maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Tư Vấn Nghề Nghiệp

CFO và những điều ít người biết

CFO và những điều ít người biết

CFO hay Giám đốc tài chính là vị trí “có một không hai” của Phòng tài chính, là chỗ dựa vững chắc cho CEO và Hội đồng quản trị. 

Bạn đang có mục tiêu trở thành một CFO có sức ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, vậy hãy tham khảo bài viết dưới đây của HRchannels về "CFO và những điều ít người biết" để có cái nhìn toàn diện về CFO nhé.

việc làm lương cao

1. CFO có phải là 1 Kế toán?

Người ta thường cho rằng kế toán trong doanh nghiệp đang đảm nhiệm vai trò như một CFO. Tuy nhiên, xét về yêu cầu nghề nghiệp, CFO không phải là một kế toán, trái lại là một nhân sự cấp cao trong đội ngũ C – suit, là người chịu trách nhiệm báo cáo mọi kế hoạch tài chính cho CEO – Tổng Giám đốc điều hành và COO - Phó Tổng giám đốc phụ trách vận hành doanh nghiệp, trong khi Kế toán chỉ là người quản lý tình hình tài chính của công ty.  

Tất nhiên không phủ nhận việc một kế toán có thể trở thành một CFO nhờ bước qua cây cầu trung gian của một Kế toán trưởng. 

2. Độ tuổi để trở thành một CFO

Bạn cần trải qua một lộ trình dài để đi theo con đường của một CFO. Chính vì vậy, sẽ không có một độ tuổi nhất định để tiến thân trên con đường trở thành một Giám đốc tài chính. 

Trên thế giới, CFO có thể bắt đầu sự nghiệp từ tuổi đời còn rất trẻ. Kraft Heinz - David Knopf đảm nhiệm chức CFO của nhà sản xuất thực phẩm bậc nhất thế giới, được coi là hiện tượng trong giới kinh doanh.  

Một nhân vật không thể bỏ qua, đó là Huỳnh Lê Đức, CFO kiêm Trợ lý Phó Chủ tịch của tập đoàn AIA Việt Nam – Công ty có vốn đầu tư nước ngoài được mệnh danh là Giám đốc tài chính trẻ nhất Việt Nam. 

Chính vì vậy, dù ở độ tuổi nào, bạn cũng có thể trở thành một CFO nên hãy cố gắng trau dồi, tích lũy từ bây giờ để sở hữu vị trí nhân sự cấp cao có mức thu nhập khủng và cơ hội thăng tiến tuyệt đỉnh này nhé. 

Những việc làm hấp dẫn

Chief Financial Officer

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Quản lý điều hành

Trưởng Phòng Tài Chính

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Sản Xuất

thông tin về CFO

>>> Xem thêm: 10 câu hỏi phỏng vấn CFO không thể bỏ qua

3. CFO làm việc bao nhiêu tiếng 1 tuần?

CFO là Giám đốc phụ trách phòng Tài chính, là người thực hiện các báo cáo quản trị dòng tiền và hoạch định tài chính. Chính vì vậy, CFO phải làm việc nhiều hơn hẳn 8 tiếng/ngày so với dân văn phòng. Nghĩa là tối thiểu là 60 – 70 tiếng/tuần, họ phải luôn trong trạng thái làm việc hết tốc lực, đến nỗi quên ăn quên ngủ để hoàn thành các kế hoạch tài chính,  giúp doanh nghiệp đi theo chiều hướng tiến lên. 

4. CFO có những áp lực nào?

Ý thức được những áp lực mà CFO đang gặp phải là điều kiện cần cho một sự nghiệp bền vững của một Giám đốc tài chính. Dưới đây là những áp lực thường gặp phải của một CFO mà HRchannels đã tiến hành tổng hợp: 

4.1. Làm việc với những con số

CFO đảm trách những quyết định tài chính của doanh nghiệp. Tư duy tài chính tuyệt vời cùng nghiệp vụ kế toán siêu đẳng không cho phép một sự sai số. Nếu đi sai một nước cờ, CFO phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị và pháp luật. 

Chưa kể rằng, CFO còn chịu áp lực trong việc vận dụng công nghệ trong việc quản lý dữ liệu và là nhà tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI vào vận hành sản xuất. 

4.2. Thuyết phục sếp 

Nghệ thuật làm việc với sếp là điều mà bất cứ nhân viên nào trong tổ chức cũng cần chú ý và học hỏi không ngừng. CFO hay Giám đốc tài chính cũng không phải là một ngoại lệ bởi là người cố vấn thân cận của sếp trong các quyết định tài chính. 

Sẽ đau đớn như thế nào nếu như sếp đưa ra những quyết định mà không hỏi ý kiến bạn, rồi sau đó, bạn phải xử lý những hậu quả do quyết định thiếu sáng suốt đó mang lại như nợ xấu khó trả, dòng tiền chậm trễ, lãng phí và có thể đẩy doanh nghiệp đến bờ vực của sự phá sản. 

cfo cần gì những gì?

4.3. Áp lực từ cổ đông

Quyền lực của cổ đông tăng lên và sức ép của thị trường cạnh tranh cũng chính là những tác nhân khiến cuộc cạnh tranh của CFO trở nên “khó thở” hơn. Các dự toán không khớp làm giảm sút niềm tin của Ban Giám đốc cùng tổ chức và từ đó niềm tin, tình yêu nghề và khát vọng cống hiến của họ sẽ giảm sút thảm hại. 

4.4. Trách nhiệm xã hội

Bên cạnh việc đảm bảo doanh số của doanh nghiệp, CFO cũng cần thực thi các trách nhiệm xã hội. Nghĩa là các quyết sách tài chính cũng cần đảm bảo xoa dịu các nhóm lợi ích như khách hàng, nhà đầu tư, cổ đông trong doanh nghiệp,... 

4.5. Khan hiếm truyền nhân CFO 

Chuyên viên tài chính Việt Nam không đủ lực để cover các chức trách của CFO, trong khi đó là hạt giống ươm mầm nhân tài Giám đốc tài chính.

Thực tế, để trở thành một CFO, chuyên viên tài chính cần phải thành thạo kỹ năng phân tích, quản trị và hiểu biết về ma trận tối ưu hóa doanh thu để vươn mình thành Chuyên viên tài chính cấp cao, Chuyên viên hoạch định tài chính rồi tới Trưởng phòng hoạch định tài chính và Giám đốc kế hoạch tài chính. 

tìm kiếm cfo

>>> Xem thêm: 6 kỹ năng cốt lõi của một CFO

5. Mối quan hệ giữa CFO và CEO là gì?

CFO là cánh tay trợ lực, là người triển khai tất cả những quyết sách tài chính của CEO –  Giám đốc điều hành thành hiện thực. Vai trò của CFO trong thời đại mới là làm chủ công nghệ thông tin và đầu tư phát triển tài nguyên doanh nghiệp. 

Đồng thời, CFO còn giúp CEO ngăn ngừa các diễn biến xấu trong quá trình khai triển các dự án kinh doanh và đầu tư và đảm bảo các sổ sách tài chính trong tình trạng minh bạch.  

Trên đây là những điều bạn cần biết về vị trí CFO – Giám đốc tài chính, vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Nếu bạn có bất cứ góp ý hay câu hỏi nào cần HRchannels giải đáp thì hãy tham gia bình luận vào email hoặc tương tác trực tiếp với qua địa chỉ email của HRchannels – Công ty giải pháp nhân sự uy tín hàng đầu Việt Nam nhé. 


Dich vụ headhunting - Săn đầu người Nếu bạn đọc có bất cứ câu hỏi hay góp ý nào, xin hãy tham gia vào phần bình luận trong comment phía dưới bài viết nhé.

---------------------------------------------------------

HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline:
 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.