- 420k
- 1k
- 870
Chuyên gia trí tuệ nhân tạo là một trong những vị trí công việc phổ biến trong ngành công nghệ thông tin. Hơn nữa, đây cũng là công việc có tiềm năng phát triển rất tốt.
Vậy bạn đã biết những gì về những chuyên gia AI này. Hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu công việc, mức lương, cơ hội cũng như yêu cầu đối với nghề này qua bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC:
1- Chuyên gia trí tuệ nhân tạo là ai?
2- Công việc chuyên gia trí tuệ nhân tạo thường phải làm
3- Mức thu nhập của ngành trí tuệ nhân tạo
4- Yêu cầu đối với chuyên gia trí tuệ nhân tạo
5- Cơ hội việc làm trí tuệ nhân tạo
>>> Xem thêm: Việc làm Manager
Chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI Specialist) là người làm công việc lập trình để tạo ra các máy móc, hệ thống thông minh có khả năng thực hiện những công việc cần tới trí thông minh như một con người.
Nhiệm vụ chính của những chuyên gia AI là làm việc dựa trên hệ thống thu thập thông tin, sau đó đưa ra quyết định và có hành động phù hợp với những thông tin đó.
Hiểu đơn giản là AI Specialist sẽ thực hiện việc lập trình trên máy tính để mô phỏng tư duy, mô phỏng nhận thức và kiểm tra các giả thuyết về cách hoạt động của tâm trí con người.
Các chuyên gia AI hiểu rất rõ về các loại công nghệ và công cụ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, họ cũng liên tục tìm kiếm các phương pháp mới để có thể triển khai những công nghệ này vào công việc cũng như cuộc sống.
Hiện nay, chuyên gia trí tuệ nhân tạo giữ vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp mong muốn trở thành người dẫn đầu trong việc thực hiện các chiến dịch tiếp thị cũng như phát triển hoạt động kinh doanh.
>>> Bạn có thể quan tâm: Chat GPT 4.0 là gì? Ưu điểm vượt trội và hướng dẫn cách đăng ký
Chuyên gia trí tuệ nhân tạo thường có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Xây dựng, phát triển các mô hình AI và kiểm soát chi phí được dùng cho việc phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo của doanh nghiệp.
- Thiết lập hệ thống AI và các thiết bị theo tiêu chuẩn đã đặt ra.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng để nhập và chuyển đổi dữ liệu.
- Hướng dẫn cho các nhân viên và các bên liên quan hiểu rõ lợi ích của việc sử dụng AI vào công việc.
- Soạn thảo tài liệu hướng dẫn nhằm giúp nhân viên trong công ty có thể sử dụng các hệ thống trí tuệ nhân tạo một cách dễ dàng, hiệu quả.
- Thường xuyên đánh giá, cập nhật các tài liệu đào tạo về AI.
- Lựa chọn, ra quyết định mua thêm tài liệu từ các nhà cung cấp khác nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo AI trong doanh nghiệp.
- Tiến hành tự động hóa các quy trình đối chiếu dữ liệu. Chuyên gia AI cần đảm bảo bất cứ thông tin nào cũng phải có sẵn trước khi có người thực hiện truy vấn.
- Thu thập thông tin, khảo sát, phỏng vấn nhân viên và các cấp quản lý để tìm ra nhu cầu cũng như đánh giá, xác định các điểm cần cải thiện.
- Nghiên cứu xu hướng, đề xuất các giải pháp, ứng dụng, mô hình sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Tìm kiếm, thẩm định và tư vấn các giải pháp có công nghệ hiện đại, phù hợp với hệ thống AI của doanh nghiệp.
- Phân tích hiệu quả hệ thống AI, lập báo cáo cho nhà quản lý để có thể đưa ra các quyết định tốt hơn.
>>> Bạn có thể tham khảo: Chat GPT là gì? Cách ứng dụng Chat GPT vào công việc
Theo khảo sát, mức lương ngành trí tuệ nhân tạo khá hấp dẫn, thường lên tới 6 con số. Mức lương thực tế sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như yêu cầu công việc, trình độ học vấn, năng lực, kinh nghiệm, địa phương, ngành nghề.
Cụ thể, mức lương của chuyên gia trí tuệ nhân tạo trung bình sẽ từ 10,1 – 34,2 triệu/tháng. Trong khi đó, các vị trí từ chuyên viên cho tới quản lý cấp cao có thể nhận được mức lương từ 38 – 130 triệu/tháng.
Công việc của một chuyên gia AI đòi hỏi bạn phải có nền tảng kiến thức vững chắc về lập trình, phân tích hệ thống và thành thạo một số loại ngôn ngữ máy tính phổ biến.
Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên vị trí chuyên gia trí tuệ nhân tạo phải có tối thiểu bằng cử nhân các chuyên ngành khoa học máy tính, toán học, khoa học dữ liệu hay thống kê.
Bên cạnh đó, hầu như chuyên gia AI nào cũng có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ về máy tính hoặc khoa học nhận thức.
Vì vậy, bạn nên nỗ lực học tập để sở hữu các kiến thức, bằng cấp cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình tìm việc và tiếp cận được nhiều việc làm hấp dẫn.
Một chuyên gia trí tuệ nhân tạo cần thành thạo các kỹ năng cứng sau:
Kỹ năng lập trình
Chuyên gia AI có trách nhiệm sử dụng máy tính để thiết kế và phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo phù hợp cho doanh nghiệp. Do đó, lập trình trở thành một trong những kỹ năng rất quan trọng đối với họ.
Việc thành thạo ngôn ngữ lập trình sẽ giúp họ hiểu sâu hơn về trí tuệ nhân tạo. Bạn có thể chọn học một hoặc tất cả các ngôn ngữ sau nếu muốn trở thành một chuyên gia AI giỏi: Python, R, Java và C++ .
Kỹ năng về đại số tuyến tính và xác suất thống kê
Chuyên gia trí tuệ nhân tạo cần am hiểu kiến thức về đại số tuyến tính và xác suất thống kê để hiểu rõ hơn về mô hình AI cũng như triển khai chúng một cách hiệu quả.
Các mô hình AI phổ biến gồm có: Hidden Markov, Naive Bayes, hỗn hợp Gaussian và phân tích phân biệt tuyến tính.
Kiến thức về Big Data
Các chuyên gia AI thường xuyên phải làm việc với lượng dữ liệu khổng lồ. Để có thể sử dụng hiệu quả các quy trình xử lý dữ liệu bạn phải am hiểu các công nghệ Big Data phổ biến như Apache Spark, Hadoop, Cassandra hay MongoDB.
Kiến thức về thuật toán và khung
Việc am hiểu các thuật toán máy học như KNN, Naive Bayes, hồi quy tuyến tính và máy vectơ hỗ trợ sẽ giúp chuyên gia trí tuệ nhân tạo thực hiện các công việc liên quan đến Machine Learning một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, họ cũng cần hiểu biết về các khung bao gồm PyTorch, Theano, TensorFlow và Caffe để có thể xây dựng mô hình AI và thực hiện việc triển khai chúng vào thực tế.
Am hiểu về phần cứng
Chuyên gia trí tuệ nhân tạo cần am hiểu các khía cạnh khác nhau của phần cứng về cách thức hoạt động cùng các điểm hạn chế để có thể tìm ra các giải pháp AI phù hợp với từng nhu cầu, vấn đề cần giải quyết.
Ngoài kiến thức, trình độ học vấn thì kỹ năng mềm chính là yêu cầu tiếp theo chuyên gia AI phải đáp ứng được. Cụ thể:
Kỹ năng giao tiếp
Giỏi giao tiếp sẽ giúp AI Specialist dễ dàng tương tác hiệu quả với đồng nghiệp và các bên liên quan trong quá trình làm việc.
Đồng thời, điều này cũng giúp họ trình bày các ý tưởng của mình một cách dễ hiểu và có tính thuyết phục cao nhất. Qua đó, bạn sẽ dễ dàng nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm từ các bên liên quan.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Quá trình làm việc có thể xuất hiện các sự cố bất ngờ hoặc những trở ngại nhất định. Vì vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề chính là yêu cầu kế tiếp đối với một chuyên gia trí tuệ nhân tạo.
Với khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả, họ sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua được nhiều khó khăn, thử thách và luôn có quyết định sáng suốt trong mọi tình huống.
Kỹ năng ngoại ngữ
Các tài liệu về trí tuệ nhân tạo hầu như đều được viết bằng tiếng Anh. Do đó, thành thạo tiếng Anh, nhất là khả năng đọc hiểu vô cùng cần thiết với chuyên gia AI.
>>> Bạn có thể xem thêm: Người lao động đối mặt với trí tuệ nhân tạo
Để thành công trong ngành trí tuệ nhân tạo các chuyên gia AI cần sở hữu những phẩm chất nhất định. Cụ thể:
Tò mò với những điều mới, yêu thích sự sáng tạo
Sự tò mò với những điều mới mẻ trong cuộc sống và việc liên tục đặt câu hỏi sẽ giúp AI Specialist dễ dàng nhận diện và hiểu đầy đủ về các vấn đề mang tính trừu tượng.
Bên cạnh đó, họ còn phải có khả năng diễn giải vấn đề và tìm ra giải pháp mới để phát triển hệ thống AI cho doanh nghiệp.
Hiểu sâu về dữ liệu
Chuyên gia AI cần hiểu đúng ý nghĩa của các dữ liệu thu thập được và đưa ra câu trả lời hữu ích nhất cho quá trình nghiên cứu, phát triển mô hình AI sau này.
Kiên trì
Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo còn rất mới và nhiều thử thách phức tạp. Các chuyên gia AI sẽ phải liên tục thực hiện các quá trình lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian dài để xác định được kết quả chính xác nhất.
Do đó, họ cần thực sự kiên trì và không ngừng nỗ lực để có thể đạt được kết quả sau cùng và sẵn sàng thể hiện tinh thần trách nhiệm với công việc đang đảm nhận.
Khả năng học hỏi
Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo có tốc độ phát triển rất nhanh. Bởi vậy, các chuyên gia AI cần có khả năng học hỏi nhanh chóng để có thể nắm bắt các kiến thức, xu hướng mới trong ngành.
Việc học hỏi không chỉ cần thiết với người mới vào nghề mà ngay cả những chuyên gia đã làm việc lâu năm trong ngành cũng phải tích cực học hỏi để theo kịp sự phát triển của các công nghệ mới.
Ngoài những yêu cầu trên đây thì bạn cũng cần có sự đam mê, tinh thần nhiệt huyết, tính chủ động và tham vọng thăng tiến để có thể ngày càng phát triển hơn trong sự nghiệp.
Theo dự báo, trong vòng vài thập kỷ tới, triển vọng việc làm trí tuệ nhân tạo sẽ tăng theo cấp số nhân. Nguyên nhân là vì các doanh nghiệp ngày càng cần đến các chuyên gia AI để tích hợp trí tuệ nhân tạo vào quy trình hoạt động và kinh doanh của họ.
Hơn nữa, có rất nhiều cơ hội khác nhau để bạn bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Vì vậy, lựa chọn trở thành chuyên gia AI và bắt đầu việc học tập, rèn luyện ngay từ bây giờ sẽ giúp bạn tiếp cận được những cơ hội việc làm tốt nhất.
Tóm lại, trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng rất tốt trong nhiều năm tới đây. Bên cạnh đó, đây còn là lĩnh vực có mức thu nhập rất tốt. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn theo đuổi con đường trở thành một AI Specialist.
Hy vọng những gì Ms Uptalent chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chuyên gia trí tuệ nhân tạo. Từ đó, bạn cũng tự có định hướng và kế hoạch của riêng mình để trở thành một AI Specialist giỏi. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet