maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Mô Tả Công Việc

Chuyên Viên Quản Trị Hiệu Suất là gì? Kỹ năng quản lý hiệu suất

Chuyên Viên Quản Trị Hiệu Suất là gì? Kỹ năng quản lý hiệu suất

Hiệu suất làm việc cao đồng nghĩa giá trị thu về tăng, nguồn lực hao phí giảm. Vì lẽ đó, xây dựng guồng máy làm việc hiệu suất cao luôn là định hướng phát triển lâu dài, nhưng chỉ dựa vào ý thức tự giác của mỗi nhân viên thì rất khó hoàn thành, phải có một đội ngũ chuyên nghiệp đốc thúc, hướng dẫn. Từ đây, vai trò chuyên viên quản trị hiệu suất được khẳng định mạnh mẽ. Đây cũng là vị trí công việc tiềm năng mà Ms. Uptalent sẽ gửi đến các bạn hôm nay.

MỤC LỤC:
1. Chuyên viên quản trị hiệu suất là gì?
2. Học gì để trở thành chuyên viên quản lý hiệu suất?
3. Công việc chính của chuyên viên quản trị hiệu suất
4. Yêu cầu kiến thức và kỹ năng đối với chuyên viên quản lýhiệu suất
5. Mức lương chuyên viên quản trị hiệu suất


Tuyển dụng nhân sự cấp cao
Xem thêm >>>> Tìm việc làm lương cao tại HRchannels

1. Chuyên viên quản trị hiệu suất là gì? 

Chuyên viên quản trị hiệu suất (Performance Management Executive) hay chuyên viên quản lý hiệu suất là người giữ vai trò trung gian trong tổ chức, là nơi kết nối giao tiếp giữa nhà quản lý và cán bộ công nhân viên trong tổ chức. Ở vị thế này, chuyên viên:

  • Vừa nắm rõ những mục tiêu chiến lược chung của doanh nghiệp

  • Vừa hiểu rõ năng lực làm việc và tính chất công việc của người lao động, từ đó đặt ra những mục tiêu phù hợp cho từng cá nhân, từng phòng ban.

Một khi mục tiêu chung được triển khai bằng những kế hoạch phù hợp, được đảm nhận bởi những năng lực tương thích cao thì hiệu quả hoàn thành mới có thể mang đến hiệu suất làm việc vượt trội,  giúp cho tổ chức:

2. Học gì để trở thành chuyên viên quản lý hiệu suất? 

Chuyên viên quản trị hiệu suất đòi hỏi cao về kinh nghiệm và sự thấu hiểu ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh. Do đó, trong yêu cầu tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ không quá chú trọng về bằng cấp. Ứng viên có thể đến từ nhiều chuyên ngành học khác nhau, như kinh tế, tài chính, kiểm toán, nhân sự hoặc các ngành liên quan.

Thay vào đó, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn quản trị hiệu suất sẽ được yêu cầu cao hơn. Cụ thể, ứng viên phải có từ 3 – 5 năm kinh nghiệm, trong đó ít nhất 1 – 2 năm làm về quản lý hiệu suất. Kèm theo đó là sự am hiểu:

  • Kiến thức về quản lý hiệu suất, hệ thống KPI, OKR

  • Phương pháp quản lý hiệu suất tiên tiến

Phương pháp xây dựng mô tả công việc và đánh giá kết quả công việc của nhân viên

Chuyên viên quản trị hiệu suất
Tham khảo >>>> Quản lý sản xuất: mô tả công việc, kỹ năng và việc làm

3. Công việc chính của chuyên viên quản trị hiệu suất 

Vừa ở tầm chuyên viên, vừa tham gia công tác quản lý, nhiệm vụ mỗi ngày của chuyên viên quản lý hiệu suất luôn là sự xen kẽ khối lượng lớn nội dung công việc:

3.1. Xây dựng thang đo đánh giá hiệu suất làm việc

Muốn nhân viên nỗ lực làm việc thì phương thức đánh giá phải khoa học, thưởng phạt công bằng. Vì mục tiêu này, chuyên viên quản trị hiệu suất sẽ:

  • Liên kết cùng các phòng ban chuyên môn để nắm bắt tính chất công việc, xây dựng KPIs chi tiết sát thực tế

  • Dựa theo chiến lược kinh doanh để xây dựng thang đo đánh giá hiệu suất công việc KPI theo thời gian hoặc theo dự án.

  • Định kỳ thiết lập báo cáo phân tích kết quả thực hiện KPIs

  • Tổng kết thành tích của mỗi nhân sự, tiến hành khen thưởng, xử phạt công bằng theo quy định đã phổ biến (nên ưu tiên khen thưởng công khai, trách phạt bí mật)

  • Nghiên cứu, cải tiến thang đo đánh giá KPIs dựa trên kết quả KPIs vừa thu thập để sớm hoàn thiện bộ KPIs hoàn chỉnh theo từng tính chất dự án kinh doanh.

3.2. Trực tiếp kiểm soát, đánh giá hiệu suất làm việc

  • Kiểm tra tính xác thực đánh giá kết quả làm việc của các nhân viên do trưởng phòng ban chuyên môn gửi lên

  • Nghiên cứu, đề xuất giải pháp để nâng cao tính chuẩn xác trong số liệu ghi nhận và đánh giá KPIs

  • Cải tiến cơ chế đánh giá theo xu hướng thời đại, đảm bảo kết quả đánh giá mang đến giá trị cải thiện hiệu suất làm việc tốt nhất.

Phối hợp cùng phòng nhân sự nghiên cứu hình thức thưởng và mức thường để nâng cao tính khích lệ làm việc cho mỗi nhân viên.

Quản trị hiệu suất

3.3. Quản lý hiệu quả chi trả lương, thưởng

  • Tổng hợp và đối chiếu kết quả chi trả lương, thưởng cho nhân viên từ phòng nhân sự / phòng kế toán

  • Phân tích, đánh giá mức độ tăng hiệu suất so với mức tăng lương thưởng hiện tại

  • Đề xuất, lấy ý kiến điều chỉnh các hạng mức tăng lương thưởng nhằm khích lệ và đảm bảo tính công bằng cho mọi nhân sự cùng tham gia một dự án.

3.4. Tham mưu cho ban lãnh đạo

  • Tham mưu và tham gia xây dựng chính sách lương, thưởng, hình thức thưởng phạt…

  • Đề xuất bổ sung những báo cáo nhằm cung cấp số liệu đa chiều cho quá trình phân tích cải thiện hiệu suất làm việc

  • Trực tiếp đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho lớp nhân viên quản trị hiệu suất kế thừa

  • Tiếp nhận ý kiến đóng góp xây dựng từ phía người lao động trực tiếp, phản hồi nhanh và hiệu quả để người lao động tin tưởng và đồng tình thực hiện những chính sách trong tương lai.

4. Yêu cầu kiến thức và kỹ năng đối với chuyên viên quản trị hiệu suất 

Trọng trách cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động của chuyên viên quản lý hiệu suất rất lớn, vì vậy, khi cạnh tranh ứng tuyển vị trí chuyên viên hiệu suất này, ứng viên cần sở hữu năng lực tốt cả về kiến thức và kỹ năng:

4.1. Yêu cầu kiến thức

4.1.1. Kiến thức chuyên sâu về ngành nghề của tổ chức

Chỉ khi hiểu rõ ngành nghề (bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bất động sản, ngân hàng…) và tính chất đặc thù của những phòng ban chuyên môn (phòng điều tra bồi thường, phòng pháp lý đất đai, phòng tín dụng…) phục vụ ngành nghề đó, chuyên viên quản lý hiệu suất mới có thể đưa ra những cột mốc đánh giá chuẩn xác, không dồn áp lực lên vai nhân viên, cũng không quá dễ dàng làm giảm sức phấn đấu của họ.

Quản trị hiệu suất doanh nghiệp
Xem thêm >>>> KPI cho vị trí Kế toán trưởng

4.1.2. Kiến thức về hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc

Hệ thống sử dụng nhiều nhất hiện nay vẫn là KPIs (key performance indicator), một số doanh nghiệp sử dụng hệ thống OKRs (Objectives and key results) hoặc sẽ kết hợp giữa KPIs và OKRs. Đây là hai hệ thống mà chuyên viên quản lý hiệu suất phải thường xuyên làm việc, nghiên cứu và cải tiến. Do đó, càng có kiến thức sâu, càng thuần thục sử dụng, càng thuận lợi ứng tuyển thành công.

4.1.3. Luật pháp nhà nước và quy định của riêng tổ chức

Luật lao động nhà nước, luật doanh nghiệp và những quy định, chính sách nội bộ riêng của tổ chức phải được xem là nền tảng cho mọi cải tiến trong nhiệm vụ nâng cao kết quả làm việc của chuyên viên hiệu suất. Bởi lẽ, hoạt động của tổ chức là hoạt động bền vững lâu dài, mọi sự phát triển đi ngược quy định pháp luật dù có mang lại hiệu quả tốt hơn nhưng chỉ là ngắn hạn, trong khi hậu quả lâu dài gây ra sẽ rất nguy hại.

4.2. Yêu cầu kỹ năng

4.2.1. Kỹ năng tổng hợp số liệu

Số liệu phục vụ cho quá trình quản trị hiệu suất sẽ không tự động đến tay chuyên viên mà cần có sự liên kết với các phòng ban, có sự yêu cầu hợp lý và hợp pháp về nội dung số liệu mà các phòng ban chuyên môn sẽ cung cấp cho phòng quản trị hiệu suất. Sở hữu kỹ năng tổng hợp số liệu, chuyên viên hiệu suất sẽ biết rõ mình cần số liệu gì và nguồn nào sẽ cung cấp chuẩn xác nhất, tránh làm mất thời gian của bản thân và của đồng nghiệp.

4.2.2. Kỹ năng phân tích, lập báo cáo

Thông qua các ứng dụng công nghệ, phần mềm phân tích chuyên nghiệp, các báo cáo sẽ được thiết lập với những kết quả hiển thị chất lượng quản trị hiệu suất, cũng như những hạn chế cần được khắc phục. Quan trọng là chuyên viên quản trị hiệu suất phải sử dụng thành thạo những công cụ này, nắm rõ những mục tiêu báo cáo mà mình muốn thiết lập để chọn số liệu phù hợp.

4.2.3. Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết trình giỏi

Người lao động và doanh nghiệp sẽ có những mong đợi khác nhau về quyền lợi và trách nhiệm. Làm sao để những mong đợi này có thể dung hòa được với nhau thì chính chuyên viên quản trị hiệu suất sẽ tìm ra câu trả lời. Muốn vậy, sở hữu

  • Kỹ năng giao tiếp để tiếp cận tốt mọi đối tượng

  • Kỹ năng đàm phán để dung hòa mong đợi của các bên

  • Kỹ năng thuyết trình để diễn giải, trình bày cặn kẽ những tiêu chuẩn quản trị hiệu suất, ai ai cũng hiểu rõ chính là kỹ năng tuyệt đối không thể thiếu.


Kỹ năng chuyên viên quản trị hiệu suất
Tham khảo >>>> F&B là gì? Xây dựng KPI cho ngành F&B

4.2.4. Kỹ năng làm việc nhóm

Chuyên viên ngoài việc phối hợp cùng nhân sự cùng cấp bậc để xử lý công việc vĩ mô, còn phải quản lý đội ngũ nhân viên cấp dưới cho những phần việc vi mô nữa. Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp mỗi chuyên viên quản trị hiệu suất phân bổ thời gian và nhân lực hiệu quả cho nhiều tiến độ công việc triển khai đồng thời.

4.2.5. Tư duy sáng tạo, cải tiến

Tuân thủ quy chuẩn của pháp luật, nội quy là tốt, nhưng trong cái quy cũ vẫn rất cần sự cải tiến để áp dụng linh hoạt cùng một tiêu chuẩn hiệu suất cho nhiều đối tượng người lao động, nhiều vị trí chuyên môn khác nhau. Điều này đòi hỏi chuyên viên phải có tư duy sáng tạo để thiết lập những cách thức giúp guồng máy tổ chức triển khai công việc thông minh hơn, hiệu quả hơn.

5. Mức lương chuyên viên quản trị hiệu suất 

Nhìn lại yêu cầu tuyển dụng đơn giản nhất dành cho chuyên viên quản lý hiệu suất ở mục 2, chúng ta có thể hiểu vì sao vị trí này lại có được mức lương cao như hiện nay. Với kinh nghiệm 2 - 3 năm, chuyên viên hiệu suất trúng tuyển đã có thể nhận mức lương 15 – 20 triệu đồng/tháng. Những ai kinh nghiệm liên tục 4-5 năm và từng làm quản lý, mức lương ít được công bố nhưng hầu hết không dưới 1500 USD.

Ngoài lương cứng hằng tháng, tùy theo thành tích hiệu suất so với kỳ vọng đặt ra mà doanh nghiệp sẽ có những khoản thưởng riêng cho đội ngũ chuyên viên quản lý hiệu suất. Một số nơi lương cứng cao nhưng tỷ lệ thưởng thấp và ngược lại, vì vậy, các bạn ứng viên nên hỏi kỹ nhà tuyển dụng trước khi chốt mức lương.

Yêu cầu tuyển dụng chuyên viên quản trị hiệu suất khá cao, nhưng bù lại, thu nhập và phúc lợi cũng cao tương xứng. Để làm tốt nhiệm vụ của chuyên viên hiệu suất, mọi khía cạnh hoạt động trong tổ chức chuyên viên đều nắm rõ và còn có khả năng nâng cao hiệu suất của hoạt động đó. Vì vậy, theo Ms. Uptalent khảo sát, rất nhiều nhân sự tại vị trí này sẽ trở thành ứng cử viên sáng giá cho các vị trí trong ban lãnh đạo tương lai. Rất đáng để nỗ lực.

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.