- 420k
- 1k
- 870
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta chứng kiến nhiều bước phát triển quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước. Trước thực trạng này, các doanh nghiệp đều chú trọng việc tuyển dụng và tổ chức bộ phận chuyên phụ trách các vấn đề về pháp lý. Vì thế, chuyên viên pháp chế trở thành một công việc vô cùng tiềm năng, thu hút sự quan tâm của đông đảo những người theo học ngành luật.
Chuyên viên pháp chế là người chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm đảm bảo doanh nghiệp hoạt động trong hành lang pháp lý, giải quyết các trở ngại pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng như hướng dẫn doanh nghiệp bảo vệ danh tiếng và uy tín. Đồng thời chuyên viên pháp chế cũng cung cấp cho doanh nghiệp những tư vấn pháp lý cần thiết cho việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể thấy rằng chuyên viên pháp chế là một vị trí vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp.
Xem thêm: 8 Kỹ năng cần có của một chuyên viên pháp chế
Chuyên viên pháp chế giữ vai trò chủ chốt trong các cuộc đàm phán, thương lượng các thương vụ quan trọng của doanh nghiệp. Họ cũng là người kiểm tra kiểm soát việc ký kết các hợp đồng kinh tế hay quản lý công tác thành lập doanh nghiệp. Đặc biệt khi công ty gặp phải các vấn đề tranh chấp hay các rắc rối, họ sẽ phụ trách việc chuẩn bị hồ sơ, thủ tục pháp lý theo đúng trình tự pháp luật. Họ sẽ thực hiện những việc cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của chuyên viên pháp chế còn thể hiện qua khả năng quản lý và điều tiết các vấn đề pháp lý trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp. Chẳng hạn như tiến hành các thủ tục đăng ký bản quyền, đăng ký nhãn hiệu hay các hồ sơ chất lượng quan trọng cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó chuyên viên pháp chế còn thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc tư vấn cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các trưởng bộ phận về công tác pháp lý. Đảm bảo công việc được tiến hành đúng định hướng và đúng chức năng đã đăng ký kinh doanh. Với sự am hiểu luật pháp, chuyên viên pháp chế giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều thời gian giải trình trước cơ quan nhà nước khi phát sinh các vấn đề tranh chấp hay tố tụng.
>>>> Xem thêm: Top 10 câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp chế bạn nên biết
Chuyên viên pháp chế là một vị trí còn khá mới ở nước ta, do đó nhiều bạn có những ngộ nhận về vị trí này. Trong đó phải kể đến những điều sau:
Điều này không đúng bạn nhé. Thực ra với công việc chuyên viên pháp chế bạn chỉ cần có bằng cử nhân luật là có thể làm được rồi. Có chứng chỉ hành nghề luật sư không phải là yêu cầu bắt buộc để trở thành chuyên pháp chế cho doanh nghiệp.
Mặc dù, nghề chuyên viên pháp chế không đặt ra bất cứ yêu cầu hay tiêu chuẩn nào. Tuy nhiên, để thành công trong nghề pháp chế đòi hỏi bạn phải có kiến thức và hiểu biết sâu sắc về luật pháp. Đồng thời phải có khả năng tư duy và vận dụng luật pháp vào thực tế công việc cũng như khả năng xử lý các tình huống phức tạp mà doanh nghiệp gặp phải. Do vậy, rất khuyến khích bạn nên học lớp luật sư để có thêm kiến thức, kinh nghiệm thực chiến. Từ đó cơ hội nghề nghiệp cũng mở rộng hơn và cơ hội thăng tiến cũng tốt hơn.
Hơn nữa, nhiều nhà tuyển dụng mong muốn chuyên viên pháp chế không chỉ là một người có khả năng tư vấn luật mà còn phải là người có đủ tư cách đại diện cho họ khi cần thiết. Chính vì vậy, bạn nên lấy chứng chỉ hành nghề luật sư. Việc sở hữu chứng chỉ luật sư sẽ mang đến cho bạn mức thu nhập tốt hơn và nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
Mặc dù, hầu hết các doanh nghiệp khi tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên cho vị trí chuyên viên pháp chế phải có bằng cử nhân luật. Nhưng thực tế cho thấy, có nhiều nhân sự không hề qua đào tạo cử nhân luật, mà học các ngành khác như: kế toán, kỹ sư, quản trị nhân sự,…, nhưng có kinh nghiệm làm việc nên được tiến cử làm chuyên viên pháp chế trong một số lĩnh vực nhất định như quản lý hợp đồng, xây dựng quy định nội bộ,… Có thể nói rằng để trở thành một chuyên viên pháp chế còn tùy thuộc vào sự lựa chọn và cơ duyên của mỗi người nữa.
>>>> Có thể bạn quan tâm:Trưởng phòng pháp chế là gì? Mô tả Công việc và Mức lương
Điều này không đúng. Sự thực là một luật sư có thể là một chuyên viên pháp chế nhưng một chuyên viên pháp chế thì chưa chắc đã đủ tư cách hợp pháp để làm một luật sư.
Để trở thành chuyên viên pháp chế, bạn chỉ cần tốt nghiệp cử nhân ngành luật là đủ. Nhưng để được công nhận là một luật sư thì sau khi có bằng cử nhân luật, bạn sẽ phải tham gia lớp học luật sư trong 12 tháng để có bằng đào tạo luật sư. Kế tiếp bạn phải trải qua kỳ tập sự luật sư tại một tổ chức hành nghề luật trong 12 tháng. Sau khi hoàn thành thời gian tập sự, bạn sẽ tham gia kỳ kiểm tra tập sự. Nếu không đạt sẽ phải tập sự lại từ đầu. Nếu đạt đủ điểm theo quy định thì bạn sẽ làm hồ sơ để được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và thẻ hành nghề luật sư. Lúc này bạn mới chính thức trở thành một luật sư thực thụ. Khi gia nhập vào đoàn luật sư bạn sẽ phải đóng quỹ đoàn và phí luật sư năm đầu tiên.
Tóm lại, chuyên viên pháp chế là một lựa chọn của nghề luật. Mà đã là nghề, thì bạn cần có đam mê, dám chấp nhận thử thách mới có được thành công. Một khi đã lựa chọn thì hãy kiên trì đến cùng, vì con đường để đến được thành công sẽ luôn tồn tại những thất bại. Quan trọng là bạn có thể vượt qua được thất bại để đi đến thành công hay không mà thôi.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet