maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Tư Vấn Nghề Nghiệp

Chuyên viên SEO: Mô tả công việc, Kỹ năng và Mức lương

Chuyên viên SEO: Mô tả công việc, Kỹ năng và Mức lương

Hòa cùng xu hướng phát triển tiếp thị kỹ thuật số, vai trò của chuyên viên SEO ngày càng được đề cao. Mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn ứng viên yêu thích công nghệ và tiếp thị. Với vai trò nhà tư vấn tuyển dụng chuyên nghiệp, Ms. Uptalent sẽ cập nhật đến bạn đọc đầy đủ thông tin liên quan đến tiêu chuẩn nhân lực cho vị trí công việc đầy tiềm năng này. 

MỤC LỤC:
1. Chuyên viên SEO là gì?
2. Công việc chính của chuyên viên SEO
3. Học gì để trở thành chuyên viên SEO?
4. Yêu cầu kỹ năng đối với chuyên viên SEO
5. Mức lương chuyên viên SEO


Việc làm Marketing
Xem thêm >>>> Tìm việc làm Marekting tại HRchannels.com

1. Chuyên viên SEO là gì? 

SEO viết tắt của Search Engine Optimization – tạm dịch Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Chuyên viên SEO (tiếng Anh là SEO Executive) là người chịu trách nhiệm lên kế hoạch và triển khai các hoạt động SEO nhằm giúp tăng thứ hạng tìm kiếm website của doanh nghiệp trên các trang tìm kiếm, điển hình là trang Google.

Khi thứ hạng tìm kiếm tăng, doanh nghiệp tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn, doanh thu tiêu thụ tăng cao hơn. Đây chính là mục tiêu cao nhất mà doanh nghiệp mong muốn đội ngũ chuyên viên SEO đạt được.

Để đáp ứng sự đa dạng nền tảng công nghệ, chuyên viên SEO sẽ được phân chia theo đặc thù đối tượng làm việc, cụ thể:

  • Chuyên viên SEO tổng thể: tối ưu website của doanh nghiệp, đẩy các từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp lên “top” tìm kiếm.

  • Chuyên viên SEO từ khóa: tập trung tăng thứ hạng tìm kiếm của các từ khóa chính, từ khóa phụ, từ đó kéo những bài viết hoặc những trang web có những từ khóa này lên “top” tìm kiếm.

  • Chuyên viên SEO hình ảnh: tối ưu và tăng thứ hạng hình ảnh trên các trang tìm kiếm. Khi người đọc nhấp vào hình ảnh, họ sẽ được liên kết tới trang web chứa hình ảnh đó, cũng đồng nghĩa đã giúp trang web lên “top” tìm kiếm.

  • Chuyên viên SEO video: tối ưu nội dung video để đẩy các video của doanh nghiệp lên đầu trang tìm kiếm dạng video như youtube hoặc các trang có mục tìm kiếm bằng video như Google.

  • Những việc làm hấp dẫn

    Trưởng Phòng Marketing (Giáo Dục)

    Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Giáo dục/Đào tạo/Thư viện , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

    Quản Lý Kênh Youtube (Truyền Hình)

    Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Báo chí/ Truyền hình, Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

    Nhân Viên Marketing (Tiếng Trung)

    Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Tiếp thị/ Thương hiệu , Thương Mại Điện Tử

    Marketing & PR Manager (Hotel)

    Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

    Nhân viên tư vấn Marketing Web

    Hồ Chí Minh CNTT-Phần mềm , Dịch vụ khách hàng , Kinh doanh / Bán hàng

    Chuyên viên local SEO: Khách hàng có thể tìm kiếm theo tỉnh/ thành, khu vực, vùng miền… nói chung là theo địa lý (ví dụ: du lịch, khách sạn, ẩm thực..). Nhiệm vụ của Local SEO là tối ưu website, tăng thứ hạng tìm kiếm theo nhu cầu cụ thể của khách hàng.

  • Chuyên viên SEO app mobile: các phần mềm, ứng dụng do doanh nghiệp thiết kế sẽ được tăng thứ hạng trên các ứng dụng di động (Google Play, App Store, Windows Store) nhờ vào đội ngũ SEO app mobile.

Nếu chia theo phạm vi hoạt động tối ưu SEO web thì SEO Executive chia thành:

  • Chuyên viên SEO Onpage là người phụ trách nghiên cứu và thiết lập các tính năng cài đặt trên web, giúp web tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Ví dụ như điều hướng web thân thiện người dùng, cấu trúc url phù hợp, tối ưu hóa thẻ H1 trong bài viết…

  • Chuyên viên SEO Offpage thì ngược lại, họ sẽ triển khai các hoạt động bên ngoài trang web nhưng vẫn có tác dụng thúc đẩy web lên “top” tìm kiếm. Ví dụ như đưa web vào backlinks của những trang web có thứ hạng tìm kiếm cao, kết nối web với các nền tảng social media…


Chuyên viên SEO
Có thể bạn quan tâm >>>> SEO Leader là ai? Mô tả công việc của vị trí SEO Leader

2. Công việc chính của chuyên viên SEO 

Với những thuật toán tìm kiếm phức tạp, thường xuyên cải tiến của các trang tìm kiếm, nhiệm vụ của chuyên viên SEO luôn là sự phối hợp chặt chẽ nhiều nội dung công việc khác nhau:

2.1. Thực hiện chiến lược nội dung (Content)

  • Phối hợp cùng cho đội ngũ Content Marketing hoàn thiện nội dung để thuận lợi đẩy bài viết lên “top” tìm kiếm.

  • Đề xuất các thay đổi/cải thiện về cấu trúc website, content, linking cũng như các yếu tố khác nhằm ưu hiệu quả SEO

  • Phản hồi những bình luận trên website, tạo sự giao lưu liên tục giữa người đọc và các chuyên viên SEO nhằm tăng lượt người truy cập và tương tác trên website.

2.2. Nghiên cứu chiến lược từ khóa (Key word)

  • Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa

  • Cập nhật và nghiên cứu từ khóa chính xác và hợp lý, phù hợp lĩnh vực ngành nghề hoặc dòng sản phẩm đang hướng đến.

  • Nghiên cứu và xây dựng bộ từ khóa cho kế hoạch SEO dài hạn

  • Liên tục cập nhật các thuật toán của trang tìm kiếm, sử dụng kỹ thuật SEO Onpage để nâng cao chất lượng website.

2.3. Xây dựng liên kết nội dung (Link building)

  • Phối hợp với bộ phận kỹ thuật nhằm xây dựng website hỗ trợ chuẩn SEO

  • Xây dựng hệ thống backlink để tăng sự gắn kết giữa các website, giúp đẩy thứ hạng của các web lên cao.

  • Kết nối hợp lý cụm từ của bài viết trên website này với nội dung của bài viết trên website khác, tạo sự liên tục trong quá trình trải nghiệm nội dung của khách hàng.

SEO
Xem thêm >>>> Top 10 SEO Agency uy tín tại Việt Nam

2.4. Thiết lập kế hoạch, báo cáo, đánh giá công việc

  • Thiết lập kế hoạch SEO nhằm đảm bảo tiết kiệm tối đa nguồn lực mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc như kỳ vọng.

  • Đánh giá trang web của các đối thủ cạnh tranh đang nằm ở thứ hạng tìm kiếm cao. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của họ để vận dụng những điểm tích cực vào website doanh nghiệp.

  • Liên tục cập nhật, truy xuất các kết quả SEO như số liệu thứ hạng, lượng truy cập, bình luận tốt/ xấu… Qua đó biết được website cần có những cải tiến nào để tương thích cao hơn nhu cầu khách hàng.

  • Mỗi tháng / quý / năm, chuyên viên SEO sẽ lập những báo cáo về hiệu quả tăng trưởng website.

  • Đề xuất những cải tiến khắc phục nhược điểm của website với ban lãnh đạo.

  • Báo cáo kết quả công việc SEO Executive cho trưởng phòng Marketing

3. Học gì để trở thành chuyên viên SEO? 

Vị trí SEO liên quan mật thiết đến công nghệ thông tin, trong khi hiện tại và tương lai chắc chắn đều là những kỷ nguyên dành cho lĩnh vực này. Chính vì vậy, định hướng nghề nghiệp trở thành chuyên viên SEO là một lựa chọn đầy tiềm năng.

Muốn hiện thực hóa định hướng, việc chọn ngành học được xem là bước đi đầu tiên. Cụ thể với vị trí chuyên viên SEO, những ngành học sau luôn mang đến lợi thế cao cho ứng viên:

  • Ngành Digital Marketing

  • Ngành Công nghệ thông tin

  • Ngành Truyền thông đa phương tiện

  • Ngành Thiết kế website chuyên nghiệp

Do là ngành nghề coi trọng năng lực thực chiến nên nhà tuyển dụng không bắt buộc phải tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành, ứng viên có thể tốt nghiệp các trường nghề, hoặc các khóa đào tạo chuyên môn ngắn hạn.

Định hướng SEO
Bạn xem thêm >>> SEO Manager là gì? Mô tả công việc, kỹ năng của SEO Manager

4. Yêu cầu kỹ năng đối với chuyên viên SEO 

Ngành học sẽ cung cấp kiến thức chuyên môn, nhưng để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng ngày một khắt khe thì các ứng viên phải sở hữu những kỹ năng quan trọng không thể thiếu đối với một SEO Executive:

4.1. Khả năng tư duy kỹ thuật

Chuyên viên SEO phải thường xuyên sử dụng các công cụ hỗ trợ SEO, các thuật toán tìm kiếm của trang tìm kiếm, các phần mềm phân tích số liệu… Người có tư duy kỹ thuật sẽ tự mình chủ động tiếp cận những phương tiện này rất nhanh và hiệu quả, không phải chờ quản lý SEO Executive hướng dẫn hoặc chỉ thị.

4.2. Kỹ năng phân tích đánh giá

Cùng một mục đích SEO web sẽ có rất nhiều phương án khả thi cho chuyên viên SEO lựa chọn, chẳng hạn như rất nhiều từ khóa cần tối ưu. Nhiệm vụ của SEO Executive là phải phân tích, đánh giá và so sánh để chọn ra những phương án phù hợp nhất với mục đích và năng lực của doanh nghiệp. Từ đó thiết lập kế hoạch SEO hiệu quả nhất cho từng dự án.

4.3. Kỹ năng lập trình

Mặc dù chuyên viên SEO không trực tiếp lập trình nhưng các bạn sẽ là người tham mưu, đề xuất những cách cải thiện tốc độ truy cập, tăng liên kết thẻ dữ liệu, mở rộng cách thức tương tác thuận lợi… Có kiến thức lập trình, những đề xuất của SEO Executive sẽ chuẩn xác và được đánh giá cao.

4.4. Kỹ năng viết nội dung

Cũng như kỹ năng lập trình, chuyên viên SEO không nhất thiết sẽ viết nội dung cho web nhưng họ cần có kỹ năng viết nội dung.

  • Một là để kiểm tra chất lượng nội dung viết

  • Hai là đưa ra những gợi ý, đề xuất cho nhân sự sáng tạo nội dung hoàn thiện content có giá trị SEO tốt.

Đôi khi chuyên viên SEO sẽ viết một bài mẫu để thị phạm cho phòng nội dung dễ nắm bắt.

Nghề SEO
Tham khảo >>>> Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực SEO (Search Engine Optimization)

4.5. Kỹ năng làm việc nhóm

Để có một thành quả SEO tốt, SEO Executive cần kết hợp chặt chẽ với các phòng ban khác (như phòng sáng tạo nội dung, phòng lập trình web, phòng nghiên cứu sản phẩm…). Vì vậy, năng lực làm việc nhóm hiệu quả sẽ giúp rất nhiều trong quá trình chuyên viên SEO triển khai công việc.

4.6. Kỹ năng quản lý thời gian

Cùng một lúc, một chuyên viên SEO phải đẩy “top” tìm kiếm nhiều từ khóa, nhiều hình ảnh, nhiều sản phẩm khác nhau. Tất cả đều cần có sự giám sát chặt chẽ để điều chỉnh kịp thời phương án triển khai. Với lượng thời gian có hạn, trong khi đầu việc lại tăng cao, chuyên viên SEO có kỹ năng quản lý thời gian tốt sẽ hoàn thành công việc thuận lợi hơn.

5. Mức lương chuyên viên SEO 

Hiệu quả công việc mà chuyên viên SEO mang lại có tác dụng thu hút lượng lớn khách hàng đến với doanh nghiệp, mang lại nhiều doanh thu và lợi nhuận. Đây lại là một ngành đòi hỏi sự nỗ lực, thường xuyên phải tự nâng cấp năng lực bản thân, chủ động cập nhật cái mới nên doanh nghiệp luôn có sự đãi ngộ tốt về lương bổng.

Ở cấp bậc chuyên viên, kinh nghiệm làm việc cũng trên 01 năm thì mức lương dao động trong khoảng 10 – 18 triệu đồng/ tháng. Với những SEO Executive đảm nhận vị trí quản lý như trưởng nhóm, trưởng bộ phận, phó/trưởng phòng thì mức lương có thể lên 30 – 50 triệu đồng/ tháng. Chưa kể kết quả SEO vượt kỳ vọng còn nhận được những khoản thưởng kèm theo.  

Những công việc liên quan đến công nghệ thông tin luôn có sức phát triển mạnh mẽ trong tương lai, vị trí chuyên viên SEO cũng vậy. Tuy nhiên, đây là một ngành có tính cạnh tranh cao, vì vậy, Ms. Uptalent khuyên SEO Executive phải thường xuyên cập nhật cái mới, nâng cao năng lực làm việc, bổ sung những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết. Như vậy, bạn sẽ luôn là ứng viên tiềm năng trước mọi nhà tuyển dụng.

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


 
HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.