- 420k
- 1k
- 870
CTO giữ vai trò đầu tàu trong các quyết định chiến lược công nghệ và chiến lược kinh doanh, họ là người có khả năng đảm bảo sự cân bằng giữa 2 yếu tố này trong doanh nghiệp. Vậy chức năng của CTO là gì trong doanh nghiệp? Cùng HRchannels tìm hiểu chi tiết để bạn nhanh chóng nắm bắt được sẽ phải làm gì, tích lũy những gì và trách nhiệm của CTO phải đảm đương.
MỤC LỤC:
1. Chức năng quản lý
2. Chức năng lập kế hoạch
3. Chức năng người đại diện cho công ty
4. Chức năng tư vấn
5. Chức năng điều hành
>>>> Xem thêm: CTO là gì? Tất tần tật về Chief Technology Officer
Hiện tại, những tiến bộ công nghệ đang được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ những việc đơn giản như thanh toán, đọc báo… đến điều hành hoạt động của chính phủ, y tế, giáo dục. Các công ty đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nhằm mục đích giảm thiểu tối đa các khoản chi phí vận hành không cần thiết. Đồng thời họ còn áp dụng công nghệ vào việc phân tích xu hướng thị trường và xây dựng mục tiêu, kế hoạch nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất. Chính bởi nhu cầu thực tiễn trong việc vận dụng công nghệ để phát triển doanh nghiệp mà chức năng của CTO đối với doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn.
CTO là người có khả năng quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng của công ty. Với chức năng này họ thực hiện những việc như: giám sát kho dữ liệu thông tin của công ty, quản lý các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin và an ninh mạng, điều hành việc bảo trì hệ thống công nghệ và hệ thống mạng lưới hạ tầng kỹ thuật của công ty. CTO cũng có thể tham gia lập kế hoạch và điều hành việc thực hiện các chiến lược kỹ thuật. Ngoài ra, với chức năng quản lý của mình, CTO còn có thể quản lý lộ trình công nghệ trong công ty.
CTO cũng là người chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ kỹ thuật, lập trình viên của công ty. Trước tiên để có một đội ngũ kỹ thuật viên mạnh, CTO cần biết cách tìm đúng người cho đội ngũ của mình và họ phải biết cách khai thác tối đa tiềm năng của các thành viên trong nhóm. Điều này thể hiện ở chỗ phân công đúng người đúng việc và đưa ra các chỉ dẫn công việc rõ ràng, liên tục cho nhân viên. Hơn nữa, một CTO cần hiểu rõ quy trình phát triển sản phẩm để xác định một người nào đó trong nhóm có phù hợp với môi trường này hay không.
Đảm nhận vị trí CTO nghĩa là bạn phải có khả năng hình dung được cách mà công nghệ sẽ biến đổi doanh nghiệp như thế nào. Bạn sẽ là người xây dựng các chiến lược và kế hoạch triển khai kỹ thuật công nghệ để cải thiện hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, bạn còn phải nghiên cứu và vận dụng những công nghệ mới nhất để đảm bảo công ty ngày càng phát triển vững mạnh và đạt được nhiều thành công hơn nữa.
Việc đưa ra quyết định liên quan đến các kế hoạch phát triển kinh doanh hay các kế hoạch thiết kế, phát triển sản phẩm bằng cách vận dụng công nghệ luôn gặp rất nhiều khó khăn. Tùy thuộc vào quy mô công ty mà chất lượng nguồn nhân lực về công nghệ cũng rất khác nhau. Nếu đội ngũ kỹ thuật viên không đủ kiến thức và kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu công việc thì CTO sẽ là người phải tìm ra giải pháp để thực hiện kế hoạch. Vì vậy để hoàn thành vai trò của một CTO, họ không chỉ cần những kiến thức, hiểu biết về công nghệ mà họ còn phải sở hữu những kỹ năng đa dạng.
Tại các sự kiện quan trọng của ngành, các hội thảo hay hội nghị, CTO sẽ là gương mặt đại diện phù hợp nhất của mỗi doanh nghiệp. Bằng kiến thức chuyên môn vững vàng về công nghệ và kỹ năng của một nhà quản trị kinh doanh, CTO sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu. Đồng thời gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Ngoài ra, CTO cũng là người thay mặt công ty trong các mối quan hệ giao tiếp và liên lạc với khách hàng. Trong vai trò này, CTO chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề về quan hệ khách hàng, theo dõi thị trường mục tiêu và hỗ trợ việc đưa các dự án công nghệ gia nhập vào thị trường.
Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, CTO giữ vai trò quan trọng trong việc tham mưu và tư vấn chiến lược phát triển doanh nghiệp cho Ban lãnh đạo. Các chiến lược này được xây dựng dựa vào cơ sở nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, phân tích xu hướng thị trường và tạo dựng mô hình doanh nghiệp phù hợp với kiểu mẫu thời đại 4.0.
Bên cạnh đó, CTO còn có mối quan hệ chặt chẽ với CEO và các thành viên điều hành C-suit khác trong công ty. Họ cũng hiểu rõ các khó khăn trong việc vận hành kỹ thuật của các bộ phận, phòng ban cũng như hiểu rõ mục tiêu chiến lược phát triển hệ thống thông tin của Ban lãnh đạo trong từng thời kỳ. Nhờ vậy CTO có thể đưa ra đề xuất áp dụng công nghệ phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp.
>>>> Tham khảo: Chân dung của một CTO (Chief Technologies Officer)
Một trong những vai trò khác của CTO là điều hành hoạt động của bộ phận IT. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực IT, CTO hoàn toàn có đủ khả năng hướng dẫn, đào tạo và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên bộ phận IT. Một khi nguồn nhân lực công nghệ được quan tâm bồi dưỡng đúng mức thì công việc của các CTO cũng sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn vì họ có những nhân tài bên cạnh hỗ trợ. Sở hữu đội ngũ nhân lực mạnh mẽ và tài năng sẽ góp phần tạo nên nhiều ý tưởng công nghệ tuyệt vời. Các CTO cũng có thêm thời gian tập trung cho các chiến lược phát triển hơn là phải trực tiếp bắt tay vào thực hiện các công việc thuộc chuyên môn kỹ thuật.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet