- 420k
- 1k
- 870
Ngành quan hệ công chúng được mệnh danh là nghề “giữ lửa” thương hiệu. Đồng thời cũng là một trong những công việc căng thẳng nhất thế giới. Thế nhưng đây cũng là nghề nằm trong top những nghề hạnh phúc nhất. Nghe thật kỳ lạ đúng không nào?
Thế thì hôm nay bạn đọc hãy cùng Ms Uptalent khám phá con đường phát triển sự nghiệp của một PR để hiểu hơn về ngành quan hệ công chúng này nhé!
Ngành quan hệ công chúng là ngành rất năng động nên bạn phải liên tục cập nhật những kiến thức mới, nhanh nhạy trước những thay đổi xã hội để tìm ra các thông điệp quảng bá hiệu quả hơn. Có thể nói, bạn chính là người hoạch định, lập ra chiến lược, kế hoạch truyền thông để truyền tải những thông tin cần thiết về doanh nghiệp đến công chúng.
Hiện tại ở nước ta bạn có thể theo học ngành quan hệ công chứng tại các trường đại học sau:
- ĐH Kinh tế quốc dân
- ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn (ĐHQG Hà Nội)
- Học viện Báo chí và tuyên truyền
- ĐH Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn – ĐHQG TPHCM
- ĐH Văn Lang
- ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM
- ĐH Nam Cần Thơ
>>>> Xem thêm: Tìm hiểu về nghề PR - ngành quan hệ công chúng
Nếu trước đây để làm nghề PR bạn chỉ cần có khả năng viết lách tốt thì hiện nay như vậy là chưa đủ. Để có thể sáng tạo nội dung trên nhiều kênh khác nhau bạn sẽ phải có nhiều kỹ năng khác nhau, biết về SEO và giỏi phân tích thông tin. Sau đây là một số kỹ năng quan trọng giúp bạn trở thành một PR chuyên nghiệp:
Đây là kỹ năng quan trọng nhất vì bạn sẽ phải thường xuyên cần đến nó. Bạn sẽ phải trình bày, diễn đạt những ý tưởng cho người khác. Đồng thời còn phải biết cách lắng nghe ý kiến của mọi người cũng như kết nối hiệu quả hơn với khách hàng.
Bên cạnh khả năng diễn đạt, bạn còn phải giao tiếp tốt bằng văn bản. Bởi vì công việc trong ngành quan hệ công chúng yêu cầu bạn phải phụ trách các bài báo, tạp chí quảng cáo về công ty, nội dung website, blog, mạng xã hội, và các tài liệu truyền thông khác. Bạn phải đảm bảo những nội dung này luôn thu hút, mới mẻ để truyền đi thông điệp của công ty và khiến công chúng ngày càng yêu thích thương hiệu.
Hiện tại có rất nhiều nền tảng xã hội khác nhau về chức năng, đối tượng người dùng và cách sử dụng cũng khác nhau. Do đó một người làm quan hệ công chúng giỏi cần am hiểu và sử dụng thành thạo các nền tảng xã hội. Có như vậy bạn mới có thể xây dựng chiến lược PR phù hợp cho từng nền tảng, chọn đúng nền tảng phù hợp và tận dụng tối đa tiềm năng của mỗi nền tảng.
Ngành quan hệ công chúng hướng đến nhiều đối tượng khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực với những đặc điểm khác nhau. Bởi vậy để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của khách hàng bạn cần có khả năng nghiên cứu và phân tích thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đó tìm ra thông tin quan trọng và sử dụng hiệu quả nhất.
Suy nghĩ của từng nhóm đối tượng rất nhau nên một thông điệp bạn đưa ra có thể phù hợp với nhóm này nhưng không phù hợp với nhóm khác. Vì vậy có tầm nhìn xa rộng và tư duy đa chiều là kỹ năng bạn cần phải có để nắm bắt những khác biệt này khi lập kế hoạch PR.
Làm nghề PR bạn sẽ phải đồng thời thực hiện nhiều công việc khác nhau. Khi đó để đảm bảo tiến độ công việc bạn sẽ phải biết cách sắp xếp và lựa chọn công việc ưu tiên cho đúng. Làm việc trong môi trường có nhịp độ nhanh như ngành quan hệ công chúng mà không có kỹ năng quản lý tốt bạn sẽ khó thành công.
Những ý tưởng độc đáo, thú vị, phá cách luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng. Vì vậy có tư duy logic và sáng tạo sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả cao trong công việc.
Để theo nghề PR bạn sẽ phải hiểu mọi người nói gì và muốn làm gì, điều gì thúc đẩy và truyền cảm hứng cho họ, cũng như cách làm việc cùng họ. Do đó bạn cần hiểu về ngành quan hệ công chúng, có góc nhìn đa chiều về cách mọi người phản ứng với thương hiệu và các sự kiện, tình huống khác nhau. Nói cách khác bạn cần rèn luyện để am hiểu hơn tâm lý con người.
Theo đuổi ngành quan hệ công chúng bạn sẽ có nhiều cơ hội đảm nhận nhiều vị trí việc làm vô cùng thú vị. Tuy vậy con đường sự nghiệp của một PR sẽ thường trải qua các vị trí việc làm sau: Intern => Executive => Manager.
Nhiệm vụ của thực tập viên PR sẽ thay đổi theo nhu cầu của từng công ty. Tuy nhiên vị trí này thường đảm nhận những công việc cơ bản sau: soạn thư mời, thông cáo báo chí, chuẩn bị cho các buổi họp báo, sự kiện, theo dõi lịch lên bài, trả lời các phản hồi trên bài viết,…
Đây là vị trí mà phần lớn mọi người thường bắt đầu trong ngành quan hệ công chúng bên cạnh vị trí trợ lý PR. Thông thường PR Executive có nhiệm vụ quản trị, theo dõi thông tin báo chí, hỗ trợ nghiên cứu, quản lý danh sách báo chí và gửi thông tin cho báo giới. Đây là vị trí quan trọng giúp bạn trở thành một chuyên viên PR.
Nhiệm vụ của một PR Manager thường là phát triển và thực hiện các chính sách, thủ tục cho bộ phận PR. Họ cũng là người quản lý một nhóm các chuyên viên PR. Theo đó, PR Manager có trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình PR, sau đó báo cáo cho nhà quản lý PR cấp cao hoặc Giám đốc PR.
>>>> Có thể bạn quan tâm: PR Manager là gì? Nhiệm vụ, vai trò của PR Manager?
Trên thế giới, mức lương bình quân của ngành quan hệ công chúng dành cho người mới vào nghề khoảng 20.000 – 30.000 USD / năm. Với các vị trí quản trị cao cấp, mức lương vào khoảng 150.000 USD.
Còn tại Việt Nam, mức lương khởi điểm của một chuyên viên PR vào khoảng 7 – 15 triệu / tháng, được xếp vào hàng top so với các ngành khác. Với những chuyên viên có năng lực và kinh nghiệm tốt, mức lương sẽ là hàng ngàn đô.
Tại các công ty PR chuyên nghiệp, mức lương của nhân viên mới vào khoảng 5 – 10 triệu / tháng. Chuyên viên tại các công ty, tập đoàn lớn có mức lương cao hơn, khoảng 12 – 20 triệu / tháng. Còn với các quản lý cấp cao thì mức lương từ 20 – 50 triệu / tháng.
Một điểm đặc biệt là ngành quan hệ công chúng không có sự khác biệt giữa mức lương của sinh viên mới ra trường, người mới vào ngành với người đã làm lâu năm trong ngành. Bởi vì mức lương bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào khối lượng công việc bạn đảm nhiệm.
Hơn nữa một nhân viên mới có ý tưởng PR chất lượng sẽ được đánh giá tương đương với ý tưởng của một chuyên viên PR kỳ cựu. Trong khi đó những người quản lý PR cấp cao sẽ tập trung vào việc hoạch định và lên kế hoạch PR, họ nhường việc lên ý tưởng PR cho người mới. Vì vậy, cho dù bạn là sinh viên mới ra trường hay người mới vào nghề PR đều không bị phân biệt mức lương như những ngành khác.
Hy vọng qua những chia sẻ thú vị về con đường phát triển sự nghiệp của một PR trong bài viết này, bạn đọc sẽ biết được nên học ngành này ở đâu cũng như các kỹ năng, mức lương và các vị trí việc làm trong ngành PR. Bạn hãy lựa chọn cho mình một vị trí phù hợp với khả năng và sở thích để có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp. Bạn cùng có thể tìm hiểu thêm về ngành quan hệ công chúng qua bài viết “Tìm hiểu về nghề PR - ngành quan hệ công chúng” của Ms Uptalent tại HRchannels.com.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet