- 420k
- 1k
- 870
Vị trí Giám đốc sản xuất – CPO có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Đó là vị trí sẽ quyết định chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời vị trí này cũng là người đưa ra chiến lược sản phẩm cụ thể và điều hành nhân sự trong bộ phận sản xuất.
Để hiểu rõ hơn về vị trí này các bạn hãy cùng HRchannels khám phá chân dung của một CPO trong doanh nghiệp qua bài viết sau đây.
CPO là viết tắt của Chief Production Officer, trong tiếng Việt có nghĩa là Giám đốc sản xuất. Người này chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra theo đúng kế hoạch, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt nhất và sử dụng hiệu quả nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp. CPO cũng đồng thời chịu trách nhiệm quản lý nhân viên dưới quyền và các bộ phận, phòng ban có liên quan để hoàn thành tốt nhất yêu cầu sản xuất.
Hiện tại, vai trò của CPO trong doanh nghiệp ngày càng được coi trọng, bất kể đó là tập đoàn lớn hay chỉ là doanh nghiệp sản xuất nhỏ. Bằng năng lực chuyên môn của mình CPO sẽ đưa ra các chiến lược và kế hoạch sản xuất phù hợp để giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa năng suất sản xuất.
Trong vai trò của một người lãnh đạo bộ phận sản xuất, CPO phải phụ trách lượng lớn những công việc có liên quan đến hoạt động sản xuất. Sau đây là những công việc điển hình mà một CPO thường thực hiện:
1- Xác định tầm nhìn và xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp với từng thời kỳ phát triển của doanh nghiệp.
2- Tham gia vào quá trình thiết kế sản phẩm.
3- Xây dựng phương án, kế hoạch phát triển sản phẩm.
4- Nghiên cứu thị trường và người tiêu dùng.
5- Tiến hành các biện pháp nhằm đẩy mạnh sự tăng trưởng và tiếp thị các sản phẩm của doanh nghiệp.
6- Thu thập các số liệu về sản phẩm và tiến hành việc phân tích các số liệu đó.
7- Hỗ trợ bộ phận nhân sự trong công tác tuyển dụng, phỏng vấn và quản lý, giám sát nhân viên trong bộ phận sản xuất.
8- Xây dựng cơ cấu tổ chức sản phẩm phù hợp cho doanh nghiệp.
Tóm lại, CPO chịu trách nhiệm đối với toàn bộ vòng đời phát triển của sản phẩm. Bắt đầu từ từ việc nghiên cứu thị trường, người tiêu dùng đến việc phát triển và phân phối sản phẩm.
►► Bạn quan tâm: TOP 7 câu hỏi phỏng vấn vị trí CPO hay nhất
CPO thường có tối thiểu bằng Đại học trở lên, thuộc một trong các chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Công nghệ thông tin, Quản lý sản phẩm, Kỹ thuật hoặc bất kỳ chuyên ngành nào khác có liên quan.
Bên cạnh học vấn, CPO còn có từ 5-10 năm kinh nghiệm làm việc thực tế tại vị trí tương đương hoặc các vị trí quản lý trong bộ phận sản xuất, như là quản lý sản phẩm cấp cao, hoặc là trưởng phòng quản lý sản phẩm.
Ngoài ra một CPO giỏi còn có kinh nghiệm đa dạng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, như là tiếp thị sản phẩm, quản lý, truyền thông. Đồng thời CPO cũng có kinh nghiệm trong việc giải quyết những thách thức trong nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp.
Khả năng giao tiếp tốt bằng lời nói và văn bản là điều mà CPO nào cũng có. Bởi vì một trong những công việc của CPO là trình bày các báo cáo liên quan đến quá trình nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối sản phẩm. Đồng thời CPO cũng là người thuyết trình cho các bên liên quan về vấn đề quản lý sản phẩm, tiếp thị và lợi nhuận, cũng như trình bày cho nhân viên cấp dưới các vấn đề liên quan đến quản lý sản xuất.
CPO là người có kỹ năng lãnh đạo rất giỏi. Nhờ vậy họ có thể tạo được niềm tin với nhân viên và các đối tác có liên quan khác.
Trong vai trò của mình CPO luôn tìm cách động viên và truyền cảm hứng cho những cá nhân, bộ phận có liên quan một cách chuyên nghiệp và minh bạch nhất. Đồng thời CPO cũng có khả năng giải quyết mọi vấn đề một cách xuất sắc, loại bỏ nhanh những xung đột, mâu thuẫn trong nội bộ bộ phận sản xuất, đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra thuận lợi và hạn chế tối đa những chậm trễ không nên có.
CPO có kỹ năng phân tích rất tốt. Kỹ năng này giúp họ tìm ra cách phù hợp để thúc đẩy bộ phận sản xuất đạt được thành công và từng bước giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu tài chính.
Kỹ năng phân tích còn giúp CPO xác định và phân tích nhiều số liệu sản phẩm cùng lúc. Từ đó CPO biết phải làm sao để vận dụng tối đa hiệu quả của số liệu để mang đến sự thành công cho mỗi sản phẩm của doanh nghiệp.
Các CPO không chỉ chịu trách nhiệm đối với hoạt động sản xuất sản phẩm mà họ còn biết rõ phải làm gì tiếp theo để đưa sản phẩm tiếp tục phát triển. CPO còn phải đảm bảo sắp xếp những hoạt động giữa các bộ phận sao cho hợp lý nhất. Mặt khác, CPO phải đảm bảo rằng các sản phẩm luôn phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu có điều gì không đúng cần lập tức điều chỉnh.
►► Tham khảo: Ý nghĩa các chức danh CEO, CFO, CMO, CLO, CCO, COO là gì?
CPO có khả năng hiểu rõ các nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Thông qua việc nghiên cứu khách hàng, CPO có thể cải thiện và nâng cao trải nghiệm đối với sản phẩm và định vị doanh nghiệp trên thị trường.
Con đường trở thành một CPO bắt đầu bằng việc theo học những chuyên ngành phù hợp để có được trình độ học vấn và bằng cấp cần thiết. Bên cạnh đó, bạn còn phải tích lũy cho bản thân những kinh nghiệm quý giá và rèn luyện những kỹ năng quan trọng đối với một CPO.
Tóm lại, CPO là một trong những vị trí cấp cao trong doanh nghiệp. Đó là người có trọng trách lớn lao và cũng vô cùng phức tạp. Do đó bất cứ ai có thể đạt đến vị trí CPO này đều là những cá nhân có năng lực xuất sắc và rất bản lĩnh. Hy vọng rằng qua những thông tin HRchannels cung cấp, các bạn có thể hiểu rõ nhất chân dung của một CPO trong doanh nghiệp là như thế nào. Để kiếm được nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn hơn nữa, các bạn có thể truy cập vào website HRchannels.com để nhanh chóng cập nhật những thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao mới nhất.
Nếu bạn đọc có bất cứ câu hỏi hay góp ý nào, xin hãy tham gia vào phần bình luận trong comment phía dưới bài viết nhé.
---------------------------------------------------------
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet