maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Kỹ Năng Làm Việc

Chức năng, vai trò, nhiệm vụ của IT Manager

Chức năng, vai trò, nhiệm vụ của IT Manager

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ khiến IT trở thành ngành nghề hot trong xã hội. Tuy nhiên đây cũng là môi trường làm việc chứa đựng nhiều thách thức, đặc biệt với vị trí quản lý cấp cao như IT Manager. 

IT Manager là người chịu trách nhiệm quản lý cao nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Họ là người đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến lĩnh vực công nghệ và chịu trách nhiệm lãnh đạo bộ phận IT.

Sau đây chúng ta hãy cùng khám phá xem vai trò, chức năng và nhiệm vụ của IT Manager trong doanh nghiệp là gì nhé!

Tuyển dụng CNTT
Xem thêm >>>> Việc làm IT

Vai trò của IT Manager

Vai trò của IT Manager là thiết lập các chiến lược, chính sách công nghệ phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, họ cũng giữ vai trò phân bổ các tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp sao cho hiệu quả. Hơn nữa, họ còn phải điều hành, quản lý hoạt động của bộ phận, hỗ trợ đội nhóm của mình trang các dự án công nghệ, phân tích và giải quyết những vấn đề phức tạp phát sinh trong công việc.


Đừng bỏ lỡ >>> IT Manager là gì? Tất tần tật về vị trí IT Manager

Để hoàn thành vai trò của một IT Manager là điều không hề đơn giản. Vị trí này đòi hỏi họ phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, am hiểu lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, họ còn phải có năng lực giao tiếp hiệu quả với các cá nhân, tập thể phòng ban trong doanh nghiệp và với các khách hàng, đối tác, nhà cung cấp bên ngoài.

Quan trọng nhất là họ phải phân tích, đánh giá đúng phương hướng hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể họ cần dự đoán được các chi phí và lợi ích doanh nghiệp nhận được từ các dự án công nghệ. Từ đó, họ có thể đưa ra quyết định đúng đắn và sáng suốt nhất về quy trình quản lý hệ thống công nghệ thông tin, cũng như quản lý việc bảo mật và thiết lập chính sách hoạt động cho bộ phận IT.

Chức năng của IT Manager

1. Hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh

Một IT Manager không chỉ đơn giản là một chuyên gia về kỹ thuật công nghệ thông tin, mà chức năng của họ là phải hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như, mục tiêu sắp tới của doanh nghiệp là phải tăng trưởng doanh thu, thì IT Manager cần phải xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động cụ thể để dẫn dắt đội ngũ nhân viên hoàn thành mục tiêu với kết quả tốt nhất.

2. Thiết lập mục tiêu, kế hoạch làm việc 

Là một người quản lý, IT Manager không chỉ có ý tưởng là được, điều quan trọng hơn hết là họ phải biết rõ mục tiêu cần hướng đến là gì, phải làm sao để thực hiện mục tiêu đó? Vì thế, họ cần thiết lập các mục tiêu và kế hoạch làm việc rõ ràng, cụ thể. Đồng thời họ phải kiểm tra để đảm bảo tính chính xác và khả thi của các mục tiêu, kế hoạch đã lập. 


>>> Xem thêm: IT Manager hội tụ những kỹ năng nào?

3. Giải quyết sự cố

Những việc làm hấp dẫn

IT Manager (FMCG)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai CNTT-Phần cứng/Mạng , CNTT-Phần mềm

IT Infrastructure Manager (Manufacturing)

Hà nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc CNTT-Phần cứng/Mạng , Sản Xuất

IT Manager (Application)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên CNTT-Phần cứng/Mạng , CNTT-Phần mềm , Sản Xuất

IT Technician (Manufacturing)

Vũng Tàu, Bình Dương , Đồng Nai CNTT-Phần cứng/Mạng , CNTT-Phần mềm , Sản Xuất

IT Support Specialist

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai CNTT-Phần cứng/Mạng , CNTT-Phần mềm , Dệt may/ Sợi/ Giầy da

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, việc phát sinh các sự cố là điều khó tránh khỏi. Trách nhiệm của IT Manager là phải kịp thời tìm ra biện pháp xử lý sự cố hiệu quả, nhất là không để sự cố đó lặp lại. Ngoài ra, họ còn phải xây dựng phương án dự phòng khi có phát sinh các sự cố bất ngờ. 

4. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong doanh nghiệp

Khi làm việc ở vị trí quản lý, bạn cần chú trọng việc xây dựng các mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp. Điều này giúp bạn nhận được sự tin tưởng của Ban giám đốc và sự tôn trọng của nhân viên cấp dưới. Khi mà bạn thành công xây dựng niềm tin với các phòng ban khác thì công việc của phòng IT cũng diễn ra thuận lợi, suôn sẻ hơn nhiều.

5. Tạo lập tinh thần làm việc nhóm

Môi trường làm việc trong ngành IT rất phức tạp và áp lực rất cao. Vì vậy, tinh thần làm việc nhóm trong ngành này rất quan trọng. Để hoàn thành công việc, IT Manager phải xây dựng được niềm tin và kiến tạo được sự gắn kết giữa mọi người. Sự hợp tác của mọi người trong bộ phận là yếu tố then chốt quyết định mọi thành công.

Nhiệm vụ của IT Manager

Nhiệm vụ của IT Manager trong doanh nghiệp thường bao gồm:

1. Quản lý hệ thống công nghệ thông tin

IT Manager có trách nhiệm đề xuất các nguyên tắc quản trị, xây dựng chiến lược hệ thống thông tin và xác định các ứng dụng hệ thống doanh nghiệp cần. Họ cần vận dụng hiệu quả các kiến thức về kỹ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông, hệ thống mạng và cơ sở dữ liệu để hoàn thành tốt nhất công việc hàng ngày.

2. Phân tích dữ liệu 

Tiến hành thu thập, phân tích dữ liệu để lập các báo cáo kỹ thuật cần thiết. Từ các kết quả phân tích đưa ra dự đoán xu hướng kinh doanh và hành vi của khách hàng. Đồng thời tham gia vào việc đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng. 

3. Quản lý dự án công nghệ thông tin

IT Manager cần đặt ra các mục tiêu hoạt động phù hợp với chức năng kinh doanh, xác định các yêu cầu của một dự án, theo dõi tiến độ, giải quyết các vấn đề phát sinh, thu thập các ý kiến phản hồi và đề xuất biện pháp thay đổi phù hợp dựa trên các phản hồi đó.


>>> Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn IT Manager

4. Quản lý công tác bảo mật, rủi ro IT

Xây dựng chính sách bảo mật hệ thống thông tin phù hợp để bảo vệ các tài sản thông tin của doanh nghiệp. Tổ chức đào tạo, hướng dẫn thực hiện chính sách bảo mật cho toàn bộ nhân viên công ty.

Tiến hành phân loại rủi ro và xây dựng chiến lược đối phó với những rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải. Đồng thời xây dựng quy trình đánh giá và quản lý rủi ro IT cũng như xây dựng quy trình khắc phục rủi ro và quản lý khủng hoảng.

5. Quản lý ngân sách hoạt động IT

Xây dựng ngân sách hoạt động IT, lập bảng kế hoạch đầu tư IT và xác định chi phí sở hữu, tỷ lệ hoàn vốn, thời gian hoàn vốn cụ thể, chi tiết.

6. Quản lý việc mua sắm trang thiết bị công nghệ thông tin

Để hoạt động mua sắm trang thiết bị IT đạt hiệu quả, IT Manager cần xây dựng các tiêu chuẩn, chính sách, quy trình mua sắm các thiết bị IT.

Trước khi thực hiện việc mua sắm cần lên kế hoạch mua sắm cụ thể, tiến hành đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp phù hợp. Đồng thời cần thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp chất lượng.

7. Quản lý hoạt động của bộ phận IT

Trách nhiệm của IT Manager là xây dựng mục tiêu, quy trình vận hành, sơ đồ tổ chức bộ phận IT. Đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo công việc, phân công công việc và thiết kế lịch làm việc phù hợp cho nhân viên bộ phận.
 

Dịch vụ headhunting - săn đầu người------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.