- 420k
- 1k
- 870
COO (Chief Operating Officer) là Giám đốc điều hành của doanh nghiệp. Khi nghe đến Giám đốc điều hành nhiều bạn sẽ không khỏi thắc mắc “vậy COO cũng là CEO?”
Không phải như vậy bạn nhé!
Thực tế COO và CEO là hai vị trí khác nhau. CEO là người ra quyết định cao nhất, còn COO có trách nhiệm thực thi các quyết định. COO được xem là cánh tay phải của CEO, có trách nhiệm báo cáo công việc cho CEO.
Để hiểu rõ hơn về vị trí này, các bạn hãy cùng Ms Uptalent khám phá Chân dung COO trong doanh nghiệp qua bài viết dưới đây nhé!
COO là vị trí rất hiếm gặp trong các công ty ở nước ta. Vai trò chính của COO là “giải thoát” CEO khỏi những công việc thường ngày của doanh nghiệp như hành chính, nhân sự, bán hàng,…, để tập trung vào các quyết định lớn, các vấn đề mang tầm vĩ mô.
>>>> Xem thêm: COO là gì? Tất tần tật về nghề COO?
Cụ thể, COO sẽ thực hiện những công việc chính sau đây:
1- Lãnh đạo và quản lý các công việc hàng ngày của doanh nghiệp. Đảm bảo doanh nghiệp vận hành theo đúng tầm nhìn đã vạch ra.
2- Tiếp nhận báo cáo, chỉ đạo và giải đáp các thắc mắc trong công tác hành chính, nhân sự, kinh doanh cũng như các công tác vận hành khác của doanh nghiệp.
3- Có trách nhiệm thúc đẩy doanh nghiệp đạt được các mục tiêu tăng trưởng doanh số, lợi nhuận và các mục tiêu khác.
4- Đánh giá tính hiệu quả của các quy trình làm việc và báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp cho CEO.
5- Xây dựng, tuyên truyền và thực hiện các chiến lược phát triển.
6- Phối hợp với các nhà quản lý khác để xây dựng và cải tiến các hệ thống, quy trình quản lý trong doanh nghiệp.
7- Lãnh đạo và động viên đội ngũ quản lý cấp trung, phụ trách công tác tuyển dụng và giữ chân nhân sự cấp trưởng phòng trở lên.
8- Kiến tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, tích cực.
9- Đại diện công ty làm việc với khách hàng, đối tác và nhà đầu tư khi cần.
Để trở thành một COO thực thụ thì ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn về bằng cấp và kỹ năng, bạn sẽ phải sở hữu thêm một yếu tố quan trọng khác, đó là tác phong, phong thái của một nhà lãnh đạo.
Tác phong và phong thái rất quan trọng đối với vị trí quản lý như COO. Bởi vì nó thể hiện “năng lực” lãnh đạo của bạn.
Cụ thể thì một COO cần có phong thái và tác phong làm việc chuyên nghiệp. Điều này thể hiện qua diện mạo, cách ăn mặc, giao tiếp và cách hành xử của bạn.
Bạn sẽ phải làm thế nào đó chứng minh được sự uy tín và đáng tin cậy cần có của một COO. Đồng thời bạn còn phải linh hoạt, có khả năng đa nhiệm và năng lực xử lý tình huống siêu tốt.
Bên cạnh kinh nghiệm dày dặn và chuyên môn phù hợp, bạn còn phải những kỹ năng quan trọng sau nếu muốn trở thành một COO giỏi:
- Kỹ năng lãnh đạo: sở hữu kỹ năng này sẽ giúp bạn quản lý và giám sát hiệu quả của nhiều nhóm công việc khác nhau.
- Tư duy chiến lược: có tư duy chiến lược giúp bạn có tầm nhìn xa hơn, có thêm ý tưởng sáng tạo và có cách thực hiện công việc tốt hơn.
- Kỹ năng ra quyết định: kỹ năng này sẽ giúp bạn ra quyết định nhanh chóng và chính xác nhất.
- Ủy quyền: khả năng ủy quyền hiệu quả sẽ giúp bạn phân công việc hợp lý.
- Kỹ năng giao tiếp: giao tiếp tốt giúp bạn giải quyết vấn đề hiệu quả, xây dựng sự đồng thuận giữa các nhóm, thuận lợi khi đàm phán và giải hòa các xung đột.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chân dung của một CPO trong doanh nghiệp
Không chỉ dừng lại ở việc “có” kỹ năng mềm tốt mà bạn còn phải đảm bảo các kỹ năng này luôn được “cải thiện” mỗi ngày. Bởi vì điều này sẽ giúp bạn trở thành một lãnh đạo giỏi, quản lý tốt nhân viên cũng như công việc của mình và giúp công ty ngày càng phát triển hơn.
Trong doanh nghiệp, CEO đứng ở vị trí đầu tiên thì COO xếp ở vị trí thứ hai. Đây là vị trí “dưới một người trên vạn người”.
COO cũng giống như chức vụ Tham mưu trưởng của Chính phủ hoa kỳ vậy đó. Nếu như ông Tham mưu trưởng này có trách nhiệm phò tá Tổng thống, từ lịch trình, hội họp, tuyển dụng, làm việc với các cơ quan trong bộ máy chính quyền,…, thì ông COO có trách nhiệm thực thi các quyết định của CEO cũng như điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động thường ngày của doanh nghiệp.
Do đó có thể khẳng định sức ảnh hưởng của COO trong doanh nghiệp vô cùng to lớn. Vai trò của họ có tính quyết định đối với đường hướng và phương thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Dựa trên sự ủy quyền của CEO mà COO sẽ thực hiện công việc theo đúng mục tiêu đã đặt ra. Cùng với đó, COO sẽ phải đánh giá, đo lường hiệu quả công việc và báo cáo kịp thời cho CEO để CEO có thể nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tốt nhất.
Trong cương vị của COO - người giữ vị trí thiết yếu thứ hai trong doanh nghiệp, bạn có thể thay mặt CEO xử lý những công việc theo đúng phạm vi được ủy quyền. Đồng thời bạn cũng được quyền thay thế CEO trong những trường hợp được quy định cụ thể.
Qua bài viết này, Uptalent đã chia sẻ cùng các bạn chi tiết nhất Chân dung COO trong doanh nghiệp, cánh tay phải của CEO. Hy vọng từ giờ các bạn sẽ hiểu rõ hơn vai trò của vị trí này và không còn nhầm lẫn giữa COO và CEO. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin thú vị hơn về vị trí COO này thì hãy truy cập vào website HRchannels.com để tìm hiểu nhé!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet