maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

CFO là gì? Lộ trình thăng tiến từ CFO đến CEO

CFO là gì? Lộ trình thăng tiến từ CFO đến CEO

CFO là người có nhiệm vụ quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Họ sẽ xây dựng các kế hoạch tài chính, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn cũng như cảnh báo các nguy cơ tài chính có thể xảy ra. Nếu bạn cũng yêu thích công việc này hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu CFO là gì và lộ trình thăng tiến từ CFO đến CEO qua bài viết sau đây.

MỤC LỤC
1- CFO là gì?
2- Lộ trình thăng tiến từ CFO lên CEO 

    2.1- Kiến thức, bằng cấp
    2.2- Tích luỹ kinh nghiệm thực tế
    2.3- Rèn luyện các kỹ năng quan trọng với vị trí CEO
    2.4- Có phong thái, tính cách của một CEO
    2.5- Nâng cao năng lực của người lãnh đạo

3- Sự khác nhau giữa CFO và CEO
4- Các công ty FDI tìm kiếm những kỹ năng nào ở CFO?

việc làm lương cao

1- CFO là gì? 

CFO là viết tắt của Chief Finance Officer, có nghĩa là Giám đốc tài chính. Đây là một vị trí rất quan trọng trong doanh nghiệp. Vị trí này giữ vai trò điều phối các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Tại các doanh nghiệp nhỏ, Kế toán trưởng thường kiêm nhiệm luôn vai trò CFO. Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, vai trò của CFO được tách biệt rất rõ ràng. Họ sẽ chịu trách nhiệm giải trình các hoạt động tài chính và cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của doanh nghiệp.
 

cfo là gì

Nhiệm vụ tổng thể của CFO chính là hoàn thiện bộ máy tài chính cho doanh nghiệp. Họ sẽ thực hiện các công việc liên quan đến quản lý tài chính như nghiên cứu, phân tích, kiểm soát rủi ro và xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính. 

Các Giám đốc tài chính có khả năng vận dụng hiệu quả các công cụ tài chính và lên kế hoạch tài chính để giúp doanh nghiệp tối đa hoá việc sử dụng nguồn vốn. Đồng thời họ cũng đưa ra cảnh báo về các nguy cơ và tiến hành phân tích tài chính nhằm tiết kiệm chi phí từ những hoạt động kinh doanh thiếu hiệu quả.

2- Lộ trình thăng tiến từ CFO lên CEO  

Trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp, CFO là vị trí quản lý rất quan trọng. Họ chỉ đứng sau CEO. 

Với những bạn yêu thích lĩnh vực tài chính và có năng lực phân tích, quản lý tốt thì việc đặt mục tiêu trở thành một CFO sau đó thăng tiến lên CEO chính là lựa chọn vô cùng lý tưởng.

Lộ trình thăng tiến từ CFO lên CEO có thể kéo dài vài năm. Trong suốt khoảng thời gian đó bạn sẽ phải liên tục trau dồi cho mình những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để nâng cao năng lực bản thân. 

Những việc làm hấp dẫn

Chief Financial Officer

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Quản lý điều hành

Chief Accountant (Logistics)

Hà nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Vận Chuyển/Giao Nhận, Mua hàng/Chuỗi Cung Ứng

Chief Accountant (Trading)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

Senior Accounting Department Manager

Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Sản Xuất

Manager of Finance and Accounting

Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

Đồng thời bạn cũng cần xác định mục tiêu và kế hoạch phát triển sự nghiệp cụ thể để nhanh chóng thăng tiến lên vị trí CEO.

Sau đây là lộ trình thăng tiến từ CFO lên CEO phổ biến bạn có thể tham khảo:

2.1- Kiến thức, bằng cấp 

Để trở thành một CEO giỏi bạn sẽ phải nắm vững các kiến thức về kinh tế, quản lý và quản trị doanh nghiệp. Những kiến thức này sẽ giúp bạn có một nền tảng vững chắc để đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác nhất.

Với yêu cầu về bằng cấp, nếu bạn có thể lấy được bằng MBA về quản lý thì bạn sẽ càng có thêm nhiều cơ hội thăng tiến lên vị trí CEO hơn.

2.2- Tích luỹ kinh nghiệm thực tế 

Bạn sẽ cần ít nhất 5 năm làm việc tại vị trí CFO để có đủ năng lực đảm nhận vai trò CEO. Việc tích luỹ kinh nghiệm làm việc thực tế sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết cũng như kỹ năng cần thiết để điều hành và xử lý công việc một cách hiệu quả.

2.3- Rèn luyện các kỹ năng quan trọng với vị trí CEO 

Bạn có thể có năng khiếu của một người lãnh đạo. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ để bạn trở thành một CEO. 

Nếu muốn thăng tiến lên CEO từ vị trí CFO, bạn sẽ phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết. Những kỹ năng bạn có được từ việc học tập chính là cơ sở giúp bạn phát triển sự nghiệp một cách bền vững.

Cụ thể, bạn sẽ phải chủ động rèn luyện cho mình những kỹ năng cần thiết với một người quản lý. Chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, khả năng phân tích và tổng hợp, kỹ năng tư duy chiến lược, kỹ năng đàm phán,…

2.4- Có phong thái, tính cách của một CEO 

CEO là người đưa ra các quyết định quan trọng có ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy, để thăng tiến lên vị trí này, bạn cần sở hữu những phẩm chất của một CEO như tính quyết đoán, sự nhạy bén và khả năng sáng tạo.

2.5- Nâng cao năng lực của người lãnh đạo 

CEO là vị trí đứng đầu trong một doanh nghiệp. Do đó, bạn sẽ cần có năng lực lãnh đạo xuất sắc. Cụ thể bạn cần đảm bảo được những yêu cầu sau:

+ Biết cách ghi nhận, thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên

Tại vị trí CEO bạn có trách nhiệm phải động viên, khích lệ tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên. Đồng thời, bạn cũng cần đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể và giúp họ nhận thức rõ mục tiêu công việc. Nếu ban đầu kết quả công việc chưa tốt, bạn đừng nên khiển trách nhân viên. Thay vào đó hãy cổ động cho họ để họ có thêm tự tin vào bản thân.

+ Có niềm tin với nhân viên và dẫn dắt họ

Bên cạnh việc động viên, khích lệ nhân viên, CEO còn phải dành niềm tin cho họ. Đây chính là động lực to lớn khiến nhân viên nỗ lực làm việc.

Đồng thời, CEO còn phải theo dõi, giám sát tình hình thực hiện công việc của đội ngũ nhân viên, đưa ra yêu cầu công việc và khơi dậy tinh thần làm việc của họ.

+ Đồng hành cùng nhân viên

Nếu CEO có thể luôn theo sát và đồng hành cùng đội ngũ nhân viên thì họ sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Vì vậy, bạn cần đảm bảo luôn sẵn sàng hỗ trợ nhân viên của mình và khiến họ luôn nhớ đến bạn.

3- Sự khác nhau giữa CFO và CEO 

CFO và CEO đều là những vị trí quản lý quan trọng trong một doanh nghiệp. Bạn có thể dựa vào những điều sau đây để phân biệt hai vị trí này.

+ Vai trò, trách nhiệm

CFO chỉ có trách nhiệm quản lý các vấn đề về đầu tư, tài chính, kế toán. Còn CEO chịu trách nhiệm điều hành, quản lý tổng thể toàn bộ doanh nghiệp theo các chính sách và chiến lược của HĐQT. 

+ Phạm vi công việc

Nếu như CFO chỉ tập trung vào việc quản lý hoạt động tài chính trong nghiệp, thì CEO là người quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm bán hàng, tiếp thị, nhân sự và cả tài chính.

+ Cấp quản lý

CEO là vị trí cao nhất trong một doanh nghiệp. Họ sẽ hoạch định tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược phát triển dài hạn cho doanh nghiệp. Trong khi đó, CFO là người thực thi các quyết định của CEO.

Tóm lại, CEO là vị trí quản lý cao nhất. Còn CFO là vị trí quản lý thấp hơn so với CEO.

4- Các công ty FDI tìm kiếm những kỹ năng nào ở CFO? 

Nếu muốn trở thành CFO tại các công ty FDI bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng quan trọng sau đây:

4.1- Kỹ năng chuyên môn

CFO cần nắm vững các kiến thức về kế toán, tài chính và có khả năng phân tích, hoạch định chiến lược cũng như giải quyết vấn đề tốt để có thể đưa ra các kế hoạch tài chính hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.

Mặc dù vị trí CFO không trực tiếp xử lý các chứng từ thu chi, giao dịch kinh tế hay ghi chép dữ liệu tài chính nhưng với vai trò của người quản lý tài chính, bạn vẫn phải hiểu rõ công việc của kế toán. Điều này sẽ giúp bạn quản lý và điều phối ngân sách tài chính của doanh nghiệp hiệu quả nhất.

Mặt khác, việc am hiểu các kiến thức về kế toán và phân tích tài chính còn giúp bạn nắm bắt nhanh chóng, chính xác tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp.

Ngoài ra, vị trí CFO còn yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm làm việc dày dạn và đã từng làm việc tại các công ty FDI.

4.2- Thành thạo ngoại ngữ

Khi làm việc tại các công ty FDI bạn sẽ phải giao tiếp, trao đổi công việc với cấp trên và đồng nghiệp là người nước ngoài. Bởi vậy kỹ năng ngoại ngữ chính là yếu tố bạn bắt buộc phải thành thạo.

4.3- Có khả năng nắm bắt, phân tích và báo cáo dữ liệu tài chính

Là một CFO, bạn cần có khả năng bao quát thông tin, kỹ năng đọc hiểu cũng như khả năng phân tích và báo cáo dữ liệu tài chính. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có kỹ năng tư duy và sự nhạy bén về tài chính để xác định các chiến lược tài chính dài hạn cho công ty. 

Ngoài ra, bạn còn phải có tầm nhìn về tài chính xa rộng, khả năng dự đoán các rủi ro tài chính và có thể nhận ra các cơ hội cũng như thách thức để quản lý ngân sách của doanh nghiệp tốt nhất. Từ đó, bạn có thể xử lý vấn đề, hoạch định chiến lược tài chính tốt hơn để giúp công ty đầu tư và kinh doanh đúng hướng.

4.4- Kỹ năng mềm

Ngoài kiến thức và kinh nghiệm, bạn còn phải có các kỹ năng mềm khác nếu muốn đảm nhận vai trò CFO tại các công ty FDI. Đó là các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng thuyết phục, khả năng quan sát, khả năng nắm bắt thông tin và tình hình thị trường,…

Trên đây là một số thông tin Ms Uptalent muốn chia sẻ về CFO và lộ trình thăng tiến từ CFO đến CEO. Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí này và có thể vạch ra lộ trình thăng tiến phù hợp với bản thân. Chúc bạn thành công!
 

Dịch vụ headhunting - săn đầu người
------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.