- 420k
- 1k
- 870
Muốn phát triển trong ngành nghề toán, một tấm bằng cử nhân là chưa đủ vì ngành nghề này, mỗi khía cạnh đều cần năng lực thực hành chuyên sâu. Đây cũng chính là lý do mà việc bổ sung các chứng chỉ kế toán ngày càng được nhân sự ngành kế toán quan tâm. Chứng chỉ kế toán là gì? Top 15 chứng chỉ kế toán tài chính cần thiết nhất ra sao?... Tất cả sẽ có trong bài viết Ms. Uptalent chia sẻ đến bạn hôm nay.
MỤC LỤC:
1- Chứng chỉ kế toán là gì?
2- Tầm quan trọng của chứng chỉ kế toán
3- Quy định về chứng chỉ kế toán
4- Kể tên các loại chứng chỉ kế toán
5- Học chứng chỉ kế toán ở đâu?
>>> Xem thêm: Việc làm Kế toán
Chứng chỉ kế toán là một loại giấy tờ chứng minh năng lực, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực hành các nghiệp vụ kế toán của người sở hữu. Để sở hữu một chứng chỉ kế toán, người học phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn từ đơn vị cấp bằng từ đầu vào đến đầu ra như:
Đầu vào phải đạt về thời gian làm việc thực tế đúng chuyên môn kế toán, bằng cấp tốt nghiệp chuyên ngành liên quan đến kế toán…
Đầu ra phải hoàn tất số giờ học trực tiếp / học online, đạt điểm số bài thi kiểm tra cuối kỳ theo quy định…
Kế toán là một ngành đòi hỏi sự chuẩn xác cao với nhiều tiêu chuẩn, quy định nghiệp vụ phức tạp, vì vậy, việc sở hữu chứng chỉ kế toán là điều quan trọng mà nhân sự ngành kế toán cần bổ sung:
Một số chứng chỉ kế toán được xem là yêu cầu bắt buộc, nếu không sở hữu hoặc chứng chỉ hết hạn sử dụng, cá nhân đó sẽ không đủ tiêu chuẩn làm việc. Điển hình như chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ hành nghề đại lý thuế…
Mỗi chứng chỉ kế toán sẽ có nội dung đào tạo mang tính chuyên sâu ở một số khía cạnh trong nghề kế toán. Sở hữu chứng chỉ đồng nghĩa bạn đã được trau dồi bổ sung những mảng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ mang tính đặc thù cao. Nhà tuyển dụng và doanh nghiệp sẽ dựa trên cơ sở này để đánh giá năng lực và phân bổ vị trí phù hợp.
Muốn vươn lên những vị trí kế toán cao cấp như Giám đốc tài chính, chuyên viên tư vấn tài chính quốc tế, chuyên viên kiểm toán công ty đa quốc gia… thì những chứng chỉ kế toán chuyên môn có giá trị quốc tế sẽ là lợi thế cạnh tranh hữu hiệu nhất.
Số lượng chứng chỉ kế toán ngày càng mở rộng nhưng không phải ai muốn nghĩ ra chứng chỉ kế toán nào cũng được, ai muốn đào tạo cấp chứng chỉ cũng được. Để đảm bảo tính hợp pháp và giá trị sử dụng cao, chứng chỉ kế toán phải tuân thủ các quy định:
>>> Bạn có thể xem thêm: Những điều cần biết về chứng chỉ ngành kế toán?
Những quy định đầu vào đối với người học chứng chỉ kế toán thường phổ biến các nội dung:
Điều kiện bằng cấp
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán
Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học
Điều kiện thời gian làm việc
Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 - 60 tháng tùy theo quy định của đơn vị cấp chứng chỉ.
Điều kiện phổ biến gồm:
Tham gia đủ tối thiểu số tiết học theo quy định trong suốt thời gian đào tạo
Hoàn thành các bài luận, các bài thi cuối khóa và đạt số điểm theo quy định của đơn vị cấp chứng chỉ.
Một số chứng chỉ quốc tế còn yêu cầu thêm về số giờ thực hành sau khi hoàn tất một phần nội dung học. Nơi thực hành phải là các đối tác được tổ chức cấp bằng chỉ định.
Các chứng chỉ kế toán dù là quốc tế hay trong nước đều không có giá trị vĩnh viễn, phổ biến nhất là giá trị sử dụng trong thời hạn 02 – 05 năm.
Sau khoảng thời gian đó, tùy loại chứng chỉ mà bạn sẽ được yêu cầu:
Học và thi chứng chỉ kế toán theo những quy định cải cách mới đối với loại chứng chỉ đó
Thi (không cần học) để được cấp chứng chỉ kế toán mới
Nộp hồ sơ để được xét gia hạn chứng chỉ kế toán
Những nhân sự kế toán trong quá trình hành nghề kế toán, vi phạm những tiêu chuẩn như:
Kê khai không trung thực về bằng cấp và thời gian làm việc
Sửa chữa, giả mạo, gian lận bằng cấp, chứng chỉ để đủ điều kiện thi
Thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ…
Hoặc trong quá trình làm nghề, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, gây hậu quả cho cá nhân, tổ chức mà họ hợp tác thì tùy mức độ vi phạm, tổ chức cấp giấy phép hành nghề (cụ thể là Bộ tài chính) sẽ ra quyết định đình chỉ làm việc, thu hồi chứng chỉ hành nghề kế toán tạm thời hoặc vĩnh viễn.
>>> Bạn có thể tham khảo: Top 5 chứng chỉ cần thiết để trở thành kế toán trưởng
CIA (Certified Internal Auditor) là chứng chỉ hành nghề dành cho chuyên viên kiểm toán nội bộ. Chứng chỉ do Hiệp hội kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ IIA (The Institute of Internal Auditor) cấp. Cung cấp năng lực kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro, kiểm soát gian lận…
CPA (Certified Public Accountant) là chứng chỉ Kế toán viên công chứng. Người học có thể chọn một trong hai loại chứng chỉ CPA, một do Bộ tài chính Việt Nam cấp và một do Hội kế toán công chứng Úc cấp (gọi tắt là CPA Úc).
Chứng chỉ CPA Việt Nam do Bộ tài chính cấp là yêu cầu bắt buộc đối với kiểm toán viên khi hành nghề. Có chứng chỉ này, bạn mới đủ điều kiện trở thành Hội viên của Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA). Nếu bạn muốn phát triển công việc kiểm toán viên trong môi trường quốc tế thì nên thi CPA Úc.
ACCA (cấp bởi Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA - The Association of Chartered Certified Accountants). Đây là chứng chỉ liên quan đến kế toán, kiểm toán, tài chính và thuế được nhiều doanh nghiệp tin tưởng. Bên cạnh chuyên môn kế toán còn có các kiến thức, kỹ năng về quản trị chiến lược, kỹ năng lãnh đạo, luật kinh doanh, quản lý rủi ro…
CMA (Certified Management Accountant) cung cấp kiến thức chuyên sâu và tư duy chiến lược về lập kế hoạch, triển khai và phân tích tài chính; kèm theo đó kiến thức, kỹ năng quản trị chiến lược tài chính. CMA mang đến nền tảng năng lực hữu ích cho các vị trí lãnh đạo tài chính cấp cao. Chứng chỉ do Viện Kế Toán Quản Trị IMA (Institute of Management Accountants) cấp.
CAP (Certified Accounting Practitioner) là chứng nhận năng lực thực hành kế toán chuyên nghiệp do Viện Kinh doanh & Quản lý Hoa Kỳ cấp, công nhận toàn cầu. Cung cấp cho người học kiến thức, kỹ năng thực hành chuyên sâu về:
Lập kế hoạch
Kiểm soát ngân sách
Kiểm toán
Đánh giá các biện pháp kiểm soát
Đo lường tài chính
Báo cáo tài chính…
Thích hợp cho những ai mong muốn phát triển ở các vị trí giám sát, hoặc quản lý kế toán – kiểm toán thiên về chức năng tiếp nhận nghiệp vụ bút toán và báo cáo tài chính.
>>> Bạn có thể quan tâm: Lựa chọn khóa học kế toán như thế nào?
CFAA (Certified Fixed Asset Accountant) cung cấp năng lực kiểm soát, thiết lập các chính sách kế toán quản lý tài sản cố định bao gồm hoạt động mua, bán, thanh lý, tính khấu hao… dựa trên số liệu thực tế và cả dự trù trong kế hoạch. Chứng chỉ do do Hiệp hội CFA (Hiệp hội quốc tế dành cho các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp) cấp.
CTA (Certified Tax Accountant) là chứng chỉ kế toán thuế hàng đầu thế giới, do Úc cấp bằng, xác thực kỹ năng chuyên sâu về thuế, cũng như tư cách đạo đức nghề nghiệp liêm chính nơi người sở hữu chứng chỉ.
Chương trình học gồm nguyên tắc, quy trình, chính sách thuế, tư vấn và lập kế hoạch triển khai nghiệp vụ thuế phức tạp… Đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng vị trí chuyên gia thuế, cố vấn tài chính hoặc vị trí quản lý thuế cao cấp tại nhiều quốc gia.
CICA (Certified Internal Control Auditor) là chứng chỉ kiểm toán nội bộ, rất hữu ích khi bạn ứng tuyển vị trí kiểm toán tại những doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Chứng chỉ CICA được cấp bởi AAIFM (Hiệp hội Đầu tư và Quản lý Tài chính Hoa Kỳ) - hiệp hội nổi tiếng nhất về quản lý tài chính, quản lý rủi ro, kiểm soát doanh nghiệp và đầu tư tại Hoa Kỳ.
CCMA (Certified Cost Management Accountant) là chứng chỉ kế toán thiên về chi phí và quản lý. Chứng chỉ này rất được coi trọng ở những vị trí hỗ trợ tổ chức đưa ra quyết định tài chính hợp lý, kiểm soát chi phí và tối ưu hiệu quả hoạt động. Chứng chỉ do Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ IMA (Institute of Management Accountants) cấp.
CIPA (Certified International Payments Accountant) là chứng chỉ cung cấp cho các chuyên viên kế toán cao cấp cái nhìn tổng quát về toàn bộ hoạt động thanh toán quốc tế theo quy định quốc tế và theo tập quán thanh toán ở nhiều quốc gia. Chứng chỉ được cấp bởi Hội đồng Kế toán và Kiểm toán viên Quốc tế (ICCAA), được hỗ trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
CBP (Certified Budgeting Professional) là được cấp bởi Hiệp hội Đầu tư và Quản lý Tài chính Hoa Kỳ (AAIFM), cung cấp kiến thức, kỹ năng quản lý ngân sách, kèm theo các cam kết giá trị cốt lõi và quy tắc đạo đức AAIFM hướng đến. Đây là chứng chỉ quan trọng mà mọi lãnh đạo lĩnh vực quản lý ngân sách cần sở hữu.
CAP (Certified Audit Professional) là chứng chỉ kế toán kiểm toán cao cấp, cung cấp cho học viên năng lực quản trị, phân tích, đánh giá rủi ro và đề xuất giải pháp dự phòng ứng phó. Chứng chỉ có giá trị quốc tế, cho phép người sở hữu ứng tuyển nhiều vị trí kế toán - kiểm toán chuyên sâu khác nhau tại doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.
CFA (Certified Financial Accountant) là chứng chỉ cần có đối với mọi vị trí quản trị tài chính cao cấp, do Hiệp hội CFA (Hiệp hội quốc tế dành cho các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp) cấp. Nội dung học hướng đến các công cụ phân tích đầu tư, xác định những loại tài sản / công cụ đầu tư hiệu quả…
Sẽ có 03 cấp độ của chương trình CFA cho học viên chinh phục, độ khó sẽ tăng dần. Thi đạt cả 03 cấp độ, ứng viên sẽ trở thành thành viên cũa viện CFA (để duy trì tư cách thành viên cần phải đóng lệ phí thường niên)
CIAC (Certified Internal Audit and Control) cung cấp năng lực thẩm định độc lập, khách quan, đưa ra một hệ thống với quy trình triển khai nghiêm ngặt và những dấu hiệu phát hiện rủi ro, giúp tổ chức quản lý, kiểm soát và nâng cao hoạt động kế toán kiểm toán nội bộ theo đúng quy định pháp luật.
>>> Quan tâm thêm: Tuyển trưởng phòng tài chính kế toán cần biết những gì?
CMA (Certified Management Accounting) là chứng chỉ kế toán quản lý được cấp bởi Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ IMA (Institute of Management Accountants). Chứng chỉ là nền tảng quan trọng cho những bạn định hướng trở thành Giám đốc Tài chính hoặc Chuyên gia Tài chính - Kế toán cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Lưu ý, bạn phải đăng ký thành viên của hiệp hội IMA trước thì mới đủ điều kiện để thi CMA.
Cơ sở cấp bằng chỉ có một nhưng cơ sở đào tạo được ủy quyền đào tạo thì rất nhiều. Do đó để tiếp cận chuẩn xác những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ mà kỳ thi chứng chỉ yêu cầu, việc lựa chọn cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, uy tín luôn là bước quan trọng đầu tiên.
Tại Việt Nam, đây là những đơn vị đào tạo chứng chỉ kế toán chất lượng mà bạn có thể tham khảo lựa chọn:
Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
Học viện Ngân Hàng (BA)
Đại học Kinh tế - Đại Học Quốc gia Hà Nội (UEB)
Đại học Thương Mại (TMU)
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT)
Đại học Kinh tế - Luật - Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh (UEL)
Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU)
Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV)
SAPP Academy
Trung tâm Smart Train
Trung tâm FTMS
Trung tâm đào tạo Vietsourcing
Trung tâm BISC
Học viện APT
Học viện Unitrain
Chứng chỉ kế toán là minh chứng súc tích nhất về năng lực chuyên môn kế toán của người sở hữu chứng chỉ. Với 15 chứng chỉ kế toán quốc tế uy tín mà Ms. Uptalent chia sẻ trong bài viết, bạn đã đủ sức ứng tuyển những vị trí chuyên viên kế toán cao cấp tại các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Ngoài mức thu nhập tốt, cơ hội thăng tiến nhanh cũng luôn chào đón bạn. Chúc bạn thành công !
---------------------------------------------------------
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet