maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

Chuyên gia và chuyên viên khác gì nhau?

Chuyên gia và chuyên viên khác gì nhau?

Chuyên gia và chuyên viên đều là những vị trí đòi hỏi sự đào tạo chuyên sâu. Người đảm nhận những vị trí này cần có kiến thức, năng lực chuyên môn sâu rộng trong một lĩnh vực cụ thể.

Vậy thì, chuyên gia và chuyên viên khác gì nhau? Bạn đọc hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
 

Việc làm lương cao
 

1- Tìm hiểu về chuyên gia 

1.1- Khái niệm chuyên gia là gì?

Chuyên gia là thuật ngữ để chỉ những người được đào tạo chuyên sâu trong một lĩnh vực nào đó. Đồng thời, họ còn có kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng và sự hiểu biết vượt trội so với những đồng nghiệp làm việc chung.

Các chuyên gia luôn là người chuyên nghiệp, giàu kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn. Quả thực, họ được coi là những người thông tuệ và am hiểu sâu kiến thức về một hay nhiều lĩnh vực.

Với năng lực và kinh nghiệm của mình, các chuyên gia có thể đưa ra ý kiến, tham mưu, tư vấn cho các doanh nghiệp hay ngành nghề cụ thể. Những ý kiến của chuyên gia được xem là cơ sở tham khảo quý giá để những cá nhân, tổ chức đưa ra quyết định.

Để nhận diện một người có phải là chuyên gia hay không, bạn có thể dựa vào những điểm sau:

- Người đó phải có kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn vượt trội so với đồng nghiệp.

Những việc làm hấp dẫn

QA Manager (Chinese, Electronics)

Bắc Giang, Bắc Ninh Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử, QA/QC

Branch Manager (Logistics)

Đà nẵng Quản lý điều hành , Vận Chuyển/Giao Nhận, Sales Logistic

Warehouse Manager (Garment)

Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Kho vận, Sản Xuất

QA Manager (Garment)

Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Sản Xuất , QA/QC

Marketing Manager (Education)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Giáo dục/Đào tạo/Thư viện , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

- Người đó có khả năng hoàn thành công việc với kết quả chính xác nhất.

- Người đó thông thạo các nghiệp vụ chuyên môn, am hiểu sâu về công việc họ đang làm.

- Người đó phải được tổ chức có thẩm quyền công nhận hoặc có văn bản công nhận cụ thể.

- Người đó phải có khả năng tư vấn thành thạo trong một hoặc nhiều lĩnh vực.

Chuyên gia là gì

1.2- Chuyên gia làm những công việc gì?

Người được gọi là chuyên gia thường có kiến thức vô cùng thông tuệ. Họ cũng thành thạo kỹ năng nghiệp vụ và có kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định.

Vai trò của các chuyên gia trong doanh nghiệp rất khó bị thay thế. Tiếng nói của họ luôn có giá trị lớn đối với doanh nghiệp. Họ cũng là đầu tàu dẫn dắt doanh nghiệp ngày càng tăng trưởng và phát triển. Vì vậy, những chuyên gia giỏi luôn được các doanh nghiệp săn đón.

Để trở thành chuyên gia, bạn cần thực sự giỏi về một lĩnh vực nào đó. Bạn sẽ phải tập trung toàn bộ nỗ lực của mình vào lĩnh vực đó cũng như không ngừng học hỏi để nắm vững các kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực bạn làm việc.

Trở thành một chuyên gia, bạn có thể thực hiện công việc tư vấn cho những cá nhân, tổ chức đang làm việc, hoạt động trong lĩnh vực. 

Có rất nhiều lĩnh vực khác nhau để bạn lựa chọn. Tuỳ theo từng lĩnh vực mà công việc của một chuyên gia sẽ khác nhau. Bạn nên dựa vào đam mê, sở thích và năng lực của bản thân để chọn con đường phù hợp cho sự nghiệp của mình.

Sau đây là một số gợi ý bạn có thể cân nhắc:

- Lĩnh vực kinh doanh: Bạn có thể trở thành chuyên gia về thông tin kinh doanh, chuyên gia vận hành, chuyên gia về sản phẩm, chuyên gia quản lý,…

- Lĩnh vực nhân sự: Bạn có thể trở thành chuyên gia đào tạo và phát triển nhân lực, chuyên gia về quan hệ lao động, chuyên gia nhân sự,…

- Lĩnh vực bán hàng: Bạn có thể trở thành chuyên gia chiến lược, chuyên gia về quan hệ khách hàng, chuyên gia dịch vụ khách hàng, chuyên gia hỗ trợ,… 

- Lĩnh vực Marketing: Bạn có thể trở thành chuyên gia PR, chuyên gia truyền thông tiếp thị, chuyên gia SEO, chuyên gia quảng cáo,…

- Lĩnh vực công nghệ thông tin: Bạn có thể trở thành chuyên gia IT, chuyên gia phát triển phần mềm, chuyên gia cơ sở dữ liệu, chuyên gia mạng, chuyên gia an ninh,…

- Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe: Đây là một lĩnh vực rất đặc biệt. Hầu hết các bác sĩ đều là chuyên gia trong từng lĩnh vực y tế cụ thể. Ví dụ, có bác sĩ chuyên về tim mạch, bác sĩ chuyên khoa thần kinh, nha sĩ, bác sĩ chuyên về bệnh truyền nhiễm,…

Chuyên viên là gì

2- Tìm hiểu về chuyên viên

2.1- Khái niệm chuyên viên là gì?

Chuyên viên là người được thuê hay tuyển dụng để thực hiện các công việc, nhiệm vụ phù hợp với từng chuyên ngành cụ thể.

Khi xem các tin tuyển dụng, bạn sẽ thấy vị trí chuyên viên thường đi kèm với từ “Executive” hay “Supervisor”. Ví dụ như Sales Executive (Chuyên viên kinh doanh), Marketing Executive (Chuyên viên Marketing),…

Ban đầu, thuật ngữ chuyên viên được sử dụng phổ biến trong các ngành nghề như bác sĩ, kỹ sư, luật sư, kiến trúc sư và quân đội. Hiện tại, thuật ngữ này đã được dùng cho cả những ngành nghề khác nữa, như là kế toán, giáo dục, công nghệ, khoa học, nghệ thuật biểu diễn,…

Tại Việt Nam, chuyên viên còn được dùng để chỉ ngạch công chức trong bộ máy nhà nước và được gọi là “ngạch chuyên viên”. Theo cách hiểu này, ngạch chuyên viên là những công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên.

Nhìn chung, một người được gọi là chuyên viên khi họ có tay nghề cao trong lĩnh vực họ làm việc. Bạn có thể nhận diện được chuyên viên qua các điểm sau:

- Có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực đang làm việc và có thể thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp.

- Khả năng thực hiện và xử lý công việc tốt, có thể vận dụng các lý luận chuyên môn trong quá trình làm việc.

- Chất lượng công việc tốt, có tính sáng tạo cao, có khả năng thực hiện việc nghiên cứu, tư vấn và thuyết trình công việc hiệu quả.

- Phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả cao và có phong cách làm việc chuyên nghiệp.

2.2- Chuyên viên làm những công việc gì?

Vị trí chuyên viên phải đảm nhận những công việc đòi hỏi chuyên môn cao hơn và phức tạp hơn so với một nhân viên thông thường. Bởi vậy, doanh nghiệp thường yêu cầu chuyên viên phải có tối thiểu bằng đại học và có từ 2 – 3 năm kinh nghiệm làm việc trở lên.

Nhiệm vụ của chuyên viên là thực hiện các đầu mục công việc khá giống như nhân viên trong cùng lĩnh vực. Tuy nhiên, công việc của họ thường phức tạp hơn. Cụ thể, chuyên viên sẽ phải thực hiện những công việc sau:

- Nghiên cứu, xây dựng và phát triển các kế hoạch kinh doanh.

- Tìm kiếm thêm khách hàng, đối tác cho công ty và xây dựng mối quan hệ với họ.

- Chịu trách nhiệm quản lý nhân viên, đưa ra các quyết định và phối hợp cùng các bộ phận khác trong doanh nghiệp.

- Chịu trách nhiệm trước cấp trên về các sản phẩm, dịch vụ, nhóm khách hàng hoặc các mảng công việc được giao phó.

- Báo cáo công việc cho cấp trên.

Sự khác nhau giữa chuyên gia và chuyên viên

3- Sự khác nhau giữa chuyên gia và chuyên viên 

Những điểm khác nhau cơ bản giữa chuyên gia và chuyên viên nằm ở kinh nghiệm, vai trò công việc, thứ bậc trong công ty và thu nhập của mỗi vị trí. Cụ thể:

3.1- Kinh nghiệm

Chuyên gia là những người có kinh nghiệm dày dạn trong lĩnh vực. Người được gọi là chuyên gia biết rõ phải thực hiện công việc như thế nào. Họ là một nhà chiến lược và có khả năng hoàn thành công việc đúng cách, hiệu quả nhất.

Chuyên viên là người chỉ mới bắt đầu tham gia vào lĩnh vực. Họ chỉ có rất ít kinh nghiệm thực tiễn.

3.2- Vai trò công việc

Vai trò của một chuyên gia là tạo ra các chiến lược và phải thực hiện được các chiến lược đó. Họ cũng đảm nhận việc phân tích để vạch ra những hành động cụ thể cần thực hiện.

Trong khi đó, vai trò của chuyên viên là thực hiện các chiến lược do chuyên gia đưa ra. Họ sẽ dựa vào sự chỉ dẫn của chuyên gia để thực hiện công việc cho đúng chuyên môn nghiệp vụ.

3.3- Thứ bậc

Trong công ty, chuyên gia là người có thứ bậc cao hơn so với chuyên viên. Nếu như chuyên gia là vị trí cấp cao trong công ty thì chuyên viên được xem là cấp đầu vào của chuyên gia.

Chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều tuyển dụng vị trí chuyên viên và sau một vài năm những chuyên viên này sẽ tích lũy đủ kinh nghiệm để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực.

3.4- Thu nhập

Dựa vào sự khác biệt giữa vai trò công việc của chuyên gia và chuyên viên bạn sẽ thấy chuyên gia thuộc cấp bậc cao hơn hẳn so với chuyên viên.

Điều này được thể hiện rất rõ bởi mức thu nhập của hai vị trí này. Theo ghi nhận, mức lương trung bình của chuyên gia cao hơn chuyên viên rất nhiều.

Hy vọng bài viết này của Ms Uptalent đã giúp bạn hiểu được chuyên gia và chuyên viên khác gì nhau? Bạn hãy tiếp tục theo dõi Uptalent để có thêm nhiều chia sẻ nghề nghiệp hữu ích khác nhé. Chúc bạn thành công!

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.