maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Bộ Câu Hỏi Phỏng Vấn

Các câu hỏi phỏng vấn vị trí nhân viên (Junior) phổ biến nhất

Các câu hỏi phỏng vấn vị trí nhân viên (Junior) phổ biến nhất

Vị trí nhân viên có nhu cầu tuyển dụng khá cao, yêu cầu tập trung chủ yếu ở các năng lực làm việc chuyên môn. Vì vậy, số lượng ứng viên khá lớn, để nâng cao sức cạnh tranh thì các câu hỏi phỏng vấn vị trí nhân viên phổ biến nhất mà Ms. Uptalent tổng hợp trong bài viết này chính là cẩm nang vô cùng hữu ích

MỤC LỤC:
1. Các câu hỏi phỏng vấn tìm hiểu thông tin ứng viên
2. Các câu hỏi phỏng vấn công việc trong quá khứ
3. Các câu hỏi phỏng vấn phản ánh sự quan tâm dành cho nhà tuyển dụng
4. Các câu hỏi phỏng vấn năng lực chuyên môn
5. Các câu hỏi phỏng vấn kỹ năng mềm phục vụ công việc

Tuyển dụng nhân sự cấp cao>>> Xem thêm: Việc làm tiếng Nhật

1. Các câu hỏi phỏng vấn tìm hiểu thông tin ứng viên 

1.1. Hãy giới thiệu với chúng tôi đôi nét về bạn

Đây là câu hỏi mở đầu buổi phỏng vấn, rất phổ biến nhưng không hẳn là câu hỏi dễ. Vì tiêu chuẩn đánh giá của câu hỏi này gồm sự súc tích (khoảng 200 – 300 chữ), nội dung giá trị và khả năng diễn đạt. Gợi ý:

  • Giới thiệu họ tên, nơi ở hiện tại, chuyên ngành tốt nghiệp, vị trí ứng tuyển

  • Kinh nghiệm chuyên môn phù hợp công việc ứng tuyển

  • Đã đọc tiêu chuẩn tuyển dụng và nhận thấy mức độ tương thích cao

1.2. Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?

Điểm mạnh dựa vào yêu cầu của bản tin tuyển dụng, điểm yếu dựa vào nội dung không liên quan đến công việc. Nắm bắt điểm cốt lõi này, bạn sẽ tìm được câu trả lời hiệu quả cho câu hỏi này. Gợi ý:

  • Điểm mạnh: 2 – 3 yêu cầu tuyển dụng chính, kèm theo ví dụ cụ thể để chứng minh đó thực sự là điểm mạnh mà bạn đang sở hữu.

  • Điểm yếu: làm việc tập trung quên cả giờ ăn, ghi nhớ công việc trong đầu… nhưng giờ đã khắc phục dần. Nhớ là phải kèm chuyển biến của sự thay đổi bạn nhé.

1.3. Sở trường công việc của bạn là gì?

Những việc làm hấp dẫn

Nhân Viên Hỗ Trợ FAS (Tiếng Nhật)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Biên phiên dịch , Hành chánh/Thư ký , Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

Phiên Dịch Tiếng Nhật

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Biên phiên dịch , Sản Xuất

Trợ Lý Kế Toán Tiếng Nhật

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Biên phiên dịch , Dịch vụ khách hàng , Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

Phiên Dịch Tiếng Nhật

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Biên phiên dịch , Hành chánh/Thư ký , Sản Xuất

Nhân Viên Hành Chính (Tiếng Nhật)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Biên phiên dịch , Hành chánh/Thư ký , Sản Xuất

Tính chất đặc thù của vị trí ứng tuyển sẽ cung cấp đáp án cho câu hỏi này. Gợi ý:

  • Nhân viên kinh doanh thường xuyên tiếp xúc khách hàng - Chọn sở trường thích gặp gỡ, giao lưu với nhiều người

  • Nhân viên kế toán cần sự tập trung - Chọn sở trường là những công việc văn phòng, cần sự cẩn trọng, tỉ mỉ.


Phỏng vấn nhân viên

>>> Bạn có thể xem thêm: Junior là gì? Junior phải làm thế nào để nổi bật và thành công?

1.4. Triết lý trong công việc của bạn là gì?

Nói một cách đơn giản là cách bạn đối mặt với công việc ra sao. Không nên đặt ra quá nhiều quy tắc hoặc kỳ vọng về công việc vì biết đâu nhà tuyển dụng chẳng có cái nào trong triết lý của bạn thì sao. Tốt nhất, bạn nên đáp lại một cách khái quát:

“Triết lý làm việc của tôi luôn coi trọng sự công bằng, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc”

2. Các câu hỏi phỏng vấn công việc trong quá khứ 

2.1. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

Dù bức xúc nhưng cũng đừng kể điểm xấu hoặc những mâu thuẫn của bạn với công ty cũ, vì biết đâu, công ty đang phỏng vấn cũng đang tồn tại cùng vấn đề như vậy. Gợi ý:

  • Nếu ứng tuyển vị trí cao hơn ngày trước: “Tôi mong muốn tìm kiếm cơ hội phát triển trong chuyên môn ở cấp bậc cao hơn”

  • Nếu vị trí cùng cấp bậc: “Tôi có việc gia đình nên phải xin nghỉ để giải quyết. Đến nay đã giải quyết xong nên tôi tìm cơ hội làm việc trở lại”

2.2. Bạn đã từng đảm nhận vị trí tương tự trước đây chưa?

Không ít thì nhiều, chắc chắn sẽ có những điểm tương đồng mà bạn có thể khéo léo điều chỉnh ngôn từ để tạo độ phù hợp cao với nhiệm vụ ở vị trí đang ứng tuyển. Gợi ý:

“Vị trí công việc tôi làm trước đây đảm nhận nhiệm vụ ….. Với những yêu cầu công việc công ty ghi trong bản tin tuyển dụng, tôi tin mình đủ khả năng học hỏi nhanh và đáp ứng hiệu quả.”

2.3. Mức lương của bạn ở công ty cũ bao nhiêu?

Bạn nên tìm hiểu mặt bằng lương của vị trí mà mình đang ứng tuyển. So sánh với lương cũ của bạn, nếu lương cũ thấp hơn thì bạn hãy cộng luôn cả phụ cấp rồi hãy trả lời. Đừng nói lương cũ quá thấp hoặc quá cao so với mặt bằng lương đang ứng tuyển vì như vậy sẽ rất khó để bạn thương lượng lương với nhà tuyển dụng.

Phỏng vấn kỹ năng nhân viên

>>>> Bạn có thể quan tâm: Cách để Junior gây ấn tượng với nhà tuyển dụng qua CV

3. Các câu hỏi phỏng vấn phản ánh sự quan tâm dành cho nhà tuyển dụng 

3.1. Bạn biết gì về công ty chúng tôi?

Trước khi phỏng vấn, bạn phải dành thời gian tìm hiểu thông tin nhà tuyển dụng từ website công ty hoặc từ các bài báo, diễn đàn. Câu trả lời không cần quá dài khoảng 100 – 200 chữ) nhưng rất cần chính xác để chứng minh bạn thật sự quan tâm đến nơi mình ứng tuyển, chứ không phải ứng tuyển đại trà. Gợi ý:

  • Tên đầy đủ của công ty, năm hình thành

  • Tầm nhìn, sứ mệnh, thành tích

  • Định hướng phát triển hoặc dự án đang triển khai…

3.2. Tại sao bạn chọn ứng tuyển tại công ty chúng tôi?

Hãy cho nhà tuyển dụng biết những kinh nghiệm, tố chất bạn đang có phù hợp như thế nào với những điều kiện tuyển dụng mà họ đặt ra. Càng tương thích cao càng tốt. Điểm cốt lõi là cho người phỏng vấn thấy, họ sẽ tìm được lợi ích tốt nhất khi tuyển dụng bạn.

3.3. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Mục tiêu sẽ bao gồm ngắn hạn và dài hạn. Mọi mục tiêu của bạn trong công việc phải luôn hướng đến quyền lợi của nhà tuyển dụng. Gợi ý:

  • Ngắn hạn: làm quen nhanh quy trình triển khai công việc theo hệ thống riêng của doanh nghiệp

  • Dài hạn: gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp, phát triển sự nghiệp cùng tổ chức

3.4. Mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu?

Nếu bản tin tuyển dụng đăng công khai mức lương hoặc khoảng lương thì bạn hãy chọn mức cao nhất. Còn bản tin chỉ ghi “Thỏa thuận” thì bạn nên đề nghị người phỏng vấn đưa ra mức lương trước. Lấy mốc đó và thương lượng mức cao hơn một chút là vừa.

Phỏng vấn chuyên môn

>>> Bạn có thể tham khảo: Junior là ai? 5 điều giúp junior trở nên "có giá" hơn

4. Các câu hỏi phỏng vấn năng lực chuyên môn 

4.1. Tại sao bạn quyết định ứng tuyển vị trí chuyên môn này?

Nếu đúng chuyên ngành học thì dễ trả lời rồi, nhưng nếu khác chuyên ngành học, công việc trước cũng không cùng chuyên môn thì sao? Thì bạn có thể chọn một trong những lý do:

  • Em nhận thấy tính chất công việc mang tính chuyên môn sâu, phù hợp với mong muốn nghề nghiệp của em. Xét về khả năng và kinh nghiệm đã có, em tin mình có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu mà vị trí chuyên môn yêu cầu.

  • Em đã muốn chuyển ngành từ lâu, nhưng giờ em mới hoàn thành xong khóa học nghiệp vụ chuyên sâu cho lĩnh vực này nên tới nay, em mới tìm cơ hội ứng tuyển.​​​​​​​

4.2. Hãy mô tả cách bạn quản lý công việc trong ngày ở công ty cũ?

Điều nhà tuyển dụng muốn biết chính là khả năng nắm bắt công việc và khả năng linh hoạt sắp xếp quản lý công việc của bạn. Vì vậy, không cần nêu chi tiết thời gian, bạn chỉ cần tập trung chia sẻ cách bạn quản lý, sắp xếp là được. Gợi ý:

  • Lịch trình đã được thiết lập từ cuối tuần trước

  • Buổi sáng vào kiểm tra email, điều chỉnh lại lịch trình làm việc nếu có việc gấp phát sinh bất ngờ

  • Tranh thủ giải quyết việc quan trọng, việc gấp trong buổi sáng, chiều sẽ giải quyết việc còn lại

  • Dùng thời gian chờ của việc này để làm một số bước cho việc khác…

4.3. Thành công / thất bại mà bạn đã từng gặp phải?

Chọn thành công lớn nhất và chọn thất bại bé nhất để trả lời cho câu hỏi. Điều cần lưu ý là:

  • Đừng thừa nhận đó là thành công lớn nhất vì doanh nghiệp vẫn muốn bạn thật nỗ lực tạo nên nhiều thành công cho họ.

  • Thất bại không được liên quan đến chuyên môn đang làm. Ngoài ra, phải luôn đi kèm cách bạn khắc phục để thất bại đó không còn xảy ra nữa.


Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên​​​​​​​

>>> Quan tâm thêm: Các vị trí Intern, Fresher, Junior, Senior là gì?

5. Các câu hỏi phỏng vấn kỹ năng mềm phục vụ công việc 

5.1. Công việc sẽ có lúc cần làm thêm giờ, bạn có sẵn sàng không?

Thực tế, công việc nào giờ đây cũng cần làm thêm giờ cả. Vì vậy, bạn hãy tự tin khẳng định mình đã tìm hiểu tính chất công việc và biết sẽ thỉnh thoảng phải làm thêm ngoài giờ.

Bạn cũng có thể đặt câu hỏi ngay lúc này “Thông thường, mỗi tháng sẽ làm thêm ngoài giờ bao nhiêu tiếng”, “có tính tiền overtime hay không?”. Đừng ngại hỏi vì đây là vấn đề cần minh bạch giữa đôi bên, sẽ dễ làm việc hơn sau này.

5.2. Khả năng chịu áp lực cao của bạn thế nào?

Áp lực sẽ luôn hiện hữu và ngày càng tăng lên, bạn phải ý thức về điều này và chấp nhận khi đã nộp hồ sơ ứng tuyển. Khi trả lời, đừng chỉ nói suông mà hãy đưa ra dẫn chứng cụ thể cho khả năng chịu áp lực công việc của bạn. Ví dụ:

  • Một trường hợp phải làm tăng ca liên tục để giải quyết lượng hàng xuất lớn vào dịp Tết, và bạn đã hoàn thành xuất sắc.

  • Tình huống vừa phải giải quyết việc hằng ngày ở công ty, vừa phải liên tục theo dõi phản ứng và đàm phán với khách hàng vì một sự cố phát sinh về chất lượng sản phẩm.

5.3. Trường hợp xảy ra xung đột trong đội nhóm, bạn sẽ xử lý thế nào?

Làm việc độc lập kết hợp làm việc nhóm là yêu cầu mà môi trường làm việc đặt ra. Vì vậy, mỗi nhân viên phải biết cách điều tiết cảm xúc, dung hòa mối quan hệ để đảm bảo hiệu suất công việc chung. Với câu hỏi này, bạn nên trả lời:

  • Trực tiếp trao đổi với đồng nghiệp để giải quyết mâu thuẫn, giải tỏa hiểu lầm

  • Nhờ sự can thiệp của quản lý nếu đôi bên không thể tự dung hòa

  • Luôn tôn trọng mọi người và giữ thái độ hòa nhã trong công việc

5.4. Bạn có câu hỏi nào muốn hỏi chúng tôi không?

Đặt câu hỏi cũng là một kỹ năng quan trọng khi làm việc. Dù chẳng có gì quan trọng cần thắc mắc nhưng bạn cũng nên hỏi 1 – 2 câu, thứ nhất cho thấy bạn rất chú trọng công việc này, thứ hai phản ánh mức độ tập trung của bạn vào buổi phỏng vấn.

Bạn nên soạn một vài câu hỏi trước ở nhà để khi được hỏi không phải suy nghĩ lâu, ưu tiên hướng đến mục đích phục vụ công việc hơn là đòi hỏi quyền lợi cá nhân. Gợi ý:

  • Khi em vào làm, có người hướng dẫn công việc cho em không ạ?

  • Em có thể lên công ty vào thứ bảy để học thêm về phần mềm không ạ?

  • Em có được sử dụng những ứng dụng liên lạc trực tuyến như skype, zalo, viber… để trao đổi khi làm việc không? …

Trên đây là danh sách các câu hỏi phỏng vấn vị trí nhân viên phổ biến nhất. Với thời lượng 30 phút dành cho mỗi ứng viên thì chuẩn bị cho mình câu trả lời cho loạt câu hỏi này dựa trên những gợi ý mà Ms. Uptalent vừa gửi đến, bạn đã có đủ sự chuẩn bị cho khâu vấn đáp, an tâm và tự tin bước vào buổi phỏng vấn. 

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.