maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Mô Tả Công Việc

Chức năng, vai trò, nhiệm vụ của QA Manager

Chức năng, vai trò, nhiệm vụ của QA Manager

QA Manager là người sẽ lãnh đạo các nhân viên QA khác thiết lập nên các chính sách, thủ tục và quy trình quản lý chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng theo một mục tiêu được định sẵn. 


Việc làm QA-QC
Xem thêm >>> Việc làm Quản lý chất lượng (QA / QC)

Vai trò của QA Manager

Trong các doanh nghiệp, QA Manager giữ vai trò đảm bảo các sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng. Họ sẽ phải duy trì các yêu cầu tối thiểu về độ tin cậy, khả năng tiếp cận cũng như hiệu suất.

QA Manager sử dụng các quy trình được thiết lập sẵn để thực hiện việc kiểm tra và duy trì chất lượng sản phẩm. Bằng cách này họ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các lãng phí vô ích, từ đó làm gia tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. 

Họ giữ vai trò xây dựng và phát triển đội ngũ QA cho doanh nghiệp, để giúp doanh nghiệp đạt được các chứng nhận liên quan đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.

Là một nhà quản lý, QA Manager cũng giữ vai trò giám sát và đánh giá công việc của các thành viên khác. Đồng thời họ còn kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất sản phẩm tại các giai đoạn khác nhau.

>>> Bạn có thể xem thêm: QA là gì? Tất tần tật thông tin về ngành QA

Chức năng của QA Manager

1. Kiểm soát chất lượng sản phẩm

Chức năng của QA Manager là kiểm soát chất lượng sản phẩm để đảm bảo sản phẩm luôn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Công việc của họ là kiểm tra sản phẩm về các tiêu chí như: thông số kỹ thuật, đóng gói sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng,…


>>> Xem thêm: QA Manager là gì? Công việc vị trí QA Manager là gì?

2. Giám sát hệ thống quản lý chất lượng

Một QA Manager cần đảm bảo việc giám sát chặt chẽ hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Theo dõi sát sự hoạt động của các quy trình để đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật của sản phẩm. Cập nhật kịp thời các quy định mới của nhà nước liên quan lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và áp dụng vào thực tiễn công việc tại doanh nghiệp.

3. Chức năng phân tích 

QA Manager sẽ phải xem xét và phân tích các dữ liệu sản xuất để xác định các vấn đề về chất lượng và đưa ra biện pháp xử lý, kiểm soát nhằm loại bỏ các vấn đề. Hơn nữa, họ còn phải phân tích lợi nhuận của từng sản phẩm để có hướng phát triển phù hợp.

4. Phát triển sản phẩm

Những việc làm hấp dẫn

Trưởng Phòng Chất Lượng

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử, QA/QC

Senior Quality Engineer (Mechanical)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất , QA/QC

QA Manager (Manufacturing)

Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử, QA/QC

QA Staff (Manufacturing)

Hà nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Sản Xuất , QA/QC

QA Deputy Manager (Garment)

Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Sản Xuất , QA/QC

QA Manager cần tập trung giải quyết các yêu cầu từ khách hàng. Nhờ vậy mà các sản phẩm, dịch vụ không ngừng được cải tiến. Trong vai trò của mình, các QA Manager sẽ theo dõi các dự án nghiên cứu để cải thiện chất lượng, quy trình, kỹ thuật cho các sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp không chỉ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng mà còn nâng cao hiệu quả kinh doanh.

5. Đào tạo

Trong vai trò của người đứng đầu bộ phận, QA Manager có chức năng đào tạo cho nhân viên của bộ phận, để họ có thể nắm bắt đầy đủ và chính xác toàn bộ hệ thống và các yêu cầu quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Nhờ vậy họ có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ công việc được giao.


>>>> Có thể bạn quan tâm: Làm sao để trở thành một QA Manager?

Nhiệm vụ của QA Manager

QA Manager là người đứng đầu bộ phận QA và là vị trí xuất hiện trong các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động của mỗi doanh nghiệp mà họ sẽ đảm nhiệm các công việc khác nhau. Tuy nhiên, họ thường thực hiện một số nhiệm vụ chính sau đây:

  • Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng, hệ thống đo lường và các quy trình quản lý chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.

  • Thu thập, đánh giá các yêu cầu của khách hàng để tìm ra phương án phù hợp đáp ứng những yêu cầu này.

  • Làm việc với bộ phận mua hàng để thiết lập các tiêu chuẩn và yêu cầu chất lượng đối với  các nhà cung cấp vật tư, nguyên vật liệu và các sản phẩm khác.

  • Thiết lập các tiêu chuẩn về an toàn lao động trong quá trình sản xuất và thực hiện việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp làm giảm hao phí, gia tăng hiệu quả sản xuất. Đặc biệt cần đảm bảo quy trình sản xuất đáp ứng được các tiêu chuẩn trong và ngoài nước.

  • Xây dựng và điều hành các quy trình kiểm soát chất lượng, để đảm bảo công ty làm việc hiệu quả nhất và có thể vượt lên trước các đối thủ cạnh tranh.

  • Phân tích dữ liệu sản xuất để phát hiện những khía cạnh còn yếu kém, từ đó có biện pháp phù hợp để thay đổi và cải thiện những điểm còn yếu đó. Sau khi thực hiện việc cải thiện cần tiến hành đánh giá các kết quả đạt được và rút ra bài học cho những lần kế tiếp.

  • Quản lý và điều hành hoạt động của bộ phận QA. Phân công công việc cho nhân viên bộ phận, chịu trách nhiệm đào tạo, giám sát quá trình làm việc của nhân viên trong bộ phận. 
  • Thực hiện việc thu thập các dữ liệu cần thiết và tiến hành tính toán hiệu suất hoạt động cũng như lập báo cáo thống kê cho Ban giám đốc.

 

Dịch vụ headhunter
-----------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


Nguồn ảnh: internet
HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.