- 420k
- 1k
- 870
Headhunter hiện là công việc khá hấp dẫn với cơ hội việc làm rộng mở. Thế nhưng, để đạt được thành công với nghề này lại không hề dễ dàng. Đặc biệt với những bạn Fresher mới vào nghề, có vô vàn các khó khăn đang chờ đón bạn.cĐể hiểu rõ hơn, bạn đọc hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của một Fresher trong lĩnh vực Headhunt (HR) qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
1- Giới thiệu về Headhunt Fresher
2- Công việc của một Headhunt Fresher
3- Khó khăn gặp phải khi là một Fresher
3.1- Căng thẳng, mệt mỏi
3.2- Gọi điện cho khách hàng hay ứng viên
3.3- Không dám đặt câu hỏi
3.4- Bị từ chối
Fresher là thuật ngữ được dùng để chỉ những sinh viên mới ra trường hoặc những người mới bắt đầu tham gia vào một lĩnh vực, ngành nghề nào đó.
Vì vậy, bạn có thể hiểu đơn giản, Headhunt Fresher là những nhân sự mới bước đầu gia nhập vào lĩnh vực headhunter hay còn gọi là “săn đầu người”.
Khi bắt đầu công việc của một Headhunt Fresher cũng có nghĩa là bạn đã trở thành một “thợ săn đầu người”. Tuy nhiên, bạn chỉ là một người mới, một Fresher chân ướt chân ráo chưa có kinh nghiệm.
Lúc này, thứ bạn có phần nhiều là những kiến thức, kỹ năng tích lũy được từ quá trình học tập. Cùng với đó là sự năng động, nhiệt tình cũng như ước muốn được trải nghiệm, học hỏi từ thực tế công việc.
Bạn biết đấy, cho dù bạn có làm nghề gì đi nữa thì đây vẫn là giai đoạn bạn sẽ phải trải qua trong lộ trình sự nghiệp của mình.
Với mình, thời điểm được nhận vào vị trí Headhunt Fresher là cột mốc vô cùng đáng nhớ. Nó không chỉ là ngày mình có một công việc được nhận lương mà còn là ngày mình được chính thức theo đuổi công việc hằng mơ ước.
>>>> Xem thêm: HR là gì? Tất tần tật về ngành nghề Nhân sự
Bạn có từng nghĩ ứng viên đâu ra để phỏng vấn hay chưa? Rồi job ở đâu ra mà phỏng vấn? Chỉ khi đã trở thành một Fresher mình mới hiểu rằng, à thì ra công việc mình cần làm là đi sale bạn ạ. Sự thật đúng là như vậy đấy bạn. Có điều sản phẩm mình cần sale ở đây là “dịch vụ tuyển dụng”, là “ứng viên”, thế thôi.
Nhiệm vụ chính của mình là đi tuyển người cho những công ty khác theo như các yêu cầu của họ. Hoạt động này còn được gọi bằng một tên gọi khác là “tuyển dụng thuê ngoài”.
Mỗi công ty headhunter sẽ có quy trình làm việc riêng. Tuỳ vào quy mô, cơ cấu tổ chức của từng nơi mà Headhunt Fresher sẽ đảm nhận nhiều hay ít task.
Tuy nhiên, về cơ bản thì những Fresher như mình sẽ phải làm các công việc sau:
+ Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng được hiểu là những công ty thực sự có nhu cầu tuyển dụng, yêu cầu hợp lý, có khả năng chi trả chi phí và sẵn sàng hỗ trợ headhunter.
Đối với dịch vụ headhunter, khách hàng chỉ thanh toán chi phí khi bạn tuyển dụng thành công. Bởi vậy, nếu bạn không chọn đúng khách hàng tiềm năng thì có nguy cơ bạn sẽ tốn thời gian vô ích mà không nhận được một đồng thu nhập nào.
+ Tìm hiểu yêu cầu của khách hàng
Khách hàng thường muốn rất nhiều thứ bạn ạ. Thế nhưng, bạn không thể cứ thế mà cắm đầu làm theo những gì khách hàng yêu cầu. Bạn sẽ phải cân nhắc tình hình thực tế trên thị trường để có những tư vấn cần thiết cho khách hàng.
+ Tìm kiếm ứng viên phù hợp
Đến bây giờ mình mới biết, có rất nhiều cách để tìm được ứng viên. Cách đơn giản, nhanh chóng nhất là tìm trong data của công ty. Cách kế tiếp là tìm trên kho dữ liệu ứng viên của các trang tuyển dụng trực tuyến hay là tìm trên Linkedin.
Với những vị trí khó tuyển hơn thì bạn sẽ phải vận dụng mạng lưới quan hệ của mình, bạn sẽ phải nhờ người này người kia giới thiệu. Đôi khi bạn sẽ phải vận dụng “kỹ thuật hunt” để săn được đúng ứng viên khách hàng chỉ định (ví dụ như Sales Manager của công ty nào đó).
Nhìn chung có rất nhiều biện pháp. Nhưng với kinh nghiệm ít ỏi của một Fresher thì mình còn bị hạn chế nhiều mặt. Mình còn phải học hỏi rất nhiều từ những anh chị đi trước cũng như tìm kiếm sự giúp đỡ từ họ.
+ Phỏng vấn ứng viên
Mục tiêu của việc phỏng vấn ứng viên là bạn phải tìm hiểu được động lực, kỳ vọng của họ. Bạn sẽ phải biết được nguyên nhân ứng viên nghỉ việc cũng như những yếu tố khiến họ chấp nhận ứng tuyển vị trí công việc mới.
+ Chốt deal
Bạn sẽ phải hỗ trợ ứng viên và công ty khách hàng đàm phán lương bổng, điều kiện làm việc. Chỉ khi hai bên chốt được offer bạn mới nhận được doanh thu.
+ Thực hiện các công việc quản lý hành chính
Bên cạnh các nghiệp vụ kể trên thì bạn cũng cần làm hàng tá những công việc khác như sắp xếp lịch phỏng vấn, chuẩn bị hồ sơ, nhập dữ liệu vào hệ thống, kiểm tra thông tin tham chiếu, lấy bảng lương, lập báo cáo, gửi hoá đơn, đề nghị khách hàng thanh toán,…
Vì là một Fresher chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế nên vào những ngày mới bắt đầu làm việc mình đã chịu rất nhiều căng thẳng, áp lực. Nhiều khi mình mệt đến mức muốn nộp đơn nghỉ việc luôn cho rồi.
Sau khi nói chuyện với chị quản lý, mình mới nhận ra bản thân đang đặt ra yêu cầu quá lớn. Mình quá nóng vội khi muốn ngay lập tức đạt được thành công. Kế đó là thường xuyên lo lắng vì sợ bản thân chưa làm việc đủ nhanh.
Giờ thì mình đã bình tĩnh hơn trước nhiều rồi. Mình hiểu được rằng làm việc cũng như học tập, tất cả đều cần một khoảng thời gian nhất định để rèn luyện mới có thể thành thạo.
Nếu chính mình không tự cho phép bản thân thời gian để học hỏi, tìm hiểu sẽ rất dễ phạm phải sai lầm. Kết quả là stress, căng thẳng sẽ thường xuyên ghé thăm.
Là một Headhunt Fresher bạn đừng nên vội vã, hãy cứ bình tĩnh học hỏi và phát triển. Minh tin chắc điều đó sẽ giúp bạn ngày càng thành công hơn trên con đường sự nghiệp.
Khó khăn kế tiếp mà một Fresher như mình phải đối mặt chính là gọi điện thoại cho khách hàng hay ứng viên.
Mỗi lần phải thực hiện cuộc gọi mình rất lo sợ sẽ nói gì đó không đúng hoặc phạm phải sai lầm gì đó làm ảnh hưởng tới công ty.
Như đã nói, công việc của một Headhunt như mình là đi sale, mà đã làm sale thì bạn không thể tránh việc gọi điện thoại cho khách hàng và ứng viên được. Bạn càng e ngại, mọi thứ lại càng khó khăn hơn.
Kinh nghiệm mình học được là bạn hãy cứ tự tin bấm số và thực hiện cuộc gọi. Cho dù đó có là cuộc gọi cho khách hàng hay ứng viên đầu tiên, hãy cứ làm thôi.
Bạn nên biết rằng, một khi quản lý đã tin tưởng giao việc cho bạn thì họ đang cho bạn một cơ hội tốt để rèn luyện. Trong trường hợp bạn gặp tình thế khó khăn, không biết phải xử lý thế nào thì chỉ việc nói với khách hàng hay ứng viên rằng bạn cần trao đổi với quản lý của mình là được.
Vì vậy, bạn đừng nên ngần ngại thực hiện các cuộc gọi. Càng trải qua nhiều cuộc gọi, bạn sẽ càng có thêm nhiều kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử. Điều này rất hữu ích cho công việc của bạn khi theo nghề headhunter.
>>>> Xem thêm: Ý nghĩa các cụm từ headhunter, headhunting, headhunt
Một Headhunt Fresher mới vào nghề như mình có rất nhiều điều chưa biết, chưa hiểu. Thế nhưng, mình lại rất ngại đặt câu hỏi. Mình phát hiện đây gần như là căn bệnh phổ biến nhiều người mắc phải.
Không hỏi thì không biết làm. Nếu cố chấp sẽ dẫn đến sai lầm trong công việc và có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công ty.
Vì vậy, sau cùng mình đã quyết tâm gạt bỏ nỗi sợ hãi để đến gặp quản lý của mình và đề nghị chị ấy giải thích thêm. Sau đó mình mới phát hiện, thực ra việc đặt câu hỏi không quá khó khăn đâu bạn ạ. Chỉ cần bạn cân nhắc kỹ lưỡng và đảm bảo đã tự tìm hiểu trước đó thì những anh chị có nhiều kinh nghiệm trong công ty đều sẵn lòng chia sẻ với bạn những gì họ biết.
Vậy nên, khi là một Fresher, bạn hãy tận dụng mọi cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân nhé. Đừng ngại vì là một người mới. Thay vào đó hãy trân trọng cơ hội này để tiếp thu thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm hữu ích.
Với một Fresher như mình thì việc bị khách hàng hay ứng viên từ chối là nỗi sợ rất lớn. Tuy nhiên, khi đã làm nghề headhunter thì bạn không thể tránh khỏi điều này. Nếu chỉ vì gặp phải sự từ chối của một vài khách hàng, ứng viên mà bạn đã vội chán nản thì rất khó để theo nghề này lâu dài.
Bởi vậy, mình hiểu rằng phải tập làm quen với việc bị từ chối. Càng gặp phải sự từ chối mình càng phải tiếp tục cố gắng, nỗ lực hơn nữa.
Bạn nên biết rằng, mỗi lần như thế bản thân bạn sẽ càng trưởng thành hơn. Bạn cũng sẽ học được nhiều điều quý giá hơn và khả năng xử lý tình huống của bạn sẽ càng tốt hơn.
Công việc Headhunter có thể rất thú vị và có tiềm năng phát triển tốt. Tuy nhiên, các dữ liệu thực tế cho thấy, có đến 50% Headhunter không thể trụ được từ 6 – 9 tháng vì họ không thể đạt được các chỉ tiêu công ty đặt ra.
Do đó, các Headhunt Fresher nên tự ý thức rằng, những khó khăn, trở ngại chỉ là bước khởi đầu. Nếu muốn theo nghề lâu dài, bạn cần có mục tiêu cụ thể và sự bình tĩnh, kiên trì để đạt tới đỉnh cao trong sự nghiệp. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet