- 420k
- 1k
- 870
Đứng đầu quản lý và chịu trách nhiệm chính của phòng sản xuất không ai khác chính là giám đốc phân xưởng sản xuất. Bên cạnh là một người giỏi chuyên môn, vị trí này còn đòi hỏi khả năng quản lý, lãnh đạo và gắn kết các phân xưởng một cách mạnh mẽ, hiệu quả. Những yếu tố này thể hiện rất rõ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của giám đốc phân xưởng sản xuất mà HRchannels sẽ đề cập ngay sau đây.
Quản lý sản xuất và quản lý con nguời là hai yêu cầu mà bất cứ giám đốc phân xưởng sản xuất nào cũng phải hoàn thành song hành, đó là trách nhiệm, thậm chí là sứ mệnh được đặt lên vai họ.
Chịu trách nhiệm về công tác phối hợp sản xuất giữa các phân xưởng trong doanh nghiệp
Đảm bảo hoàn thành kế hoạch theo đúng tiến độ được chỉ đạo
Cam kết chất lượng thành phẩm đúng tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể theo từng đơn hàng
Bố trí nhân lực phù hợp theo chuyên môn, dây chuyển sản xuất
Kiểm tra, giám sát chặt chẽ tiến độ làm việc tại các phân xưởng
Đảm bảo quy trình làm việc đúng tiêu chuẩn đăng ký, an toàn lao động, máy móc vận hành đúng chức năng…
Linh hoạt, kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ trong quá trình sản xuất cả về con người, máy móc, sản phẩm…
Để hoàn thành tốt những chức năng trên, hàng loạt nhiệm vụ được đặt ra cho giám đốc phân xưởng sản xuất mỗi ngày
Trực tiếp giám đốc phân xưởng sản xuất sẽ lên kế hoạch chi tiết cho từng phân xưởng dựa trên kế hoạch tổng thể từ ban lãnh đạo.
Mỗi phân xưởng sẽ phụ trách một dòng sản phẩm hoặc một bộ phận cấu thành sản phẩm tổng thể, dù là hình thức nào thì sự gắn kết giữa các phân xưởng là điều quan trọng.
Giám đốc phân xưởng sản xuất luôn phải đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong phân công nhiệm vụ cho từng phân xưởng, có như vậy mới tạo được môi trường làm việc lành mạnh, gắn kết trong nội bộ.
Kế hoạch sản xuất đều có thời gian quy định, việc trễ nãi có thể tạo thành hiệu ứng domino cho những kế hoạch tiếp theo, vì vậy, theo sát tiến độ là trách nhiệm của giám đốc phân xưởng sản xuất
Quy định trưởng phân xưởng báo cáo theo buổi làm việc hoặc theo ngày
Định kỳ trong ngày, trực tiếp giám đốc sẽ xuống phân xưởng kiểm tra, đôn đốc và động viên nhân viên
Ghi nhận những khó khăn của người lao động trực tiếp sản xuất, chủ động khắc phục hoặc đề xuất giải pháp lên cấp trên
Doanh nghiệp có thể có một hoặc một vài dòng sản phẩm, có một thực tế là không phải thành phẩm của đơn hàng nào cũng giống nhau, điều này phụ thuộc vào yêu cầu từ bên đặt hàng, vì vậy, giám đốc phân xưởng sản xuất phải
Nắm rõ yêu cầu cho từng đơn hàng
Triển khai chi tiết, cẩn trọng đến từng trưởng phân xưởng
Trực tiếp tham gia cuộc họp phân chia công tác tại các phân xưởng trực thuộc
Trực tiếp cùng trường phân xưởng kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu từ phòng kho vận giao đến, nhất là những đơn hàng lớn, yêu cầu cao.
>>> Xem thêm: Mô tả công việc của giám đốc phân xưởng sản xuất
Nhân lực là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất, việc bố trí nhân sự sẽ do trường phân xưởng đề xuất nhưng quyết định cuối cùng vẫn thuộc về giám đốc phân xưởng sản xuất
Bố trí công nhân đứng máy phù hợp chuyên môn
Sắp xếp ca làm việc nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động
Đảm bảo công tác bảo hộ lao động trong quá trình thao tác
Hạn chế tăng ca bằng cách điều chỉnh công suất vận hành của máy trong giai đoạn cao điểm hoặc thuê thêm nhân công thời vụ hỗ trợ phòng sản xuất.
Một quy trình vận hành an toàn, đúng chuẩn sẽ đảm bảo hiệu quả chất lượng và thời gian giao hàng đúng hạn
Đảm bảo quy trình sản xuất thành phẩm được kiểm tra nghiêm ngặt theo từng giai đoạn
Nhanh chóng phát hiện những vấn đề cảnh báo sự cố liên quan đến máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất.
Trực tiếp giám sát quá trình xử lý, khắc phục, dù là trong hay ngoài giờ làm việc, đảm bảo quy trình vận hành ổn định vào ngày làm việc tiếp theo.
Giám đốc phân xưởng sản xuất cần phối hợp chặt chẽ với giám đốc các phòng ban có liên quan nhằm đảm bảo mọi yếu tố của phòng sản xuất được xử lý nhanh và hiệu quả nhất
Phòng kỹ thuật : bảo trì, bảo dưỡng máy móc định kỳ, bố trí nhân lực sửa chữa hệ thống ngay khi có sự cố phát sinh
Phòng nhân sự : tuyển dụng, bổ sung, điều động nhân sự phòng sản xuất nhanh chóng
Phòng kho vận : đảm bảo nguyên vật liệu tồn kho đầy đủ, đảm bảo công tác bảo quản thành phẩm đúng kỹ thuật
Phòng tài chính : chi ngân sách khen thưởng, duyệt mua sắm trang thiết bị cần thiết …
Bạn xem thêm >>> Lộ trình thăng tiến từ Factory Manager đến CEO
Định kỳ tuần hoặc tháng, giám đốc phân xưởng sản xuất sẽ báo cáo kết quả tình hình hoạt động với ban lãnh đạo
Cập nhật kịp thời tiến độ sản xuất theo kế hoạch
Đề xuất giải pháp, hướng điều chỉnh linh hoạt theo tình hình sản xuất thực tế
Ban lãnh đạo theo dõi liên tục tình hình sẽ thuận lợi hơn cho giám đốc phân xưởng khi thuyết phục phê duyệt những thay đổi liên quan đến chỉ tiêu, ngân sách …
Nhìn vào chức năng, nhiệm vụ của giám đốc phân xưởng sản xuất, chúng ta có thể thấy áp lực, trọng trách mà người quản lý ở vị trí này phải gánh vác. Đây là chức vụ có tầm ảnh hưởng lớn đến thành công của cả một doanh nghiệp, do vậy, rèn luyện, học hỏi, sáng tạo, linh hoạt là tố chất cần thiết. HRchannels hy vọng qua bài viết này, những ứng viên mong muốn trở thành giám đốc phân xưởng sản xuất giỏi nhận ra được những kỹ năng mình còn thiếu và nỗ lực trau dồi cho bước đường sự nghiệp của chính mình.
Nếu bạn đọc có bất cứ câu hỏi hay góp ý nào, xin hãy tham gia vào phần bình luận trong comment phía dưới bài viết nhé.
---------------------------------------------------------
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet