- 420k
- 1k
- 870
Ngành F&B sở hữu hệ thống chức danh việc làm đa dạng nhất trong các lĩnh vực kinh doanh, mở ra nhu cầu tuyển dụng lớn. Cũng vì vậy mà số lượng ứng viên muốn làm việc trong ngành F&B rất cao, cạnh tranh ứng tuyển cao, nên hôm nay, thông qua bài viết này, Ms. Uptalent sẽ gửi đến bạn đọc danh sách 15 câu hỏi phỏng vấn phổ biến ngành F&B có tần suất xuất hiện cao nhất trong mọi kỳ phỏng vấn F&B cả trong và ngoài nước.
Tạm lướt qua những câu hỏi mang tính chất chào hỏi mà quân sư đã đề cập trong những bài viết kinh nghiệm phỏng vấn ở nhiều ngành nghề, chúng ta sẽ trực tiếp bước vào những vấn đề cốt lõi mang tính trọng tâm mà nhà tuyển dụng F&B đặc biệt quan tâm nhé:
MỤC LỤC:
1. Câu hỏi kinh nghiệm triển khai yêu cầu chuyên môn trong ngành F&B
2. Câu hỏi kinh nghiệm giải quyết các vấn đề trong giao tiếp của ngành F&B
3. Câu hỏi năng lực quản lý, chiêu thị trong ngành F&B
4. Câu hỏi phản ánh động lực và nỗ lực làm việc trong ngành F&B
5. Câu hỏi tìm hiểu mong muốn của ứng viên đối với nhà tuyển dụng
>>> Xem thêm: Việc làm Lương cao tại HRchannels
Mục đích tìm hiểu:
Đánh giá mức độ hiểu biết của ứng viên về chuyên môn, về ngành F and B, về vị trí ứng tuyển
Lắng nghe những ví dụ cụ thể tương đồng cao nhất với những yêu cầu công việc tại doanh nghiệp tuyển dụng
Lợi thế của ứng viên F and B là những tính chất công việc trong ngành rất gần với đời sống thường nhật. Như việc bạn dọn dẹp giường mỗi khi thức giấc, nấu cho gia đình những bữa ăn ngon, hay cách chọn thực phẩm ngon thông qua các giác quan.
Do đó, với những vị trí cao cấp cần kinh nghiệm làm việc thực tế thì bạn phải là ứng viên có thâm niên trong ngành và sẽ có những nội dung sát xao để chia sẻ với nhà tuyển dụng. Nhưng còn ở những vị trí khởi sự thì những trải nghiệm từ cuộc sống cũng giúp bạn có được câu trả lời tốt. Do đó, khi đối mặt câu hỏi này đừng e ngại mà trả lời vỏn vẹn “Chưa có kinh nghiệm” bạn nhé.
Mục đích tìm hiểu:
Kiến thức và ý thức trách nhiệm về quy định an toàn vệ sinh thực phẩm
Cam kết duy trì tiêu chuẩn trong mọi tình huống triển khai công việc
F&B là ngành dịch vụ liên quan mật thiết đến chất lượng các món ăn, thức uống được khách hàng sử dụng trực tiếp vào cơ thể. Một sai sót nhỏ cũng có thể phá hủy thành quả gây dựng trăm năm của cả doanh nghiệp F and B.
Do vậy, trả lời câu hỏi ngoài việc cung cấp những kiến thức mang tính lý thuyết về quy trình an toàn thực phẩm, bạn còn cần nêu ra những ví dụ cụ thể chứng minh bản thân luôn nỗ lực áp dụng điều đó trong cuộc sống và công việc.
Mục đích tìm hiểu:
Năng lực tiếp cận công nghệ quản lý F&B theo xu hướng hiện đại
Đánh giá mức độ đào tạo cần thiết nếu tuyển dụng ứng viên.
Ứng dụng công nghệ vào quản lý nhà hàng, khách sạn, resort… của ngành F and B là xu hướng tất yếu. Dù là vị trí nhân viên phục vụ thì việc đặt món với nhà bếp giờ đây cũng đã triển khai ngay trên máy tính bảng, vì vậy, càng là vị trí cao cấp thì khả năng thông thạo các ứng dụng công nghệ càng được đề cao. Tiêu biểu hiện nay là phần mềm DCorp R-Keeper, iPOS, CukCuk…
>>> Bạn có thể xem thêm: F&B là gì? Tất tần tật về Ngành F&B
Mục đích tìm hiểu:
Mức độ duy trì tâm lý bình tĩnh của ứng viên
Khả năng thấu hiểu vai trò và trách nhiệm của bản thân tại vị trí F and B mà mình đảm trách
Khả năng ứng xử linh hoạt, giải thích rành mạch, có thái độ đúng mực, mạnh mẽ nhưng không cao ngạo, bất cần.
Dịch vụ là ngành “làm dâu trăm họ” nên những khiếu nại, trách móc từ hợp lý đến vô cớ của khách hàng vẫn thường xuyên xảy ra. Một khi bạn đã làm việc cho doanh nghiệp F & B thì bạn chính là một đại diện hình ảnh của doanh nghiệp, mọi hành vi, cử chỉ, cách đối nhân xử thế đều được quy về văn hóa của doanh nghiệp, về chất lượng phục vụ của doanh nghiệp chứ không còn là của cá nhân nữa.
Vì vậy, khi được hỏi câu hỏi này, ứng viên trước hết cần thể hiện năng lực suy luận và giao tiếp logic của mình thông qu cách sắp xếp trình tự câu trả lời, bắt đầu từ nội dung khiếu nại, nguyên nhân khiếu nại, thời điểm phát sinh, chính sách giải quyết theo quy định và cách bạn đã giải quyết trong thực tế.
Mục đích tìm hiểu
Khả năng làm việc nhóm
Khả năng dung hòa mâu thuẫn vì lợi ích chung
Như vậy, khi phát sinh mâu thuẫn, xung đột phải dựa trên quy định trách nhiệm, quyền hạn của doanh nghiệp mà xử lý. Còn những bất đồng mang tính chất cá nhân thì ngoài những bằng chứng về năng lực và sự trung thực của bản thân, còn có sự hỗ trợ từ quản lý trực tiếp và các cấp quản lý cao hơn.
Mục đích tìm hiểu
Khả năng giữ bình tình, duy trì trạng thái cân bằng cảm xúc
Sự linh hoạt trong cách sắp xếp công việc, bao gồm cả việc nhờ hỗ trợ
Áp lực trách nhiệm và tần suất làm việc tại mọi vị trí trong ngành F and B đều cao. Do đó, muốn trụ vững và phát triển lâu dài cùng doanh nghiệp thì bạn phải có khả năng lấy lại cân bằng nhanh chóng. Đừng cố ép bản thân giải quyết mọi thứ, bạn hoàn toàn có thể nhờ người thân, đồng nghiệp hoặc công nghệ thông minh hỗ trợ để có thêm không gian, thời gian giải tỏa stress.
Mục đích tìm hiểu
Ý thức trách nhiệm về hình ảnh doanh nghiệp
Khả năng giải thích và kiến thức trách nhiệm chuyên môn của từng bộ phận
Hệ thống hoạt động của ngành F and B bao gồm nhiều phòng ban liên kết, mỗi phòng ban lại có nhiều bộ phận chuyên môn sâu nên trước hết, bạn cần xoa dịu cảm xúc của khách hàng. Sau đó dựa trên kiến thức về sự phân quyền và xác định trách nhiệm rõ ràng từ cá nhân đến đội nhóm trong quy định để hướng dẫn và cùng khách hàng đến gặp người chịu trách nhiệm giải quyết. Tuyệt đối không nên để khách hàng ngơ ngác, lạc lõng tự đi tìm lời giải cho mình.
Mục đích tìm hiểu
Khả năng bán hàng gia tăng của ứng viên
Đào tạo, bố trí vị trí công việc thiên về năng lực chiêu thị
Một doanh nghiệp F and B sẽ gồm nhiều nhóm và nhiều tính chất sản phẩm. Việc có thể gợi mở một dịch vụ giúp khách hàng giải quyết nhiều nhu cầu, đồng thời giúp doanh nghiệp tăng doanh thu là một tiêu chuẩn ghi điểm cao về năng lực. Đơn cử như việc giúp khách hàng lựa chọn món ăn khi họ đang phân vân, hay cung cấp thông tin về dịch vụ giảm giá để khích lệ khách hàng chi tiêu.
Mục đích tìm hiểu
Khả năng dự phòng tình huống phát sinh
Kinh nghiệm ứng phó linh hoạt ở vai trò quản lý
Vai trò quản lý luôn dành cho người có kinh nghiệm vì họ dự phòng được những tình huống phát sinh bất khả kháng và có nhiều kinh nghiệm về cách thức xử lý. Với tình huống cụ thể trong câu hỏi, một là việc điều động nhân sự từ bộ phận khác sang, hai là liên hệ với nhân viên bán thời gian thuê ngoài, ba là trực tiếp quản lý sẽ hỗ trợ khi cần thiết. Cuối cùng vẫn là họp và có biện pháp ngăn chặn tình trạng tái diễn.
>>> Bạn có thể tham khảo: Học gì để gia nhập vào ngành F&B?
Mục đích tìm hiểu
Kiến thức quản lý hàng tồn kho
Kinh nghiệm tìm nguồn tiêu thụ hàng thanh lý tồn kho
Hệ thống quản lý hàng tồn kho ngành F&B phổ biến gồm FIFO (Nhập trước, xuất trước), phân tích ABC và chiến lược đặt hàng. Ngoài kiến thức lý thuyết, những cách thức quản lý tồn kho có kinh nghiệm, ứng viên còn phải đưa ra cách thức để xử lý khi lượng tồn kho tăng cao khả thi vì biết đâu người quản lý tồn kho cũ của doanh nghiệp kém năng lực và đang cần tuyển bạn vào giải quyết
Mục đích tìm hiểu
Đam mê với công việc, tiêu chuẩn nâng cao khả năng gắn kết lâu dài cùng công việc
Sự nhiệt huyết với nhà tuyển dụng khi ứng tuyển, phản ánh nỗ lực gắn kết cùng doanh nghiệp
Bên cạnh những chia sẻ về đam mê công việc thì bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy những gì ở họ đã thôi thúc bản ứng tuyển vào doanh nghiệp của họ chứ không phải doanh nghiệp đối thủ cùng ngành.
Mục đích tìm hiểu
Khả năng linh hoạt trước mọi tình huống
Không ngừng nâng cấp bản thân để hoàn thiện công việc
Những thay đổi dễ thấy nhất là thực đơn, chương trình khuyến mãi, cao cấp hơn là những không gian phục vụ F and B hay những đổi mới quy định cho hạng mục khách VIP. Tất cả đều sẽ được xoay chuyển không ngừng để nâng cao tính cạnh tranh, và bạn chính là một mắt xích trong sự phát triển đó.
Mục đích tìm hiểu
Mức độ sẵn sàng tiếp quản công việc
Mức độ chấp nhận thử thách
Không có công việc nào là đơn giản cả, ngay cả vị trí ít đòi hỏi kinh nghiệm và trình độ học vấn. Vì vậy, hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn luôn chấp nhận mọi thử thách để hoàn thành công việc tốt hơn vì bạn đam mê và mong muốn phát triển lâu dài.
Mục đích tìm hiểu
Mức độ tập trung trong suốt quá trình phỏng vấn
Mục tiêu lợi ích của ứng viên
Hãy luôn chuẩn bị cho mình ít nhất 03 câu hỏi để đặt ra cho nhà tuyển dụng. Lưu ý, nội dung luôn hướng đến những gì giúp bạn làm việc tốt hơn như tài liệu hướng dẫn, thời gian học tập trong lúc thử việc… Đừng chọn nội dung liên quan đến lợi ích cá nhân.
Mục đích tìm hiểu
Mức lương có phù hợp ngân sách không
Có cần tăng lương để giữ nhân tài không
Mặt bằng lương ngành F and B được chia sẻ khá nhiều trên các diễn đàn, tuy nhiên bạn chỉ nên lấy đó làm tham khảo. Nếu nhà tuyển dụng không đưa ra mức lương trong bản tin đăng tuyển, bạn có thể đề nghị họ đề xuất mức lương trước, từ đó cân nhắc và thương lượng, như vậy sẽ an toàn và hiệu quả hơn.
Danh sách 15 câu hỏi phỏng vấn phổ biến ngành F&B cùng những gợi ý trả lời trong bài viết Ms. Uptalent vừa gửi đến chính là cẩm nang ứng tuyển có giá trị thực tiễn cao, dù là hiện tại hay tương lai, dù là F&B truyền thống hay hiện đại, hoàn thành tốt câu trả lời cho những câu hỏi này, cơ hội ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng đều rất lớn. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet