- 420k
- 1k
- 870
Trở thành một chuyên gia giỏi trong lĩnh vực nào đó là mong muốn, mục tiêu phấn đấu của nhiều người. Vậy, bạn đã hiểu rõ chuyên gia là gì hay chưa? Và phải Mất bao lâu để trở thành chuyên gia trong ngành? Hãy cùng tìm kiếm đáp án qua bài viết dưới đây của Ms Uptalent nhé!
MỤC LỤC:
1- Chuyên gia là gì?
2- Tiêu chuẩn trở thành chuyên gia
3- Mất bao lâu để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nào đó?
4- Lương của chuyên gia cao không?
5- Ví dụ một số chuyên gia
>>> Xem thêm: Việc làm lương cao
Chuyên gia là thuật ngữ được dùng để chỉ những người có kiến thức chuyên môn sâu rộng và kinh nghiệm thực tiễn dày dạn trong một hoặc nhiều lĩnh vực cụ thể.
Với kỹ năng vượt trội và lượng kiến thức cao hơn mặt bằng chung rất nhiều nên các chuyên gia có thể đưa ra những lời khuyên hoặc tư vấn cho người khác về một lĩnh vực nào đó. Những ý kiến chuyên môn này có giá trị tham khảo rất lớn đối với những người không thông thạo về lĩnh vực đó.
Rất nhiều người có kiến thức và kỹ năng dày dạn trong một lĩnh vực nào đó. Thế nhưng, điều đó chưa đủ giúp họ được công nhận là một chuyên gia.
Vậy phải làm sao để được công nhận là một chuyên gia?
Một người muốn trở thành chuyên gia cần đạt được các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn đầu tiên giúp một người trở thành chuyên gia chính là phải có trình độ và nghiệp vụ chuyên môn cao. Cụ thể, một chuyên gia sẽ phải am hiểu các kiến thức chuyên môn sâu hơn những đồng nghiệp của họ.
Việc thành thạo kiến thức chuyên môn được xem là điều kiện quan trọng để chuyên gia tạo dựng sự tin tưởng, uy tín với người trong ngành. Đồng thời, điều này còn giúp họ đào sâu nghiên cứu các kiến thức nền tảng một cách toàn diện nhất.
Chỉ có kiến thức về mặt lý thuyết không thể giúp một người trở thành chuyên gia. Giữa thực tế và lý thuyết luôn có khoảng cách nhất định. Bạn chỉ có thể hiểu sâu hơn về một lĩnh vực nào đó khi áp dụng những kiến thức chuyên môn đã học vào quá trình làm việc. Mặt khác, quá trình làm việc thực tế còn giúp bạn khám phá thêm nhiều kiến thức bổ ích khác.
Bởi vậy, khi nói đến một chuyên gia, bạn cần hiểu rằng người này có rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn và đã có những thành tựu, đóng góp trong lĩnh vực đó.
>>> Bạn có thể xem thêm: Chuyên gia và chuyên viên khác gì nhau?
Không phải bạn tự phong cho mình là chuyên gia thì sẽ được mọi người chấp nhận. Thực tế, bạn cần được các tổ chức uy tín hoặc người khác công nhận để được xem là một chuyên gia trong lĩnh vực.
Nếu có thể, bạn nên lấy các bằng cấp, chứng chỉ do tổ chức có thẩm quyền cấp để được đường đường chính chính công nhận là một chuyên gia thực thụ.
Sở hữu bộ kỹ năng chuyên nghiệp, năng lực chuyên môn vượt trội nên không khó hiểu khi các chuyên gia có thể giải quyết vấn đề một cách vô cùng hiệu quả.
Thực tế, chuyên gia có thể vận dụng nhuần nhuyễn những kiến thức, kỹ năng của mình để xử lý các vấn đề trong công việc một cách chính xác và còn hỗ trợ đồng nghiệp giải quyết vấn đề của họ.
Để đạt đến năng lực, trình độ của một chuyên gia, bạn sẽ phải nỗ lực hơn những người khác gấp nhiều lần.
Bạn biết đấy, mỗi một lĩnh vực đều chứa đựng khối lượng kiến thức chuyên môn khổng lồ. Hơn nữa, bạn còn phải thành thạo nhiều kỹ năng khác nhau. Nếu như không thực sự nỗ lực, bạn sẽ không bao giờ làm chủ được lượng kiến thức cùng các kỹ năng đó.
Bên cạnh đó, các chuyên gia luôn là người tiên phong trong việc đề xuất những sáng kiến mới. Họ cũng liên tục thực hiện các công trình nghiên cứu để tạo ra những giá trị mới cho ngành nghề họ theo đuổi hoặc cho toàn xã hội.
Đây có lẽ là tiêu chuẩn rất quan trọng ở một chuyên gia. Bằng cách không ngừng học hỏi, họ sẽ tích lũy cho mình thêm nhiều kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ hữu ích.
Quá trình học tập đòi hỏi sự kiên trì rất lớn. Quan trọng hơn là bạn phải tập làm quen với tư duy thường xuyên tối ưu năng suất và chất lượng công việc. Điều này sẽ giúp bạn trau dồi kiến thức và kinh nghiệm mỗi ngày để trở thành một chuyên gia hàng đầu.
>>> Bạn có thể tham khảo: Yêu cầu cần có để trở thành một chuyên gia Coach giỏi
Để trở thành chuyên gia, chắc chắn bạn phải nỗ lực rèn luyện trong một khoảng thời gian khá dài. Vậy, “khoảng thời gian khá dài” ở đây là bao lâu?
Trong cuốn sách "Những kẻ xuất chúng", Malcolm Gladwell đã khẳng định, một người cần ít nhất 10.000 giờ để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực.
Ông đã dành thời gian nghiên cứu rất nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau như vận động viên, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm,… để thấy rằng họ thực sự trở thành một người giỏi trong lĩnh đó khi có thể bỏ ra 10.000 giờ để luyện tập.
Malcolm cũng cho rằng, nếu một người có tài năng nhưng không dành ra 10.000 giờ để luyện tập thì tài năng đó cũng không bao giờ được thể hiện ra trước chúng ta.
Khi nói đến đây, có lẽ bạn sẽ tự hỏi 10.000 là thời gian bao lâu?
Giả sử, bạn dành ra 1 giờ mỗi ngày để luyện tập thì nó sẽ khoảng 27 năm. Còn nếu bạn luyện tập trong 3 giờ mỗi ngày thì nó sẽ khoảng 10 năm.
Trong khoảng thời gian cố định (1 giờ hay 3 giờ) mỗi ngày đó, bạn sẽ kiên trì thực hành, làm việc, bất kể có được trả tiền hay không.
Nguyên tắc 10.000 giờ này đúng với hầu hết các lĩnh vực thể thao, âm nhạc,… Tuy nhiên, với lĩnh vực kinh doanh luôn có những thay đổi thì bạn cần kiến thức chuyên sâu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể thích nghi linh hoạt trong mọi tình huống.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, những chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh thường là người:
- Có khả năng quan sát tỉ mỉ mọi việc và dự đoán tương lai rất chính xác dựa trên kiến thức tổng quát về nhiều lĩnh vực.
- Có nhiều ý tưởng đột phá vì họ thu thập được nhiều thông tin và từng làm việc trong các lĩnh vực mới, ít người biết.
- Có khả năng kết nối cao vì họ luôn hiểu sâu quan điểm của người khác.
- Có thể xây dựng mạng lưới quan hệ rộng rãi và kết nối tốt giữa các nhóm người khác nhau.
>>> Bạn có thể quan tâm: Những lý do nên sử dụng một chuyên gia Headhunter tại Việt Nam
Theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tại Thông tư 02/2015/TT-BLĐTBXH thì mức lương của chuyên gia tư vấn trong nước theo tháng như sau:
+ Mức 1, không quá 40 triệu/tháng, áp dụng trong các trường hợp:
Chuyên gia tư vấn có bằng đại học đúng chuyên ngành tư vấn và có từ 15 năm kinh nghiệm làm việc trở lên.
Chuyên gia tư vấn có bằng thạc sĩ trở lên đúng chuyên ngành tư vấn và có từ 8 năm kinh nghiệm làm việc trở lên.
Chuyên gia tư vấn đảm nhiệm chức danh Trưởng nhóm tư vấn hoặc chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức, điều hành gói thầu tư vấn.
+ Mức 2, không quá 30 triệu/tháng, áp dụng đối với các trường hợp:
Chuyên gia tư vấn có bằng đại học đúng chuyên ngành tư vấn và có từ 10 đến dưới 15 năm kinh nghiệm làm việc.
Chuyên gia tư vấn có bằng thạc sĩ trở lên đúng chuyên ngành tư vấn và có từ 5 đến dưới 8 năm kinh nghiệm làm việc.
Chuyên gia tư vấn đảm nhiệm các chức danh chủ trì, triển khai một hoặc một số hạng mục thuộc gói thầu tư vấn.
+ Mức 3, không quá 20 triệu/tháng, áp dụng trong các trường hợp:
Chuyên gia tư vấn có bằng đại học đúng chuyên ngành tư vấn và có từ 5 đến dưới 10 năm kinh nghiệm làm việc.
Chuyên gia tư vấn có bằng thạc sĩ trở lên và có từ 3 đến dưới 5 năm kinh nghiệm làm việc.
+ Mức 4, không quá 15 triệu/tháng, áp dụng trong các trường hợp:
Chuyên gia tư vấn có bằng đại học đúng chuyên ngành tư vấn và có dưới 5 năm kinh nghiệm.
Chuyên gia tư vấn có bằng thạc sĩ trở lên đúng chuyên ngành tư vấn và có dưới 3 năm kinh nghiệm.
Trong một số trường hợp, mức lương của chuyên gia tư vấn có thể cao hơn. Nhưng không được vượt quá 1,5 lần so với con số được quy định ở trên.
Ngoài lương theo tháng, chuyên gia còn được trả lương theo giờ, ngày hoặc tuần. Cách tính như sau:
+ Lương theo giờ
Lương 1 giờ = Lương cơ sở : 26 (ngày) : 8 (giờ) x 1,3 (hệ số).
+ Lương theo ngày
Lương 1 ngày = Lương cơ sở : 26 (ngày) x 1,3 (hệ số).
+ Lương theo tuần
Lương 1 tuần = Lương cơ sở x 12 (tháng) : 52 (tuần) x 1,2 (hệ số).
Mức lương của chuyên gia tư vấn trên đây đã bao gồm các ngày nghỉ có lương, lễ tết, không bao gồm các khoản bảo hiểm. Ngoài ra, chuyên gia còn được nhận thêm các khoản phụ cấp, chi phí khác như phí quản lý, đi lại, liên lạc,…
Thực tế, mức lương cụ thể của chuyên gia còn phải dựa trên nhiều yếu tố khác như khối lượng công việc, môi trường làm việc, hiệu quả công việc,… để có được con số chính xác nhất.
Từ những thông tin trên, chắc chắn bạn đã biết được lương chuyên gia có cao hay không rồi đúng không nào?
Để giúp bạn hình dung tốt hơn chân dung của một chuyên gia, Uptalent sẽ lấy một vài ví dụ điển hình về những chuyên gia được nhiều người biết đến tại Việt Nam nhé.
Chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo, phát triển con người
- Adam Khoo: Hiện là chủ tịch, chuyên gia đào tạo cấp cao của Tập đoàn giáo dục Adam Khoo Learning Technologies Group (AKLTG). Adam cũng được biết đến là một chuyên gia tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị, quản trị, lãnh đạo và phát huy tiềm năng con người. Tổ chức của Adam chuyên cung cấp các khóa đào tạo, các buổi hội thảo cho các cá nhân và công ty đa quốc gia khắp Châu Á.
- Tony Robbins: Ông là một trong những chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực phát triển con người. Tony hướng đến việc giúp đỡ các bạn trẻ, người khuyết tật (giống như ông) phát triển bản thân. Đồng thời ông cũng mở các lớp huấn luyện về lĩnh vực nhân sự cho CEO các tập đoàn đa quốc gia và chính trị gia.
….
Chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế
- Bà Phạm Lan Chi: Bà là một chuyên gia về kinh tế. Bà đã từng công tác tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và là thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng. Khi đã về hưu, bà từng được mời làm cố vấn kinh tế cho Chính phủ.
- Ông Vũ Viết Ngoạn: Ông từng giữ chức vụ Tổng giám đốc Vietcombank. Đến năm 2011, ông trở thành Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.
….
Chuyên gia lĩnh vực chứng khoán
- Ông Nguyễn Toại: Ông hiện là Giám Đốc của VPS và là chủ sở hữu kênh Youtube Nguyễn Toại với mục đích phân tích toàn thể thị trường chứng khoán nhằm giúp người đầu tư chọn lọc và mua được những cổ phiếu tiềm năng.
- Ông Đặng Trọng Khang: Ông là người sáng lập và chia sẻ các phương pháp đầu tư chứng khoán theo hướng Causality Investing. Ngoài ra ông còn là mentor chứng khoán tại Askany và có các khóa học dạy cách đầu tư chứng khoán tại website cá nhân.
…
Chuyên gia lĩnh vực Marketing
- Nguyễn Đình Nghĩa: Ông là một chuyên gia tư vấn chiến lược Marketing online nổi tiếng với 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực.
- Chuyên gia Matt Cutts: Đây là một chuyên gia nổi tiếng hàng đầu thế giới trong lĩnh vực SEO, tìm kiếm tự nhiên của Google
…
Chuyên gia lĩnh vực nhân sự
- Bà Lê Thị Việt Hà: Bà Hà hiện giữ chức vụ Trưởng Phòng nhân sự Khách sạn Nikko Hà Nội. Bà là một trong những chuyên gia có tiếng về nhân sự với 15 năm kinh nghiệm trong ngành khách sạn.
- Ông Nguyễn Văn Tiến: Hiện tại, ông đang giữ chức vụ Trưởng phòng Nhân Sự tại Tổ chức Giáo Dục & Đào Tạo Apollo. Ông Tiến là chuyên gia với hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nhân sự, tài chính, giáo dục, khách sạn.
…
Như vậy, Ms Uptalent vừa giúp bạn trả lời “câu hỏi chuyên gia là gì?”, “mất bao lâu để trở thành chuyên gia trong ngành?” cũng như cung cấp đến bạn một số thông tin hữu ích về một chuyên gia. Mong rằng bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích và có thể vận dụng chúng để trở thành một chuyên gia thực thụ. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet