghiệm trong công việc kinh doanh. Với những gì HRchannels chia sẻ hôm nay, hy vọng các bạn đã có được những cơ sở để nhận định và hoàn thiện bản thân cho con đường trở thành chuyên viên kinh doanh giỏi của mình. Chúc các bạn thành công !
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet