- 420k
- 1k
- 870
Brand Manager là gì? Công việc của Brand Manager ra sao? Brand Manager cần có những tố chất và kỹ năng nào? Để giải đáp cho bạn đọc những điều này, hôm nay Ms Uptalent sẽ chia sẻ cùng các bạn chân dung của một Brand Manager qua bài viết sau đây.
Nội dung bài viết bao gồm:
Brand Manager là gì?
Công việc của Brand Manager
Brand Manager cần những kỹ năng gì?
Những tố chất cần thiết của một Brand Manager
Brand Manager học ngành gì?
Lộ trình sự nghiệp của một Brand Manager
Có thể bạn quan tâm >>>> Việc làm Marketing lương cao
Để có cái nhìn chi tiết nhất về chân dung của một Brand Manager thì trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem Brand Manager là gì nhé.
Theo Uptalent tìm hiểu được thì Brand Manager là thuật ngữ chỉ chức danh của người chịu trách nhiệm quản lý thương hiệu của một doanh nghiệp. Vai trò của người này là phải làm sao để doanh nghiệp có thể tạo được ấn tượng sâu đậm trong tâm trí của khách hàng, từ đó có thể gia tăng lượng khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.
Brand Manager sẽ làm việc với rất nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Họ được xem là “cầu nối” gắn kết các đối tượng lại với nhau để tạo nên vị thế nhất định cho thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
>>>> Xem thêm: Vai trò của một Brand Manager
Trong thực tế một doanh nghiệp có thể có rất nhiều các thương hiệu sản phẩm khác nhau. Mà doanh nghiệp không thể nào sử dụng một chiến lược marketing duy nhất cho tất cả các sản phẩm được. Khi đó doanh nghiệp cần có một cá nhân chuyên thực hiện việc nghiên cứu, xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển thương hiệu, và người đó chính là Brand Manager.
Ban đầu Brand Manager sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường cho một nhãn hàng. Họ sẽ thu thập các dữ liệu về thị trường mục tiêu của sản phẩm, bao gồm nghiên cứu nhân khẩu học, nhu cầu đối với sản phẩm và điều gì khiến cho sản phẩm nổi bật so với các sản phẩm cùng loại.
Sau khi tiến hành nghiên cứu, Brand Manager sẽ xác định các mục tiêu phát triển hàng tháng để gia tăng giá trị thương hiệu. Họ sẽ thực hiện một loạt các hành động để phát triển các chiến lược marketing và giới thiệu sản phẩm đến công chúng.
Trong suốt vòng đời của sản phẩm, Brand Manager có trách nhiệm báo cáo cho nhà quản lý marketing cấp cao về doanh số tiêu thụ, về cách các chiến lược marketing ảnh hưởng đến doanh số và cách mà sản phẩm có thể tiếp cận được với nhiều người tiêu dùng hơn.
Theo Uptalent khi đã là một Brand Manager bạn sẽ phải có 2 kỹ năng quan trọng nhất là “kỹ năng viết và sáng tạo”. Bạn phải viết tốt để có thể truyền tải tốt nhất thông điệp của thương hiệu và phải sáng tạo để tạo nên “nét riêng” làm nổi bật giá trị của thương hiệu.
Bên cạnh đó, “kỹ năng quản lý quan hệ và kể chuyện” cũng khá quan trọng. Bởi vì làm Brand Manager bạn sẽ phải biết cách xây dựng và duy trì mối quan hệ với các bên liên quan đến việc phát triển thương hiệu. Đồng thời để khắc họa hình ảnh thương hiệu vào tâm trí khách hàng bạn sẽ phải là người kể chuyện giỏi. Khi đó khán giả mới nhớ tới và có ấn tượng với thương hiệu bạn xây dựng.
Ngoài ra, công việc của một Brand Manager cũng đòi hỏi bạn phải có “kỹ năng phân tích và quản lý ngân sách”, cũng như có sự hiểu biết đầy đủ về sản phẩm bạn đang quảng bá.
Bên cạnh kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thì bạn còn phải có những tố chất cần thiết của một Brand Manager, bao gồm:
- Khiêm tốn
- Thấu hiểu người khác hơn chính bạn
- Không ngừng học tập, đổi mới
- Hiểu biết đa lĩnh vực, từ văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế đến tâm lý học hành vi
- Nhanh nhạy, linh hoạt
- Am hiểu các phong cách khác nhau
Để trở thành một Brand Manager, bạn có thể theo học các chuyên ngành có liên quan đến marketing, kinh doanh, tài chính, kinh tế,… tại các trường Đại học, Cao đẳng hoặc các khóa đào tạo chuyên môn tại các tổ chức có uy tín.
Tuy nhiên bạn học ngành gì không quan trọng bằng việc bạn tiếp thu được bao nhiêu kiến thức và có kinh nghiệm thực tế ra sao. Do đó khi còn đi học bạn nên tìm kiếm những công việc part-time hoặc cơ hội thực tập. Sau đó tiến dần lên các công việc full-time rồi đến các vị trí cao hơn.
Bạn sẽ không thể trở thành Brand Manager chỉ bằng việc đọc sách. Trong ngành này kinh nghiệm thực tế vô cùng quan trọng. Bạn sẽ phải trải qua quá trình làm việc thực tế để tích lũy kinh nghiệm, phải liên tục học hỏi những cái mới và phải nỗ lực rèn luyện liên tục. Đồng thời bạn còn phải trở thành một “chuyên gia” thực thụ trong lĩnh vực marketing thì mới có thể làm quản trị thương hiệu được.
>>>> Có thể bạn quan tâm: 9 câu hỏi phỏng vấn Brand Manager
Làm Brand Manager không có nghĩa là bạn cầm một cục tiền và quăng vài cái quảng cáo lên ti vi là xong. Thực chất công việc này vô cùng phức tạp và nhiều áp lực. Vì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi thứ có liên quan đến nhãn hàng mình phụ trách.
Con đường trở thành một Brand Manager thường kéo dài 4 – 6 năm. Nhanh nhất cũng là 3 năm. Trong khoảng thời gian đó bạn sẽ phải tích lũy cho mình rất nhiều những kiến thức và kỹ năng khác nhau.
Lộ trình chuẩn đối với hầu hết các Brand Manager tại các tập đoàn đa quốc gia thường là: Intern => Marketing Executive => Assistant Brand Manager => Brand Manager.
Vậy nên, bạn nên bắt đầu từ sớm, tốt nhất ngay từ khi còn đi học hãy tìm cho mình một việc làm intern, để đến khi tốt nghiệp bạn có thể tiến tới vị trí Marketing Executive. Điều này sẽ giúp con đường trở thành Brand Manager của bạn rút ngắn đi rất nhiều đấy.
Chắc hẳn qua bài viết này của Uptalent, bạn đọc đã hình dung được rõ nét chân dung của một Brand Manager rồi phải không nào? Hiện tại nghề quản trị thương hiệu đang rất thiếu nhân lực. Hơn nữa, khi đạt đến trình độ quản lý thì nghề này sẽ là một nấc thang giúp bạn vươn tới những tầm cao mới trong sự nghiệp. Vì vậy bạn hãy nỗ lực rèn luyện để có thể đạt đến những vị trí cao hơn trong lĩnh vực marketing. Và nhớ tiếp tục theo dõi Uptalent để khám phá những thông tin nghề nghiệp thú vị khác nhé!.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet