- 420k
- 1k
- 870
CEO là gì hay Giám đốc điều hành là người chịu trách nhiệm đẩy thuyền doanh nghiệp đến bến bờ tích cực. Công cuộc chinh phục thành công đó của CEO hẳn là không thể vắng ngọn hải đăng luôn rực sáng của nghệ thuật quản lý.
Để trở thành CEO đứng trên vạn người, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của HRchannels về những kỹ năng quản lý hiệu quả cho CEO nhé.
Minh quân luôn “say YES” với minh bạch trong công tác quản lý.
Có thể nói, tính minh bạch là điều kiện sống còn của bất cứ tổ chức nào, là điều “níu chân” nhân tài trong doanh nghiệp. Tính minh bạch được thể hiện rõ nhất trong quá trình xây đắp và gìn giữ văn hóa doanh nghiệp.
Trước tiên, việc xây dựng và quản lý chỉ số KPI – chỉ số đo lường hiệu quả công việc và việc tuân thủ nội quy doanh nghiệp là biểu hiện của sự minh bạch.
Từ đó, CEO mới có nền tảng để tổ chức những đợt đánh giá năng lực công khai. Ai là người luôn liên tục tăng trưởng, ai đang giữ nguyên level và thậm chí là “tụt hạng” đều sẽ được thể hiện trên biểu đồ tăng trưởng mà CEO đã dày công xây nên. Minh bạch đó là phút giây cả doanh nghiệp đánh giá đúng thực lực của mình, nhìn thẳng vào sự thật để có những phương án tiến về phía trước.
Bên cạnh đó, minh bạch còn được thể hiện trong các báo cáo thuế, sổ sách chi tiêu và hoạch định bảng lương và chế độ đãi ngộ cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Đó là thước đo cơ bản cho một doanh nghiệp trong thời đại 4.0.
>>> Xem thêm: Những nguyên tắc cốt lõi khi làm việc dành cho CEO
Cứ nhìn những tiểu thương nhỏ mưu sinh ngoài kia, bạn cũng có thể thấy cuộc mưu sinh khắc nghiệt tới nhường nào. Chỉ cần một ngày họ không bán hàng thôi thì biết đâu hôm sau khách sẽ “chạy sang” gian hàng đối diện.
Như vậy, câu chuyện thương hiệu sẽ được đẩy lên cao trào bởi bạn phải thực sự “hay”, người bán hàng phải thực sự có duyên, sản phẩm phải thuộc hàng cực phẩm thì họ có thể nén “sự sung sướng” và đợi bạn quay trở lại để được bạn tư vấn.
Thương hiệu không phải là một thứ hữu hình, có thể hình dung ra ngày một ngày hai. Độc chiêu của CEO chính là lôi kéo yếu tố con người vào xây dựng thương hiệu. Con người tốt, chiến dịch Marketing và quản trị thương hiệu tốt thì tự khắc thứ hạng của thương hiệu sẽ được đẩy mạnh trong lòng người tiêu dùng.
Đồng thời, một khi doanh nghiệp bạn nổi danh “đất lành chim đậu” thì nhân tài nỡ lòng nào lại rời đi và những ứng viên tiềm năng cứ liên tục điền tên công ty bạn trên công cụ Google Search đấy.
Phỏng vấn ứng viên vốn dĩ là phần việc của CHRO – Giám đốc nhân sự, Trưởng phòng nhân sự hay các Chuyên viên tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu CEO đích thân thử thách ứng viên trong vòng phỏng vấn vừa giúp chọn lọc ra ứng viên tốt nhất vừa có thể giúp họ hình dung ra đôi điều về văn hóa doanh nghiệp.
Đã có rất nhiều nhân tài đã quay gót vì còn điều gì đó lăn tăn, mơ hồ không rõ đó có phải là môi trường thực sự phù hợp. Bởi thế, dẫu có bận thì bạn cũng đầu tư thời gian để “tiếp đón” nhân tài tiềm năng nhé.
Doanh nghiệp cũng giống như một dây chuyền sản xuất. Nếu có bất cứ mắt xích nào lạc loài và cố tình tách rời ra khỏi tập thể. Chính vì thế, hình ảnh những cái bắt tay thật chặt và những nụ cười rạng rỡ trên môi trong cuộc họp hay thảo luận nhóm từ khi nào đã trở thành một “đặc sản” tại chốn công sở.
Tập thể là nơi không nuông chiều cái “tôi”, là nơi dẹp bỏ những nguyên tắc và tự ái của cá nhân để cùng nhau nhào nặn các giá trị “có một không hai” của doanh nghiệp. Tựu chung lại, văn hóa cộng tác là một phần quan trọng trong việc tạo nên thương hiệu doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: 9 câu hỏi phỏng vấn CEO không thể bỏ qua
Tin tưởng và trao quyền tự quyết cho tập thể C – suit là “điểm sáng” trong công tác quản lý của CEO. Tuy nhiên, bạn cũng nên công tâm dành thời gian cho đội ngũ quản lý bằng cách chăm sóc những khó khăn của họ.
Ai mà không có khó khăn và theo lẽ thường thì lãnh đạo thường là những “con sói” mạnh mẽ nhưng cô đơn.
Vậy làm thế nào để thoát khỏi trạng thái “đóng băng” vì bất lực, những an ủi nào sẽ thực sự có tác dụng? Câu trả lời nằm ở chính bạn và công cuộc huấn luyện các leader định kỳ. Đó không chỉ là những lò luyện kỹ năng mà còn là nơi hâm nóng lại trái tim nhiệt huyết của những nhà quản lý bởi họ có dịp chiêm ngưỡng tổng thể chặng đường doanh nghiệp và những cơn sóng sẽ ập tới trong quản trị nhân sự và “giắt túi” những kỹ năng cần thiết để sẵn sàng đương đầu và chinh phục.
Có rất nhiều chiêu khiến cho “kẻ dưới” tâm phục khẩu phục mà không cần “lên gân lên cốt”. Đó là khiến họ “ngả mũ” kính nể và nhận thấy bản thân họ cũng được trân trọng như một mảnh ghép trong sinh mệnh của doanh nghiệp. Trong đó là “khen chê” có nghệ thuật. Nghĩa là CEO cần quản lý cảm xúc tốt để “kẻ dưới thắng không kiêu, bại không nản”. Cũng bởi vậy mà khẳng định kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục là linh hồn của tinh thần lãnh đạo.
CEO cần nắm bắt thông tin về nhân sự toàn công ty thông qua báo cáo, phản ánh từ đội ngũ C - suit. Đồng thời, hiểu rõ yêu cầu công việc của từng bộ phận và sở trường, sở đoản của từng nhân viên, Giám đốc điều hành mới chuyển giao và định hướng phần việc phù hợp với từng bộ phận, từng nhân viên.
Hậu quả của phân sai việc, sai người là sự rối loạn trong nội bộ, vô hình chung sẽ là áp lực đối với đội ngũ Trưởng phòng, Giám đốc, từ đó giảm hạnh phúc và hài lòng trong công việc, tạo bầu không khí nặng nề và hiệu suất tổng thể sẽ đi xuống và khó lòng cứu vãn.
>>> Xem thêm: Lộ trình thành công của CEO
CEO chính là một influencer hay nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất doanh nghiệp. Thử tưởng tượng sáng sáng đi làm mà thấy sếp xếp hàng đợi thang máy cùng nhân viên thì cảm giác của bạn sẽ là gì? Hưng phấn, vui vẻ, tích cực và tự hứa sẽ nỗ lực hơn phải không?
Đó chính là sự học hỏi, sự tiếp nhận những điều tốt đẹp một cách tự nhiên. CEO chính là tấm gương phản chiếu cho nhân sự làm việc hiệu quả nhất, trách nhiệm nhất, nhiệt huyết nhất, quản lý cảm xúc tốt nhất, hi sinh lặng thầm nhất trong công việc. Đó chính là “ánh dương” tuyệt vời trong nghệ thuật quản lý của nhà lãnh đạo bạn cần tôi luyện trên hành trình của một CEO – Giám đốc điều hành doanh nghiệp.
Trên đây là những bật mí của HRchannels về nghệ thuật quản lý hiệu quả cho CEO – giám đốc điều hành doanh nghiệp. Hi vọng bài viết trên đây cung cấp cho bạn hành trang cần thiết trước khi khởi động lộ trình của một CEO – người vượt qua bao thác ghềnh vì sự nghiệp của doanh nghiệp.
Nếu bạn đọc có bất cứ chia sẻ hay câu hỏi nào cần HRchannels giải đáp về nghệ thuật ứng tuyển CEO thành công thì hãy liên hệ ngay tới số hotline hoặc ghé thăm văn phòng HRchannels để luôn là người dẫn đầu bạn nhé.
Nguồn: internet