maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Bộ Câu Hỏi Phỏng Vấn

Bộ câu hỏi phỏng vấn Store Manager thường gặp

Bộ câu hỏi phỏng vấn Store Manager thường gặp

Chuẩn bị tốt câu hỏi phỏng vấn Store Manager thường gặp luôn là biện pháp hữu hiệu giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn và giành được cơ hội việc làm mong muốn.

Thế thì, bạn còn chờ gì nữa mà không ngay lập tức theo dõi bài viết dưới đây của Ms Uptalent để thu thập cho mình những bí kíp tuyệt vời và chinh phục nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn Store Manager sắp tới!

MỤC LỤC:
1- 15 Câu hỏi phỏng vấn Store Manager thường gặp và gợi ý trả lời
2- Một số lưu ý giúp bạn phỏng vấn Store Manager thành công

Tuyển dụng nhân sự cấp cao>>> Xem thêm: Việc làm Store Manager

1- 15 Câu hỏi phỏng vấn Store Manager thường gặp và gợi ý trả lời 

1.1- Hãy giới thiệu sơ lược về bản thân bạn?

Với câu hỏi này, bạn nên cung cấp những thông tin cá nhân liên quan đến vị trí mình đang ứng tuyển như công việc gần đây nhất, mục tiêu sự nghiệp, trình độ học vấn, thành tích nổi bật bạn đạt được,…

Đây là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng trình bày cũng như tìm hiểu đôi nét về bạn. Vì vậy, bạn nên trình bày một cách rõ ràng, tự tin, ngắn gọn và chính xác về bản thân mình.

Ngoài những thông tin nêu trên bạn cũng có thể nói một chút về sở thích, tính cách của mình. Tuy nhiên, đừng nói quá chi tiết khiến câu trả lời trở nên dài dòng, thiếu điểm nhấn.

1.2- Bạn từng có kinh nghiệm làm việc tại vị trí Store Manager hay chưa?

Nếu chưa có kinh nghiệm tại vị trí này, bạn hãy thành thật và bày tỏ sẽ nỗ lực học hỏi để đảm nhận tốt nhất vai trò được giao.

Còn nếu từng làm ở vị trí Store Manager thì bạn nên trình bày rõ ràng những kinh nghiệm của bản thân. Đồng thời, bạn cũng cần biết cách lồng ghép các kỹ năng mình có để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn chính là ứng viên phù hợp.

1.3- Vì sao bạn ứng tuyển Store Manager tại công ty chúng tôi?

Nhà tuyển dụng thường dùng câu hỏi này để đánh giá động lực, mức độ quan tâm của bạn với vị trí Store Manager.

Những việc làm hấp dẫn

Store Manager (Fashion)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Mỹ phẩm/ Thời trang/ Hàng Cao cấp, Bán hàng (May mặc/Phụ kiện), Kinh doanh / Bán hàng

Store Manager (Fashion)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Mỹ phẩm/ Thời trang/ Hàng Cao cấp, Bán hàng (May mặc/Phụ kiện), Kinh doanh / Bán hàng

Deputy Store Manager (Fashion)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Mỹ phẩm/ Thời trang/ Hàng Cao cấp, Bán hàng (May mặc/Phụ kiện), Kinh doanh / Bán hàng

Deputy Store Manager (Fashion)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Mỹ phẩm/ Thời trang/ Hàng Cao cấp, Bán hàng (May mặc/Phụ kiện), Kinh doanh / Bán hàng

Retail Operations Manager (Home Appliances)

Bangkok Bán hàng Đồ Gia dụng, Kinh doanh / Bán hàng

Tốt nhất, bạn nên tìm hiểu thông tin về công ty và công việc mình ứng tuyển để tìm ra những điều khiến bạn cảm thấy thu hút. Chắc chắn điều này sẽ khiến câu trả lời của bạn nhận được sự tán thưởng từ nhà tuyển dụng.

1.4- Phong cách lãnh đạo của bạn là gì?

Có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau. Bạn nên tìm hiểu một chút và cân nhắc xem mình đang áp dụng phong cách nào với nhân viên cấp dưới.

Khi trả lời, bạn đừng chỉ nói mình theo phong cách lãnh đạo nào mà phải giải thích, làm rõ về phong cách mình lựa chọn. 

Ví dụ bạn có thể trả lời như sau: “ Tôi thường áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ. Trong quá trình làm việc, tôi sẽ lấy ý kiến của nhân viên, sau đó tổng hợp và ra quyết định sau cùng.”

1.5- Theo bạn, Store Manager cần làm gì để thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân viên?

Để thúc đẩy, tạo động lực cho nhân viên, Store Manager phải dành thời gian tìm hiểu nhu cầu của nhân viên cũng như yếu tố có thể khiến họ làm việc hiệu quả hơn. Đồng thời, Store Manager còn phải có chiến lược phù hợp với từng nhân viên nhằm thúc đẩy họ làm việc với hiệu suất tốt hơn.

Bạn có thể nói rõ hơn về các biện pháp thường sử dụng để tạo động lực cho nhân viên như khen thưởng, công nhận kết quả làm việc của nhân viên, khích lệ nhân viên tiếp tục học hỏi, nâng cao kiến thức, kỹ năng,…

Store Manager

>>> Bạn có thể xem thêm: 5 câu hỏi và trả lời phỏng vấn vị trí Quản Lý Cửa Hàng

1.6- Store Manager phải làm gì để đào tạo nhân viên?

Nhiệm vụ của Store Manager là cung cấp sự đào tạo cần thiết giúp nhân viên ngày càng phát triển. Đồng thời, mục tiêu đào tạo cũng cần đáp ứng được nhu cầu kinh doanh và phát triển của cửa hàng, công ty.

Trong câu trả lời của mình, bạn nên đề cập đến các bước chính để việc đào tạo đạt được kết quả tối ưu. Cụ thể, bạn cần liệt kê các bước sau:

- Thứ nhất, đánh giá nhu cầu kiến thức, kỹ năng cần đào tạo cho nhân viên.

- Thứ hai, thiết kế chương trình đào tạo phù hợp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mỗi cá nhân.

- Thứ ba, kết hợp các công cụ đào tạo khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất, như là cung cấp thông tin, phân tích nhiệm vụ công việc, quá trình thực hiện cho nhân viên nắm rõ.

1.7- Là một Store Manager, bạn thường phân công nhiệm vụ cho nhân viên như thế nào?

Nhiệm vụ của Store Manager là phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng nhân viên trong cửa hàng và phải có những điều chỉnh, đánh giá cần thiết trong quá trình họ làm việc.

Câu trả lời tốt nhất cần thể hiện được các ý sau:

- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt được.

- Hiểu rõ thế mạnh, nhược điểm của nhân viên để phân công nhiệm vụ cho phù hợp.

- Cung cấp thông tin liên quan đến công việc một cách rõ ràng và thể hiện kỳ vọng về kết quả cần đạt được.

- Cung cấp các điều kiện cần thiết để nhân viên thực hiện công việc được giao thuận lợi nhất.

- Giúp nhân viên hiểu đúng việc phải làm và tầm quan trọng của những việc đó.

1.8- Theo bạn, Store Manager phải làm gì để hoàn thành vai trò của người quản lý cửa hàng?

Nhà tuyển dụng muốn đánh giá xem bạn có các biện pháp thích hợp để giám sát nhân viên và chính công việc của riêng bạn hay không.

Bạn cần nhấn mạnh những điểm sau trong câu trả lời để ghi điểm với nhà tuyển dụng:

- Đề cập đến việc thiết lập biện pháp và lên lịch trình để giám sát quá trình làm việc của nhân viên.

- Liên tục theo dõi, đánh giá tiến độ công việc.

- Tiếp nhận các phản hồi, ý kiến đóng góp từ nhân viên để cải thiện quy trình làm việc hiệu quả hơn.

Phỏng vấn Store Manager

>>> Bạn có thể quan tâm: Mô tả công việc Quản Lý Cửa Hàng

1.9- Bạn thường làm gì để có thể giao tiếp hiệu quả với nhân viên trong cửa hàng?

Trong lĩnh vực bán hàng, giao tiếp giỏi chính là chìa khóa quan trọng tạo nên thành công cho bạn. Để có thể giao tiếp hiệu quả với nhân viên bạn sẽ phải biết cách lắng nghe, cố gắng thấu hiểu họ và điều chỉnh phong cách giao tiếp để phù hợp với từng nhân viên.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần có những biện pháp, kỹ thuật cần thiết để duy trì, phát triển các cuộc trò chuyện, giao tiếp với nhân viên cửa hàng.

1.10- Hãy nói về các chiến lược bạn đã sử dụng để gia tăng doanh số cho cửa hàng?

Có nhiều biện pháp, chiến lược khác nhau để cải thiện hiệu quả hoạt động và gia tăng doanh số cho cửa hàng. Chẳng hạn như:

- Cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng.

- Nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

- Gia tăng quy mô các giao dịch bán hàng.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Sắp xếp hàng hóa trong cửa hàng đẹp mắt, hợp lý hơn.

- Kiểm soát tồn kho hiệu quả.

- Trau dồi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên.

- Cải thiện bảng lương, lên kế hoạch khen thưởng phù hợp.

Với câu hỏi này, bạn nên trình bày một kinh nghiệm thực tế của bản thân. Trong câu trả lời bạn nên mô tả ngắn gọn chiến lược mình sử dụng, cách bạn thực hiện và kết quả đạt được. Đây là cách tốt nhất giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

1.11- Quan điểm của bạn về dịch vụ chăm sóc khách hàng là gì?

Câu trả lời cho câu hỏi này có phạm vi rất rộng. Bạn nên dựa vào những kinh nghiệm và trải nghiệm cá nhân để có câu trả lời phù hợp nhất.

Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ những yếu tố tạo nên dịch vụ khách hàng tốt cũng như tầm quan trọng của việc thúc đẩy trải nghiệm khách hàng. Bởi vì những điều này được xem như chìa khoá mang đến thành công cho Store Manager.

1.12- Theo bạn, Store Manager phải làm gì khi gặp phải trường hợp khách hàng khó tính, nổi giận, mất kiểm soát?

Nếu gặp phải khách hàng khó tính, trước tiên cần giúp họ bình tĩnh lại, sau đó lắng nghe vấn đề họ gặp phải và xử lý sự việc theo đúng quy trình.

Tốt nhất bạn nên mô tả một tình huống mình từng gặp phải, cách bạn xử lý vấn đề và kết quả đạt được. Điều quan trọng nhất là bạn phải thể hiện được tinh thần sẵn sàng chịu trách nhiệm với sự hài lòng của khách hàng.

Bộ câu hỏi phỏng vấn Store Manager

1.13- Khi xảy ra xung đột giữa các nhân viên trong cửa hàng, bạn sẽ làm như thế nào?

Việc xảy ra xung đột trong quá trình làm việc là điều khó tránh khỏi. Và Store Manager sẽ phải nhanh chóng phát hiện vấn đề để xử lý ổn thỏa nhất.

Biện pháp tốt nhất để xử lý các tình huống này chính là tìm hiểu nguyên nhân xảy ra xung đột bằng cách lắng nghe và đặt câu hỏi cho các nhân viên liên quan. Sau đó, bạn sẽ phải đưa ra biện pháp xử lý một cách khách quan, công bằng và tìm cách ngăn ngừa để không xảy ra tình huống tương tự.

1.14- Bạn thường ra quyết định kỷ luật nhân viên vì những hành vi nào?

Có những hành vi vi phạm ở nhân viên mà Store Manager bắt buộc phải xử lý kỷ luật. Ví dụ như:

- Đi làm trễ.

- Không tuân thủ các chính sách, quy định và quy trình làm việc của công ty.

- Có thái độ không đúng với khách hàng.

- Không thực hiện công việc theo sự phân công của cấp trên.

- Có các hành vi gây rối tại nơi làm việc.

1.15- Nếu có khách hàng đem đổi một sản phẩm đã qua sử dụng và quát mắng nhân viên tại cửa hàng, bạn sẽ làm như thế nào?

Khi khách hàng đang mất bình tĩnh, Store Manager cần tìm cách xoa dịu họ và mời họ vào phòng riêng để không ảnh hưởng đến những khách hàng khác.

Tiếp theo đó, Store Manager sẽ thuyết phục khách hàng nói về vấn đề của họ. Nếu nguyên nhân từ phía nhà sản xuất, biện pháp xử lý tốt nhất là đổi sản phẩm mới cho khách hàng. Nếu nguyên do là vì khách hàng sử dụng sai cách thì Store Manager phải giải thích cho họ và hướng dẫn họ cách sử dụng đúng.

Trên đây là biện pháp chung để xử lý các tình huống tương tự. Bạn có thể cân nhắc đặc điểm của từng sản phẩm, phạm vi quyền hạn của bản thân để có cách xử lý phù hợp nhất. Tuy nhiên, trong câu trả lời của bạn nên có những điểm trên để được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Lưu ý phỏng vấn Store Manager

2- Một số lưu ý giúp bạn phỏng vấn Store Manager thành công 

Bên cạnh việc chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn thì bạn cũng cần lưu ý những điều sau để có buổi phỏng vấn thuận lợi nhất:

- Thứ nhất, tìm hiểu các thông tin cơ bản về công ty.

- Thứ hai, lựa chọn trang phục phù hợp. Bạn nên chọn những trang phục đơn giản, lịch sự và thể hiện được sự chuyên nghiệp của bản thân.

- Thứ ba, luôn tự tin, chủ động, nói chuyện một cách dứt khoát để nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp của bạn với vị trí Store Manager.

- Thứ tư, thể hiện sự tôn trọng cao nhất với nhà tuyển dụng thông qua cách xử sự, hành vi, lời nói.

- Thứ năm, luôn bình tĩnh, thân thiện, năng động để ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Hy vọng những câu hỏi phỏng vấn Store Manager thường gặp cùng một số tips trên đây của Ms Uptalent sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn thêm tự tin hơn khi bước vào buổi phỏng vấn. Chúc bạn thành công!

Dịch vụ headhunitng - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam 

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.