- 420k
- 1k
- 870
Giám đốc điều hành được biết đến là người thay mặt Hội đồng quản trị điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng là người chịu trách nhiệm về những kết quả công ty đạt được và khả năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.
Vậy Giám đốc điều hành là ai? Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của Giám đốc điều hành là gì? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Ms Uptalent để có được những thông tin hữu ích nhé!
Nội dung bài viết bao gồm:
1- Giám đốc điều hành là ai?
2- Chức năng Giám đốc điều hành
3- Trách nhiệm của Giám đốc điều hành
4- Nhiệm vụ Giám đốc điều hành phải đảm nhận
Xem thêm:
Mách bạn bí quyết trở thành giám đốc điều hành chuyên nghiệp
20 câu hỏi phỏng vấn giám đốc điều hành hóc búa nhất
KPI cho vị trí Giám đốc điều hành
Sự khác nhau giữa giám đốc điều hành (CEO) và giám đốc vận hành (COO)
Giám đốc điều hành hay CEO là người phụ trách việc điều hành doanh nghiệp theo các mục tiêu, tầm nhìn và giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp hướng đến. Bên cạnh đó, giám đốc điều hành cũng là người tổng hợp thông tin, đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược và chịu trách nhiệm với kết quả đạt được.
Trong vai trò của mình, Giám đốc điều hành sẽ đưa ra định hướng hoạt động cho doanh nghiệp trong từng giai đoạn kinh doanh nhất định. Đồng thời họ cũng đảm đương việc thiết lập bộ máy quản lý doanh nghiệp, xây dựng văn hóa, quản lý tài chính, xây dựng và vận hành bộ máy nhân sự.
Với kiến thức sâu rộng, năng lực chuyên môn cao, Giám đốc điều hành sẽ giữ cho doanh nghiệp luôn hoạt động ổn định với hiệu suất kinh doanh tối ưu.
>>>> Xem thêm: CEO và Chairman có gì khác nhau?
Với vai trò của người quản trị, điều hành công ty, Giám đốc điều hành có các chức năng sau:
CEO chịu trách nhiệm hoạch định các chiến lược, kế hoạch kinh doanh, đầu tư hàng năm cho công ty. Đồng thời họ cũng đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý của doanh nghiệp.
Các CEO sẽ đưa ra quyết định phát triển dòng sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm hiện hữu cho doanh nghiệp.
Giám đốc điều hành sẽ đưa ra quyết định về các chiến dịch, chiến lược phát triển thương hiệu và chương trình thu hút khách hàng. Đồng thời họ cũng là người theo dõi và chịu trách nhiệm về các kết quả đạt được.
CEO có quyền đưa ra các quyết định về vấn đề tài chính mà không phải đợi HĐQT phê duyệt và phải chịu trách nhiệm về các chỉ tiêu tài chính trước HĐQT. Họ cũng là người duyệt các quy định về tài chính và thiết lập thẩm quyền ký duyệt tài chính trong công ty.
Định kỳ CEO sẽ lập các bảng dự toán tài chính trình HĐQT phê duyệt. Dự toán phải được lập phù hợp với nhu cầu hoạt động và kế hoạch kinh doanh của công ty.
Giám đốc điều hành có trách nhiệm phụ trách việc thẩm định các dự án đầu tư. Bên cạnh đó họ cũng là người duyệt các kế hoạch thực hiện dự án đầu tư, kế hoạch vay, mua bán cổ phiếu, trái phiếu.
Để doanh nghiệp luôn hoạt động trơn tru, nhịp nhàng, CEO cần xây dựng các chính sách kinh doanh, phân phối, tiếp thị, nhân sự, mua hàng và tín dụng một cách cụ thể và khoa học.
Mỗi doanh nghiệp tựa như một bộ máy. Và bộ máy đó muốn hoạt động được sẽ cần đến sức lực của rất nhiều người.
Do đó với vai trò là người đứng đầu doanh nghiệp, CEO sẽ phải đứng ra xây dựng và tổ chức bộ máy nhân sự cho doanh nghiệp. Họ sẽ phải tham khảo ý kiến của HĐQT để quyết định số lượng nhân sự cần thuê, chức vụ, công việc của từng vị trí cũng như các chế độ lương, phúc lợi và các vấn đề khác liên quan đến nhân sự của công ty.
CEO có trách nhiệm thực hiện các kế hoạch kinh doanh được HĐQT thông qua. Định kỳ họ phải tiến hành đánh giá và lập báo cáo cho HĐQT.
>>>> Bạn xem thêm: Lộ trình để trở thành một CEO
Giám đốc điều hành chính là bộ mặt và cũng là người quyết định tương lai của doanh nghiệp. Cho dù mỗi doanh nghiệp sẽ có quy mô và cách thức hoạt động khác nhau, nhưng CEO luôn phải gánh vác các trách nhiệm sau:
Đây chính là trách nhiệm quan trọng nhất của Giám đốc điều hành. Trên thực tế rất khó để đưa ra các quyết định chiến lược. Nhưng nếu không làm được điều đó công ty sẽ chỉ là những cá nhân rời rạc và không thể phát triển.
CEO sẽ phải hệ thống các tầm nhìn, chiến lược phát triển một cách rõ ràng và truyền đạt cụ thể, chi tiết các ý định đó cho đội ngũ nhân viên. Nếu chỉ đưa ra các chiến lược chung chung, đội ngũ nhân viên sẽ không hiểu được mục tiêu và trách nhiệm của họ.
Những hành động của CEO sẽ được cấp dưới của họ làm theo. Bởi vậy họ phải luôn duy trì các chuẩn mực, tiêu chuẩn, phong thái làm việc và cả tính cách, lối sống. Họ sẽ phải trở thành người mà họ muốn thấy ở nhân viên.
Chịu trách nhiệm về hiệu suất, kết quả kinh doanh là lẽ đương nhiên đối với vị trí Giám đốc điều hành. Bởi vì các kết quả đó chính là bằng chứng về khả năng lãnh đạo của họ.
Do đó, Giám đốc điều hành sẽ phải kiểm soát tốt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ phải đảm bảo truyền đạt tốt nhất các mục tiêu, đường hướng phát triển cho đội ngũ nhân viên trong công ty. Từ đó có thể đảm bảo hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp luôn được tối ưu.
Cân bằng nguồn lực và tài chính cho doanh nghiệp là trọng trách chỉ có Giám đốc điều hành mới gánh vác được.
Trước thực tế các vấn đề về ngân sách và phân bổ nguồn nhân lực liên tục thay đổi theo từng hoàn cảnh và môi trường kinh doanh, các CEO sẽ phải hiểu rõ chiến lược mình đã đặt ra và phải hiểu sâu các khía cạnh của doanh nghiệp để hoàn thành trách nhiệm này.
>>>> Có thể bạn quan tâm: CEO là gì? CEO đi làm thuê cần chú ý những gì?
Bất kể doanh nghiệp có quy mô và cách thức hoạt động như thế nào, người đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành đều phải nắm rõ bức tranh tổng thể và thường thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Lập kế hoạch và định hướng chiến lược phát triển chung cho toàn công ty.
+ Thiết lập mục tiêu, hướng phát triển và chiến lược kinh doanh.
+ Điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của công ty.
+ Lập kế hoạch kinh doanh và marketing.
+ Thực hiện các nghị quyết, kế hoạch kinh doanh và đầu tư mà Hội đồng quản trị đã thông qua.
+ Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, mức độ phát triển và tăng trưởng của công ty.
+ Đảm bảo đạt được các mục tiêu về tăng trưởng và phát triển.
+ Quản lý nhân viên trong công ty, đảm bảo hiệu suất làm việc luôn được tối ưu.
+ Đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của các bộ phận, phòng ban.
+ Nhận diện những thách thức và cơ hội từ thị trường.
+ Đa dạng hóa các sản phẩm hiện tại và phát triển các sản phẩm mới cho doanh nghiệp.
+ Đánh giá các rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải và đảm bảo những rủi ro ấy được giám sát và giảm thiểu đáng kể.
>>>> Xem thêm: CEO là gì? CEO cần sở hữu tố chất nào?
+ Đề xuất với HĐQT về số lượng, mức lương, trợ cấp, bổ nhiệm, miễn nhiệm và các điều khoản khác liên quan đến cán bộ quản lý mà doanh nghiệp cần thuê.
+ Phê duyệt cấu trúc tổ chức doanh nghiệp và phạm vi trách nhiệm các cấp quản lý trong doanh nghiệp.
+ Trình bày báo cáo và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho HĐQT.
Tại các doanh nghiệp lớn, Giám đốc điều hành chủ yếu đưa ra quyết định về các chiến lược dài hạn và quan trọng. Trong khi đó, các quản lý cấp dưới sẽ quyết định các vấn đề ít quan trọng hơn. Còn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Giám đốc điều hành sẽ thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó có cả tuyển dụng nhân sự.
Người ta thường ví doanh nghiệp như một con thuyền và Giám đốc điều hành chính là thuyền trưởng của con thuyền đó. Một con thuyền có thể ra khơi thuận lợi và trở về với một khoang đầy ắp cá hay không phụ thuộc rất lớn vào tài năng và sự nỗ lực của người thuyền trưởng.
Trên đây là một số thông tin về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của Giám đốc điều hành Uptalent muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về vị trí Giám đốc điều hành trong các doanh nghiệp.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet