- 420k
- 1k
- 870
Những người mới theo nghề phiên dịch thường không tránh khỏi những khó khăn, thách thức vì sự thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng và cả kinh nghiệm thực tế. Để có thể chuẩn bị thật tốt cho việc trở thành một phiên dịch viên chuyên nghiệp, bạn hãy cùng lắng nghe chia sẻ của một Fresher ngành phiên dịch dưới đây nhé.
MỤC LỤC
1- Fresher phiên dịch là gì?
2- Công việc của một Fresher ngành phiên dịch
3- Những khó khăn của một Fresher trong ngành phiên dịch
3.1- Thiếu kiến thức
3.2- Chưa nắm vững cấu trúc ngữ pháp, văn cảnh
3.3- Chưa đủ kinh nghiệm xử lý tình huống
3.4- Áp lực lớn
4- Cách khắc phục những khó khăn trong vị trí này
Fresher là thuật ngữ được dùng để chỉ những bạn sinh viên mới ra trường và đang bắt đầu tham gia làm việc trong một lĩnh vực, ngành nghề nào đó. Thuật ngữ này không bị giới hạn trong một lĩnh vực cụ thể nào mà có thể sử dụng chung cho mọi ngành nghề.
Theo đó, Fresher phiên dịch có thể hiểu là những bạn mới bước đầu tham gia vào ngành dịch thuật. Họ đã có đầy đủ các kiến thức về ngoại ngữ, phiên dịch nhưng chưa có cơ hội được làm việc thực tế.
Rất nhiều người hiểu lầm các Fresher này là những Intern – thực tập sinh. Thực tế, Fresher và Intern là hai vị trí hoàn toàn khác nhau.
Nếu như Intern chủ yếu đến công ty để tìm hiểu thêm về công việc và chưa phải sử dụng kiến thức chuyên môn sâu vào thực tế thì Fresher lại là nhân viên chính thức của công ty. Fresher có trách nhiệm vận dụng những gì đã học để hoàn thành các công việc cụ thể do cấp trên giao phó. Đồng thời, họ sẽ được trả lương và các chính sách phúc lợi giống như những nhân viên khác trong công ty.
Ban đầu, các Fresher sẽ đảm nhận những công việc đơn giản và hỗ trợ Senior thực hiện các công việc liên quan. Sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm, họ sẽ có đủ năng lực đảm nhận những công việc phức tạp hơn và dần thăng tiến trong sự nghiệp.
Bạn quan tâm >>> Fresher là gì? Sự khác nhau giữa Fresher và Intern
Tuỳ thuộc vào nơi làm việc và yêu cầu của từng vị trí công việc mà bạn phải đảm nhận những vai trò, nhiệm vụ khác nhau. Bên cạnh công việc chính phiên dịch, bạn cũng cần thực hiện những công việc hành chính khác hoặc là hỗ trợ các phòng ban trong công ty theo yêu cầu của cấp trên.
Hiện tại, mình đang là phiên dịch viên tiếng Anh cho một công ty nước ngoài. Công việc chính của mình là phiên dịch trong các cuộc họp, các buổi gặp gỡ, giao dịch với khách hàng. Ngoài ra, mình cũng phụ trách việc biên dịch các tài liệu, văn bản, hợp đồng sang tiếng Anh và thực hiện các công việc hành chính khác khi được yêu cầu.
Để bạn dễ dàng hiểu được công việc của một Fresher trong ngành phiên dịch, mình sẽ note lại những đầu việc chính mà mình phải thực hiện dưới đây:
- Phiên dịch cho cấp trên trong các buổi gặp gỡ với khách hàng, đối tác. Thông thường, các buổi gặp mặt này rất quan trọng nên mình còn có trách nhiệm chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ cần thiết để hỗ trợ tốt nhất cho cấp trên.
- Phiên dịch trong các buổi họp nội bộ của công ty. Lúc này mình có trách nhiệm truyền tải các thông tin một cách rõ ràng để cấp trên và nhân viên có thể hiểu được nhau cũng như hiểu được các mục tiêu, kế hoạch cần phải thực hiện.
- Hỗ trợ phiên dịch cho các bộ phận khác khi cần gặp khách hàng. Chẳng hạn, mình sẽ phải phiên dịch các thông tin trao đổi giữa sales và khách hàng hoặc các cuộc gọi giữa tổng đài viên với khách nước ngoài.
- Biên dịch các tài liệu, hồ sơ, hợp đồng, báo cáo sang tiếng Anh hoặc ngược lại nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh doanh trong công ty.
- Tư vấn, đón tiếp các khách hàng đến công ty giao dịch.
- Hỗ trợ bộ phận sales trong việc quản lý, duy trì các mối quan hệ với khách hàng cũ và tìm kiếm, mở rộng tệp khách hàng mới.
- Thực hiện việc sắp xếp, quản lý các hồ sơ, giấy tờ có liên quan và hỗ trợ các việc hành chính khác khi được yêu cầu.
Công việc phiên dịch tiếng Anh đòi hỏi bạn phải thật thành thạo cả tiếng Anh và tiếng Việt. Đồng thời bạn còn phải có khả năng xử lý, truyền đạt thông tin nhanh chóng và có thể truyền tải được cảm xúc, ngữ điệu khi phiên dịch.
>>>> Xem thêm: Phiên dịch là gì? Tất tần tật thông tin về phiên dịch
Quả thực, khi mới bắt đầu đảm nhận công việc phiên dịch, dù đã chuẩn bị tinh thần rất kỹ nhưng mình vẫn phải vật vã không ít vì những thách thức, khó khăn của nghề này. Trong đó có những khó khăn đáng phải nói tới sau:
Đây là một trong những khó khăn điển hình của Fresher ngành phiên dịch. Việc thiếu các kiến thức chuyên ngành cần thiết sẽ khiến bạn khó có thể chuyển tải được toàn bộ nội dung người nói muốn diễn đạt. Đặc biệt, trong một số chuyên ngành có rất nhiều các thuật ngữ quan trọng.
Vì chưa có nhiều kiến thức chuyên môn nên mình đã gặp nhiều khó khăn khi phiên dịch các nội dung về kỹ thuật. Thực sự, ngành kỹ thuật sử dụng rất nhiều các thuật ngữ đặc thù. Nếu bạn không làm việc trong lĩnh vực này sẽ chẳng bao giờ biết đến những từ ngữ này.
Ngoài ra, các Fresher còn là đối tượng có lượng kiến thức xã hội khá hạn chế. Điều này thường dẫn tới việc dịch sai hoặc dịch không mượt.
Thường thì các Fresher rất dễ rơi vào trường hợp dịch khá cứng do chưa thể nắm vững cấu trúc ngôn ngữ cần dịch và tiếng mẹ đẻ. Việc dịch không mượt, không trôi chảy sẽ khiến người nghe cảm thấy rất khó chịu.
Ban đầu mình thường xuyên dịch sát theo từng chữ. Kết quả là cấu trúc câu trong các bản dịch của mình trở nên thô cứng và khó hiểu với người nghe.
Bên cạnh đó, mình còn gặp khó khăn trong việc dịch sao cho phù hợp với văn cảnh. Để dịch đúng nghĩa, phiên dịch viên cần xác định được tính từ trong câu bổ nghĩa cho đối tượng nào. Thế nhưng, rất nhiều Fresher mới vào nghề bị nhầm lẫn vì cho rằng tính từ chỉ bổ nghĩa cho danh từ đầu tiên.
Công việc của một phiên dịch viên Fresher không chỉ đơn giản là nghe và dịch lại nội dung. Thực tế, bạn sẽ phải diễn đạt sao cho tinh tế, dễ hiểu mà vẫn đảm bảo độ chính xác của thông tin cần truyền tải. Hơn nữa, trong quá trình phiên dịch còn có thể phát sinh những tình huống bất ngờ.
Tuy nhiên, các Fresher còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực chiến nên rất khó để xử lý mọi việc một cách nhanh chóng, linh hoạt.
Kỳ thực, mình nhận thấy, một phiên dịch viên dù chuyên nghiệp đến đâu cũng không thể nghe đầy đủ những gì người nói trình bày. Điểm mấu chốt giúp họ có thể phiên dịch nhanh chóng chính là khả năng nắm bắt nội dung nhanh nhạy và có thể hiểu được ý đồ, tâm lý của người nói.
Theo mình, nghề phiên dịch viên là nghề có rất nhiều áp lực. Trước hết là áp lực về khả năng ngôn ngữ, vốn từ. Kế đó là áp lực đến từ việc phải am hiểu nhiều kiến thức và phải đảm bảo diễn đạt thông tin một cách chính xác, chuẩn mực.
Mình luôn rất căng thẳng khi thực hiện việc phiên dịch trong các cuộc họp với các đối tác của công ty. Bởi vì mình hiểu rõ tầm quan trọng của những buổi họp này. Những thông tin được trao đổi trong các buổi gặp này rất quan trọng nên mọi lời nói, hành động của mình đều phải chuẩn chỉnh, nhanh nhạy.
>>>> Xem thêm: Website dịch tiếng Trung sang tiếng Việt miễn phí tốt nhất
Bạn nên làm quen với việc thường xuyên học tập các từ mới để tăng lượng kiến thức chuyên ngành. Đồng thời, hãy chăm chỉ đọc và tìm hiểu thật nhiều về văn hoá của quốc gia sử dụng ngôn ngữ bạn làm việc cũng như các kiến thức khác về xã hội, con người, phong tục tại nơi đó.
Việc học hỏi các kiến thức từ sách vở là việc mà bất cứ phiên dịch viên Fresher nào cũng cần phải làm. Nhưng, như vậy chưa đủ giúp bạn trở thành một phiên dịch viên giỏi.
Bên cạnh việc học tập, bạn cũng cần tích cực tìm kiếm cơ hội thực hành và trải nghiệm thực tế. Việc thường xuyên luyện tập phiên dịch sẽ giúp bạn cải thiện tốc độ dịch rất nhiều và còn giúp bạn nâng cao khả năng phản xạ.
Nếu bạn quá căng thẳng, hồi hộp trong quá trình phiên dịch thì giọng điệu và ngữ âm sẽ thay đổi theo. Điều này rất không chuyên nghiệp khi phiên dịch trong các cuộc họp quan trọng hoặc sự kiện lớn. Vì vậy, bạn cần học cách kiểm soát giọng điệu của bản thân.
Ngoài ra, bạn cũng nên rèn luyện cho mình khả năng giữ bình tĩnh. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng ứng phó khi xảy ra tình huống bất ngờ.
Để có một buổi phiên dịch thành công, bạn nên tìm hiểu trước các thông tin, nội dung sẽ được trao đổi trong buổi phiên dịch để có sự chuẩn bị tốt nhất. Từ đó, các buổi phiên dịch có thể diễn ra suôn sẻ, thuận lợi và bạn cũng có thể xử lý hiệu quả hơn các vấn đề phát sinh ngoài dự kiến.
Tóm lại, mọi ngành nghề đều có những thuận lợi và khó khăn riêng. Nếu muốn vượt lên những khó khăn trong công việc phiên dịch và giành được chỗ đứng nhất định, bạn cần nỗ lực thật nhiều. Mong rằng những chia sẻ của một Fresher ngành phiên dịch trên đây đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet