- 420k
- 1k
- 870
Định giá hàng hóa, sản phẩm, thương hiệu… là nhu cầu luôn hiện hữu trong xã hội. Để xác định giá trị chuẩn xác nhất chắc chắn không thể thiếu vai trò “trọng tài” của các chuyên viên thẩm định. Dù là vị trí công việc xuất hiện không lâu nhưng tốc độ tăng nhu cầu tuyển dụng lại rất cao. Cơ hội việc làm đầy tiềm năng, vì vậy, Ms. Uptalent sẽ dành trọn bài viết hôm nay cập nhật thông tin đến bạn đọc.
MỤC LỤC:
1. Chuyên viên thẩm định là gì?
2. Phân loại thẩm định viên
3. Công việc chính của chuyên viên thẩm định
4. Kỹ năng quan trọng đối với chuyên viên thẩm định
5. Mức lương chuyên viên thẩm định cao không?
Xem thêm >>>> Tìm việc làm Tư vấn tài chính
Chuyên viên thẩm định hay các Thẩm định viên là những nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm, tích lũy nhiều kiến thức chuyên môn sâu, nắm rõ nhu cầu thị trường, tình hình biến động giá trị của một loại tài sản. Tài sản đó có thể là hàng hóa, dịch vụ ở dạng vô hình (như thương hiệu, sức ảnh hưởng…) và hữu hình (bất động sản, cổ vật…)
Những thẩm định viên sẽ trực tiếp kiểm tra thật/ giả, phân tích dữ liệu liên quan đến tài sản và đưa ra giá trị cuối cùng của tài sản đó. Mọi quy trình phải tuân thủ quy định pháp luật về thẩm định và chuyên viên thẩm định sẽ là người trực tiếp chịu trách nhiệm về kết quả mà mình đưa ra. Người mua và người bán sẽ dựa trên giá trị thẩm định của chuyên viên uy tín để tiến hành giao dịch.
Xét về chức danh, hiện nay, chuyên viên thẩm định được chia theo ngành nghề hoạt động chuyên sâu:
Chuyên viên thẩm định giá chịu trách nhiệm xác định giá bán/ giá mua phù hợp cho tài sản theo từng thời điểm phát sinh. Họ có thể là chuyên viên độc lập hoặc chuyên viên làm việc cho bên bán hoặc bên mua.
Chuyên viên thẩm định bảo hiểm là nhân sự làm việc tại các tổ chức bảo hiểm, họ sẽ phụ trách thẩm định xem khách hàng dự định mua bảo hiểm có hội đủ điều kiện sức khỏe (bảo hiểm nhân thọ…) hoặc tài sản đủ điều kiện chất lượng (bảo hiểm ô tô, xe máy…) trước theo yêu cầu của sản phẩm bảo hiểm đó hay không. Tránh tình trạng khách hàng mua bảo hiểm sau khi đã phát hiện bệnh.
Chuyên viên thẩm định khách hàng, cũng tương tự như chuyên gia bảo hiểm, nhưng thay vì thẩm định sức khỏe, tài sản khách hàng thì chuyên viên thẩm định khách hàng sẽ phải tiếp cận nhiều vấn đề cần thẩm định hơn, ví dụ tài chính khi khách hàng mua trả góp cho tài sản giá trị lớn, mục đích sử dụng khi khách hàng được mua số lượng lớn nguyên vật liệu với giá ưu đãi…
Chuyên viên thẩm định phải sở hữu lượng kiến thức lớn về tài sản, nắm rõ biến động giá trị tài sản theo thời cuộc, vì vậy, khối lượng công việc hằng ngày của một chuyên viên thẩm định giá sẽ bao gồm nhiều nội dung:
Xác định loại hình tài sản cần thẩm định
Tổng hợp quy trình thẩm định giá trị tài sản theo quy định pháp luật, và quy chuẩn của tổ chức
Cập nhật thông tin liên quan đến tài sản thẩm định, giá cả thị trường, cơ sở pháp lý trong giao dịch tài sản (thuế, thủ tục, đối tượng mua/bán…)
Kết hợp thông tin hợp đồng và thông tin thực tế thu thập để đưa ra nhận định chính xác giá trị tài sản.
Trực tiếp tham gia khảo sát, thu thập thông tin, nhận định thị trường của tài sản và những vấn đề liên quan đến tài sản như lãi suất ngân hàng, thuế…
So sánh dữ liệu trên giấy tờ so với dữ liệu thực tế của tài sản
Nhanh chóng liên hệ với các bên liên quan để kiểm chứng sự chênh lệch thông tin, kịp thời điều chỉnh cơ sở dữ liệu dùng làm căn cứ thẩm định
Trực tiếp ký xác nhận các biên bản số liệu thực tế liên quan đến tài sản
Lên kế hoạch với đầy đủ quy trình, nguồn lực, mục đích, tiêu chuẩn hoàn thành từng phần nhiệm vụ chi tiết
Trực tiếp triển khai và kiểm soát toàn bộ quá trình thẩm định tài sản
Quan tâm >>>> Tìm hiểu sâu về Chuyên Viên Tư Vấn Tài Chính
Liên tục cập nhật những biến động thị trường liên quan đến tài sản
Mở rộng mối quan hệ trong ngành để có được nguồn thông tin giá trị, cũng như nguồn lực hỗ trợ xử lý hiệu quả nhất.
Đề xuất phương án giải quyết cả trước và trong quá trình hoàn thành công việc.
Trực tiếp triển khai giải pháp đã được ban lãnh đạo phê duyệt.
Trực tiếp phân tích và điều phối nhân sự phân tích các số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình thẩm định
Kiểm tra độ chuẩn xác, tin cậy của mọi số liệu nhận được
Quyết định giá trị cuối cùng cho tài sản
Báo cáo tổng kết thẩm định tài sản theo đúng quy định thủ tục, trình tự của pháp luật
Chịu trách nhiệm về các kết quả thẩm định do chuyên viên thực hiện.
Thị trường biến động không ngừng, việc xác định giá trị tài sản lại cần phối hợp nhiều yếu tố từ thị trường chứ không chỉ dựa trên giá trị hình thành tài sản ban đầu. Do đó, để làm tốt công việc của một chuyên gia mang vai trò “trọng tài” như thẩm định viên, các bạn ứng viên cần hội tụ nhiều kỹ năng:
Dù là người giàu kinh nghiệm nhưng chuyên viên thẩm định không thể chỉ dựa vào trực giác và quan điểm cá nhân để xác định giá trị tài sản được. Tất cả đều phải thông qua số liệu tổng hợp và các kết quả phân tích từ những công cụ chuyên dụng. Có như vậy, thông tin mới có giá trị thực tế cao, các kết quả thẩm định đưa ra của thẩm định viên cũng tăng sức thuyết phục.
Những con số từ kết quả phân tích ai cũng có thể làm được khi có đủ số liệu, có đủ công cụ thực hiện, nhưng nhìn vào những kết quả đó để đưa ra nhận định, đánh giá phù hợp cho giá trị tài sản thì cần kết hợp cả yếu tố tâm lý khách hàng/ đối tác, mức độ mong muốn giao dịch của các bên… để thẩm định mức giá tốt nhất cho tổ chức. Đây chính là kỹ năng đánh giá thẩm định mà chuyên viên cần có.
Muốn thẩm định một tài sản cần liên hệ nhiều nguồn dữ liệu, cần tuân thủ quy trình thẩm định nghiêm ngặt, cần theo kịp tiến độ mong muốn… Trong khi đó, cùng một lúc, mỗi nhân viên thẩm định phải thực hiện nhiều dự án công việc khác nhau, do đó, năng lực thiết lập kế hoạch thẩm định phải tốt nếu không sẽ dễ bị rối, dẫn đến kết quả thẩm định sai lệch.
Dưới quyền nhân viên thẩm định là một đội nhóm nhân viên mới vào nghề hoặc kinh nghiệm dưới 01 năm. Mọi nhiệm vụ mà nhân viên thực hiện, mọi kỹ thuật thẩm định mà nhân viên áp dụng đều cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra từ chuyên viên thẩm định. Vì vậy, kỹ năng làm việc độc lập tốt là cần thiết, nhưng bên cạnh đó, kỹ năng quản lý làm việc nhóm cũng rất quan trọng.
Giao tiếp, đàm phán, thương lượng, thuyết phục là những kỹ năng sẽ được áp dụng thường xuyên trong quá trình làm việc, giúp chuyên viên thẩm định thu thập thông tin hiệu quả, giải quyết vấn đề nhanh gọn, dung hòa lợi ích linh hoạt, mang đến giá trị giao dịch tài sản tốt nhất cho khách hàng và tổ chức.
Người chịu trách nhiệm chính cho những bản kê số liệu thực tế hay những báo cáo thẩm định là nhân viên thẩm định, nhưng người thu thập thông tin, triển khai phân tích đánh giá có thể không phải là chuyên viên, mà là một nhân viên dưới quyền hay một người hỗ trợ bên ngoài. Do đó, để an tâm về giá trị thẩm định, cũng như hạn chế rủi ro về trách nhiệm, mỗi thẩm định viên luôn phải ý thức về sự cẩn trọng, tỉ mỉ, giao việc nhưng phải có sự kiểm soát chặt chẽ.
Tham khảo >>> Tất tần tật thông tin về vị trí Chuyên Viên Đầu Tư
Nhu cầu tuyển dụng cao nhưng số lượng ứng viên đủ năng lực đáp ứng lại chưa nhiều. Thực tế này đang mang đến cho các chuyên viên thẩm định cơ hội có được mức thu nhập tốt, bao gồm lương cứng và nhiều phúc lợi khác.
Mức lương hiện nay của một chuyên viên thẩm định sẽ được xác định dựa trên năng lực, kinh nghiệm và giá trị tài sản mà chuyên viên phụ trách thẩm định. Dưới đây là một số thông tin về lương vừa được cập nhật:
Vị trí |
Mức lương trung bình (đồng/ tháng) |
Mức lương cao nhất (đồng/ tháng) |
Chuyên viên thẩm định tài sản |
10,5 |
35 |
Chuyên viên thẩm định tín dụng |
9,9 |
20 |
Chuyên viên thẩm định thực địa |
10 |
15 |
Chuyên viên thẩm định bảo hiểm |
14 |
20 |
Chuyên viên tái thẩm định |
10,3 |
25 |
Bên cạnh lương cứng, thẩm định viên còn nhận được những khoản hoa hồng tư vấn trung gian, hoặc những khoản thưởng từ chênh lệch giá thực tế so với dự kiến nhờ chuyên viên phát hiện ra nhiều vấn đề giúp doanh nghiệp giành lợi thế khi giao dịch (mua được giá rẻ / bán được giá cao).
Nhu cầu trao đổi mua bán tài sản luôn hiện hữu trong cuộc sống, người bán muốn giá cao, người mua muốn giá thấp, để đôi bên có thể hợp tác thì chuyên viên thẩm định chính là trung gian kết nối hiệu quả nhất. Đây là ngành nghề đòi hỏi kinh nghiệm, kiến thức và khả năng nắm bắt xu hướng cao, do đó, Ms. Uptalent luôn khuyên các bạn ứng viên bên cạnh kiến thức thì những kỹ năng đề cập trong bài viết chính là ưu tiên cần rèn luyện.
.-------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet