maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Mô Tả Công Việc

Co-founder là gì? Founder là gì? So sánh Co-founder và Founder

Co-founder là gì? Founder là gì? So sánh Co-founder và Founder

Co founder và Founder đều là những người giữ vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp, tổ chức. Họ nắm trong tay khả năng phát triển và sự thành bại của doanh nghiệp trong giai đoạn mới thành lập. Đồng thời, họ cũng là người đưa ra những quyết định liên quan đến việc vận hành và kinh doanh của công ty.

Vậy Co founder là gì? Founder là gì? Hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu vai trò, công việc của Co founder cũng như sự khác nhau giữa hai thuật ngữ này qua bài viết sau đây.

MỤC LỤC:
1- Co founder là gì?
2- Vai trò của Co founder
3- Công việc của Co founder
4- Làm thế nào để trở thành một Co founder?
5- So sánh Co founder và Founder

Tuyển dụng nhân sự cấp cao>>> Xem thêm: Việc làm Quản lý 

1- Co founder là gì? 

Co founder là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “one of a group of founders”, được hiểu là một hoặc nhiều người trong nhóm nhà sáng lập của doanh nghiệp, tổ chức.

Bạn có thể hiểu đơn giản Co founder là người đồng sáng lập. Trong một công ty có từ hai người sáng lập trở nên thì người góp vốn nhiều nhất được gọi là Founder còn những người khác sẽ được gọi là Co founder.

Tùy thuộc vào độ lớn, mô hình tổ chức của mỗi công ty mà số lượng nhà sáng lập sẽ khác nhau. Thường thì bạn sẽ bắt gặp cụm từ này được sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp mới thành lập, các startup và cả trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

Những nhà đồng sáng lập có thể bị thu hút bởi ý tưởng sáng tạo của startup mà tham gia đầu tư hoặc hỗ trợ Founder hiện thực hóa ý tưởng và điều hành doanh nghiệp. Vì được dẫn dắt dưới tài năng của một nhóm lãnh đạo thực thụ mà doanh nghiệp sẽ vững vàng hơn trong giai đoạn mới thành lập.

2- Vai trò của Co founder 

Nhà đồng sáng lập thường giữ các vai trò quan trọng sau:

2.1- Cùng gánh vác trách nhiệm công việc với Founder

Trách nhiệm của Co founder là hỗ trợ Founder điều hành và quản lý doanh nghiệp. Không những chia sẻ công việc mà Co founder cũng đóng góp nguồn lực nhằm đảm bảo doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.

Những việc làm hấp dẫn

QA Manager (Chinese, Electronics)

Bắc Giang, Bắc Ninh Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử, QA/QC

General Manager (Logistic, Open For Expat)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Người nước ngoài/Việt Kiều, Quản lý điều hành , Vận Chuyển/Giao Nhận

Operation Manager (Seafoods)

Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Nông nghiệp/Lâm nghiệp , Sản Xuất

Warehouse Manager (Garment)

Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Kho vận, Sản Xuất

QA Manager (Garment)

Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Sản Xuất , QA/QC

Nói cách khác, nhà đồng sáng lập có thể giúp Founder hoàn thành những công việc mà họ không thể tự làm một mình. 

2.2- Bổ sung những kiến thức, kỹ năng Founder còn thiếu

Điểm chung của những Co founder là họ thường sở hữu vốn kiến thức và những kỹ năng rất đặc biệt. Bởi vậy, khi họ quyết định hợp tác cùng Founder thì năng lực của doanh nghiệp sẽ trở nên đa dạng và mạnh mẽ hơn.

Ví dụ, Founder có khả năng lãnh đạo, xây dựng chiến lược, còn Co founder lại am hiểu về marketing và quản lý tài chính. Sự kết hợp của cả hai sẽ mang đến khả năng phát triển vững mạnh hơn cho doanh nghiệp.

2.3- Hỗ trợ Founder đưa ra quyết định chiến lược

Nhà đồng sáng lập sẽ cùng Founder thảo luận, đề xuất ý kiến, tư vấn và hỗ trợ việc đưa ra các quyết định chiến lược đối với doanh nghiệp.

Sự hợp tác giữa Co founder và Founder mang đến cái nhìn đa dạng hơn cho mọi vấn đề. Nhờ vậy chủ doanh nghiệp có thể giải quyết mọi việc một cách tốt nhất và có những quyết định đúng đắn.

Co founder

>>>> Bạn có thể xem thêm: Sự khác biệt giữa CEO và Founder

2.4- Xây dựng đội ngũ nhân viên

Co founder có trách nhiệm quản lý và phát triển đội ngũ nhân sự tài năng cho doanh nghiệp. Họ sẽ tham vào quá trình tuyển dụng để tìm được nhân tài phù hợp với yêu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Co founder còn phải quan tâm đến việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, tích cực và luôn khích lệ nhân viên phát triển chuyên môn.

3- Công việc của Co founder 

Những công việc chính mà Co founder thường phải làm gồm có:

- Hợp tác với Founder trong việc vận hành và phát triển doanh nghiệp.

- Đề xuất ý kiến, ý tưởng nhằm đưa doanh nghiệp phát triển vững mạnh và thành công.

- Tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các ý tưởng phát triển sản phẩm, dịch vụ và toàn bộ công ty.

- Tư vấn, hỗ trợ người sáng lập doanh nghiệp trong phạm vi kỹ năng và chuyên môn của mình.

- Cung cấp nguồn vốn hoặc tài nguyên để doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển.

4- Làm thế nào để trở thành một Co founder? 

Nếu muốn trở thành một Co founder bạn cần đáp ứng được những yếu tố sau:

4.1- Kiến thức chuyên môn

Nhà đồng sáng lập cần có kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực cụ thể. Điều này đảm bảo họ có đủ khả năng tư vấn và hỗ trợ Founder trong việc quản lý và vận hành doanh nghiệp.

4.2- Kinh nghiệm làm việc

Để trở thành một Co founder, bạn cần có trải nghiệm phong phú, đa dạng về công việc và cuộc sống. Bạn sẽ phải làm việc, tích lũy kinh nghiệm và học hỏi từ những chuyên gia, người thành công trong ngành.

Có thể nói, chính những bài học giá trị, việc am hiểu các thách thức, cơ hội của doanh nghiệp trong giai đoạn mới thành lập mà bạn có thể đảm nhận tốt vai trò của một Co founder.

Công việc Co founder

4.3- Kỹ năng, tố chất của Co founder

Một nhà đồng sáng lập lý tưởng cần sở hữu những kỹ năng, tố chất sau:

Có những kỹ năng Founder thiếu

Điều quan trọng với Founder khi tìm người đồng sáng lập là người đó phải sở hữu những kỹ năng mà họ đang thiếu.

Nói cách khác, họ không tìm kiếm một người giống mình mà phải là người có thể lấp đầy những “lỗ hổng” kỹ năng của họ.

Ví dụ: Nếu Founder là người phụ trách việc sản xuất sản phẩm thì họ sẽ tìm một Co founder giỏi về marketing để giúp công ty đẩy mạnh việc tiêu thụ.

Có chung mục tiêu, tầm nhìn

Một Co founder phù hợp phải có khả năng hiểu được những ý tưởng, mục tiêu và tầm nhìn Founder muốn hướng đến.

Bên cạnh đó, họ còn phải có niềm tin mãnh liệt với ý tưởng của Founder. Nếu không có sự tin tưởng, việc hợp tác rất dễ xảy ra tranh cãi và cũng không thể lâu dài được. 

Sự trung thành 

Co founder là người nắm rõ các kế hoạch, chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy, yêu cầu hàng đầu họ cần đáp ứng được chính là sự trung thành.

Ngoài ra, Co founder còn phải luôn minh bạch, thẳng thắn, dám đưa ra quan điểm, ý kiến riêng để giúp doanh nghiệp tiến tới thành công.

Năng lượng chiến đấu mạnh mẽ, bền bỉ

Môi trường khởi nghiệp vô cùng khốc liệt. Nó không phù hợp với những người yếu đuối, dễ nản chí. Do đó, Co founder phải có năng lượng tràn đầy về cả thể chất và tinh thần để đưa doanh nghiệp vượt qua mọi thử thách.

Chỉ số EI cao

Chỉ số EI hay trí tuệ cảm xúc được hiểu là khả năng nhận diện và kiểm soát cảm xúc bản thân của mỗi người.

Quá trình khởi nghiệp thường rất gian nan. Nó có thể khiến những người giỏi nhất cảm thấy áp lực, mất kiểm soát. Bởi vậy, Co founder cần giữ vững ý chí và có thể cân bằng được cảm xúc cá nhân để hỗ trợ Founder trong việc chèo lái doanh nghiệp đi đúng hướng.

Linh hoạt, nhạy bén

Môi trường kinh doanh luôn biến động không ngừng. Điều này đòi hỏi Co founder phải thực sự linh hoạt, nhạy bén nhằm nắm bắt nhanh những thay đổi từ thị trường và có phương án đối phó phù hợp.

Nếu quá cứng nhắc, bảo thủ, Co founder sẽ khó giúp doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng với những biến đổi như vũ bão trên thị trường.

Làm thế nào trở thành Co founder

4.4- Tìm kiếm cơ hội trở thành Co founder

Điều tiếp theo bạn cần quan tâm là tìm kiếm hội trở thành người đồng sáng lập. Dưới đây là một số gợi ý bạn nên tham khảo:

Tìm kiếm qua các mối quan hệ

Các nghiên cứu đã cho thấy, hầu hết Co founder là những người quen biết với Founder. Bởi vậy, bạn cần tích cực tạo dựng mạng lưới quan hệ cho riêng mình. Càng có nhiều mối quan hệ chất lượng, cơ hội trở thành Co founder của bạn càng cao

Tham gia các chương trình, sự kiện, câu lạc bộ khởi nghiệp

Các chương trình, sự kiện hay câu lạc bộ khởi nghiệp là môi trường lý tưởng để bạn tìm kiếm và tiếp cận cơ hội trở thành nhà đồng sáng lập. Vì vậy, bạn nên tích cực tham gia các chương trình này và kết nối với những Founder tiềm năng.

Tìm kiếm Founder qua mạng xã hội hoặc các kênh tìm kiếm khác

Sự phát triển của mạng xã hội (Linkedin, Facebook) và công cụ tìm kiếm như Google đã tạo ra điều kiện thuận lợi để bạn tìm được những Founder khởi nghiệp uy tín, chất lượng.

Nếu bạn đang tìm cho mình cơ hội trở thành nhà đồng sáng lập thì đừng nên bỏ qua những kênh trên. Chắc chắn bạn sẽ tìm được người cộng sự ăn ý, phù hợp khi sử dụng chúng đấy.

5- So sánh Co founder và Founder 

Co founder và Founder đều là những thuật ngữ thường gặp trong kinh doanh. Cả hai đều được dùng để chỉ những nhà sáng lập ra một công ty hay tổ chức nào đó.

Tuy nhiên, giữa Co founder và Founder có nhiều điểm khác biệt. Bạn có thể nhận ra điều này qua bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chí

Co founder

Founder

Trách nhiệm

- Chịu trách nhiệm chính về toàn bộ hoạt động của công ty.

- Phải đảm bảo lợi nhuận, sự ổn định và phát triển cho doanh nghiệp.

- Không phải chịu trách nhiệm chính thức về các hoạt động của công ty.

- Chỉ có trách nhiệm hỗ trợ, hợp tác với Founder trong việc đưa doanh nghiệp phát triển.

Quyền hạn

Có quyền quyết định cao nhất đối với những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp.

Không có quyền quyết định các vấn đề quan trọng.

Công việc chính

- Đề xuất ý tưởng kinh doanh, hoạch định chiến lược.

- Quyết định hướng đi, mục tiêu cần đạt được cho các hoạt động của doanh nghiệp.

- Đại diện doanh nghiệp kêu gọi vốn đầu tư.

- Tư vấn, đưa ra đề xuất phù hợp cho các ý tưởng của Founder.

- Phối hợp cùng Founder trong việc điều phối hoạt động và vận hành doanh nghiệp.

Phạm vi quản lý

Quản lý tất cả các hoạt động, các mảng khác nhau trong doanh nghiệp

Chỉ quản lý những mảng thuộc phạm vi chuyên môn.

 

Mong rằng bài viết này của Ms Uptalent đã giúp bạn hiểu được Co founder là gì? Founder là gì? Đồng thời, bạn cũng nhận ra sự khác nhau giữa nhà đồng sáng lập và Founder.

Nhìn chung, để trở thành một Co founder không hề đơn giản. Bởi những nhà đồng sáng lập đều là những con người tài năng với kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu.

Nếu bạn có ý định trở thành một Co founder trong tương lai thì hãy nỗ lực thật nhiều và phải dám đương đầu với những thách thức. Chúc bạn thành công!

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.