maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

Công đoàn là gì? Quyền lợi và trách nhiệm của người lao động tham gia

Công đoàn là gì? Quyền lợi và trách nhiệm của người lao động tham gia

Tham gia làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp, người lao động đều được biết đến tổ chức công đoàn. Phổ biến là như vậy nhưng để hiểu công đoàn là gì, quy chế hoạt động ra sao, hay việc tham gia công đoàn có phải là yêu cầu bắt buộc hay không… thì rất nhiều người lao động vẫn chưa có nhiều cơ hội tìm hiểu rõ. Và đây chính là những nội dung Ms. Uptalent sẽ gửi đến bạn đọc thông qua bài viết hôm nay.

MỤC LỤC:
1. Khái niệm về tổ chức công đoàn
2. Vai trò của công đoàn ở nơi làm việc
3. Nguyên tắc tổ chức, vận hành của công đoàn
4. Điều kiện xây dựng tổ chức công đoàn
5. Đối tượng người lao động tham gia công đoàn
6. Ngân sách hoạt động của công đoàn lấy từ đâu?
7. Quyền lợi và trách nhiệm của người lao động tham gia công đoàn

Tuyển dụng nhân sự cấp cao

1. Khái niệm về tổ chức công đoàn 

Dựa trên Luật Công đoàn 2012, khái niệm về công đoàn được thể hiện rõ tại điều 1 của Luật, theo đó, công đoàn được hiểu là một tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, là thành viên của hệ thống chính trị tại Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Vai trò của công đoàn ở nơi làm việc 

Công đoàn là tổ chức đại diện cho tiếng nói của người lao động, vì vậy, vai trò của công đoàn luôn hướng đến quyền lợi của người lao động, thay mặt người lao động giải quyết những vấn đề phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động. Cụ thể:

  • Phối hợp cùng cơ quan, tổ chức kinh tế - xã hội của nhà nước chăm lo, bảo vệ lợi ích lao động hợp pháp cho tập thể cán bộ, công nhân viên.

  • Tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của tổ chức kinh tế, hạn chế tối đa những quy định, điều lệ, văn hóa làm việc ảnh hưởng đến nhân quyền và lợi ích kinh tế của người lao động.

  • Tư vấn, động viên người lao động tìm kiếm những hướng đi thỏa đáng trong việc giải quyết khó khăn, vướng mắc, mâu thuẫn tại nơi làm việc (với người lao động khác, hoặc với người sử dụng lao động)

  • Khích lệ, tuyên truyền, định hướng để người lao động nỗ lực nâng cao tay nghề, kỹ năng, kiến thức… góp phần xây dựng đất nước và cải thiện chất lượng cuộc sống cho chính mình.

  • Phát huy lợi ích cho người lao động, góp phần mở rộng, phát triển đội ngũ đoàn viên tại công đoàn cơ sở


Công đoàn là gì

Những việc làm hấp dẫn

Sales Project Manager (Agricultural machinery)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng kỹ thuật, Bán hàng (Khác), Bán hàng Nông nghiệp

Cluster Director Of Sales (Hotel)

Đà nẵng, Bình Định, Quảng Nam Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Quản lý điều hành , Bán hàng (Khác)

Cluster Director Of Sales (Hotel)

Đà nẵng, Bình Định, Quảng Nam Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Quản lý điều hành , Bán hàng (Khác)

Sales Representative (Furniture)

Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai Đồ gỗ/Nội thất , Bán hàng (Khác)

Sales Manager (ERP, Chinese & English speaking)

Hà nội, Hà Nam, Hưng Yên Bán hàng IT, Bán hàng (Khác), Kinh doanh / Bán hàng

>>> Xem thêm: Tổ chức phi lợi nhuận là gì? Mục đích hoạt động của các tổ chức NPO

3. Nguyên tắc tổ chức, vận hành của công đoàn 

Nhiều bạn đọc sẽ thắc mắc doanh nghiệp này có tổ chức công đoàn, còn doanh nghiệp khác thì không. Vâng, thực tế này không có gì sai cả, vì theo điều 6 Luật Công đoàn 2012 quy định rõ các nguyên tắc quan trọng trong tổ chức của công đoàn

  • Thứ nhất, việc thành lập công đoàn trong tổ chức là hoàn toàn tự nguyện. Như vậy, việc có thành lập công đoàn hay không sẽ do tổ chức sử dụng lao động và người lao động ở từng đơn vị quyết định.

  • Thứ hai, công đoàn khi được thành lập sẽ hoạt động trên tinh thần tập trung dân chủ. Sức nặng tiếng nói và quyền lợi của mỗi nhân tố tham gia công đoàn là như nhau, không có sự phân biệt chức vụ, thâm niên, giới tính… nào cả.

  • Thứ ba, hình thức và cách thức vận hành hoạt động của tổ chức công đoàn tại mỗi đơn vị phải đảm bảo tuân thủ Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phải phù hợp với đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

4. Điều kiện xây dựng tổ chức công đoàn 

Công đoàn tại các tổ chức, doanh nghiệp – gọi chung là công đoàn cơ sở - muốn thành lập phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Tổ chức nơi dự định thành lập công đoàn là một đơn vị hoạt động hợp pháp. Đó có thể là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cũng có thể là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nước ngoài, hoặc những tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

  • Phải có ít nhất 5 đoàn viên hoặc 5 người lao động nộp đơn gia nhập công đoàn một cách tự nguyện. Đảm bảo đủ số lượng cho việc quá trình hoạt động cũng như bầu chọn Chủ tịch công đoàn và Phó chủ tịch công đoàn.

Tùy vào quy mô tổ chức, số lượng thành viên công đoàn mà tổ chức và công đoàn của tổ chức có thể lựa chọn một trong các hình thức công đoàn sau:

  • Quy mô nhỏ thì chọn Công đoàn cơ sở (đơn thuần)

  • Quy mô vừa thì chọn Công đoàn cơ sở có tổ công đoàn

  • Quy mô lớn thì chọn Công đoàn cơ sở có công đoàn bộ phận

  • Quy mô rất lớn, nhiều hệ thống chi nhánh thì chọn Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở thành viên


Tổ chức công đoàn

5. Đối tượng người lao động tham gia công đoàn 

Nếu doanh nghiệp có tổ chức công đoàn thì có phải tất cả người lao động đều phải tham gia hay không? Câu trả lời là “Không” bạn nhé, vì việc tham gia công đoàn cũng dựa trên tinh thần tự nguyện của người lao động.

Tổ chức cũng không có quyền cấm cản bất cứ người lao động nào (đang làm việc trong tổ chức của mình) không được tham gia vào tổ chức công đoàn. Như vậy, quyền quyết định có trở thành thành viên của công đoàn cơ sở nơi mình làm việc hay không hoàn toàn nằm ở quyết định của người lao động.

6. Ngân sách hoạt động của công đoàn lấy từ đâu? 

Mặc dù công đoàn hiện diện trong cùng hệ thống hoạt động của doanh nghiệp, nhưng khác với các phòng ban chuyên môn, công đoàn không được cấp kinh phí từ nguồn vốn và lợi nhuận của tổ chức mà toàn bộ ngân sách hoạt động sẽ dựa trên kinh phí đóng góp của các thành viên tham gia công đoàn – thường được gọi là Kinh phí công đoàn – thông qua tỷ lệ % phí đóng trích tiền lương mỗi tháng.

Theo điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định, Kinh phí công đoàn sẽ bằng 2% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Và chỉ những người lao động tham gia công đoàn thì mới bị tính khoản phí này từ lương họ nhận được, còn nếu người lao động không tham gia công đoàn hoặc tổ chức không có công đoàn cơ sở thì sẽ không tính đến khoản phí này.

Tham gia hoạt động công đoàn

7. Quyền lợi và trách nhiệm của người lao động tham gia công đoàn 

Trở thành thành viên của công đoàn cơ sở, người lao động sẽ nhận được quyền lợi nhưng bên cạnh đó cũng là những trách nhiệm không thể thiếu đối với tổ chức công đoàn cơ sở nơi mình đang làm việc.

7.1. Quyền lợi của người lao động khi tham gia công đoàn

Quyền lợi của thành viên công đoàn cơ sở được quy định tại điều 18 Luật Công đoàn 2012. Theo đó, người lao động tham gia công đoàn sẽ được:

  • Công đoàn đại diện, thay mặt người lao động đàm phán, tranh luận, bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong mọi tình huống mâu thuẫn với phía người sử dụng lao động.

  • Bình đẳng tham gia thảo luận, góp ý, bỏ phiếu biểu quyết các nội dung hoạt động của Công đoàn cơ sở. Tiếp nhận truyền tải đầy đủ tất cả nội dung về quy định pháp luật liên quan đến Công đoàn ở cả cấp độ Nhà nước và cấp độ cơ sở trong tổ chức.

  • Tham gia đề cử, ứng cử các vị trí lãnh đạo Công đoàn sau mỗi nhiệm kỳ hoạt động. Đồng thời, người lao động còn có quyền chất vấn lãnh đạo công đoàn, biểu quyết hoặc đề nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không gương mẫu.

  • Những vướng mắc trong quá trình làm việc liên quan đến pháp luật đều sẽ được Công đoàn hỗ trợ miễn phí, đồng thời hướng dẫn tận tình những thủ tục cần thiết cho quá trình giải quyết vấn đề.

  • Trường hợp người lao động gặp phải những tình huống khó khăn (giảm biên chế, ốm đau, hoàn cảnh gia đình đặc biệt…), đội ngũ công đoàn sẽ là nơi tư vấn, hỗ trợ tìm việc làm, giới thiệu học nghề, giúp đỡ về vật chất và tinh thần.

  • Thông qua Công đoàn đề xuất đến ban lãnh đạo doanh nghiệp các kiến nghị, sáng kiến cải tiến chính sách phúc lợi, chế độ làm việc, thang bậc lương, quy chế lương… cho người lao động.

  • Tham gia các hoạt động thể thao, giải trí, văn thể mỹ góp phần nâng ca6o chất lượng đời sống tinh thần cho các thành viên Công đoàn.

  • Được giới thiệu kết nạp Đảng tại những tổ chức chính trị - xã hội hoặc các cơ quan Nhà nước, tạo dựng nền tảng quan trọng cho con đường phát triển sự nghiệp.


Vai trò của công đoàn

7.2. Trách nhiệm của người lao động khi tham gia công đoàn

Có quyền lợi thì sẽ phải có trách nhiệm, nhưng so sánh thì thực tế trách nhiệm mà thành viên Công đoàn phải đáp ứng không nhiều bằng quyền lợi được hưởng. Cụ thể theo điều 19 Luật Công đoàn 2012, người lao động tham gia Công đoàn cơ sở phải:

  • Cập nhật và thực hiện đầy đủ các Điều lệ và quy định của Công đoàn Việt Nam cũng như các quyết định của Công đoàn cơ sở. Sống chuẩn mực, tuân thủ pháp luật.

  • Tích cực tham gia đầy đủ các buổi họp, các buổi tuyên truyền, hưởng ứng các phong trào thi đua do Công đoàn phát động, chủ động đóng góp ý kiến chất lượng, có giá trị xây dựng cho tổ chức nói chung và Công đoàn cơ sở nói riêng.

  • Đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ các thành viên trong tổ chức Công đoàn và các đồng nghiệp cùng làm việc trong tổ chức, tạo nên một tập thể vững mạnh cùng tiến bộ.

  • Năng động học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn và trình độ chính trị, vừa góp phần phát triển sự nghiệp, vừa nêu tấm gương tốt cho tập thể noi theo.

  • Hoàn thành nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật, xây dựng nguồn ngân sách ổn định cho hoạt động của Công đoàn cơ sở, sẵn sàng nguồn lực bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các thành viên Công đoàn.

Công đoàn là một tổ chức chính trị xã hội, hoạt động trong các tổ chức, doanh nghiệp. Đây là tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi cho người lao động, thay mặt người lao động trao đổi, đàm phán, giải quyết vấn đề với người sử dụng lao động. Vì vậy, chủ động tìm hiểu về tổ chức công đoàn qua bài viết Ms. Uptalent vừa gửi đến cũng chính là góp phần nâng cao nguồn lực và cơ hội bảo vệ quyền lợi cho chính mình tại môi trường làm việc.

 

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.