- 420k
- 1k
- 870
Bạn đang chuẩn bị cho buổi phỏng vấn Front-End & Back-End sắp tới. Vậy thì bạn đã biết những câu hỏi phỏng vấn phổ biến cho vị trí Front-End và Back-End là gì hay chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo ngay bộ câu hỏi phỏng vấn Front-End và Back-End thường gặp sau đây của HRchannels nhé!
Với câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn đánh giá xem bạn có đủ năng lực và có kinh nghiệm phù hợp với vị trí Front-End / Back-End mà họ đang tuyển hay không.
Để trả lời câu hỏi này tốt nhất bạn nên chia sẻ thông tin một cách chân thật. Đặc biệt đừng nói những gì bạn không biết. Bởi vì một khi nhà tuyển dụng hỏi sâu hơn bạn sẽ không thể trả lời được.
Hãy nói những gì bạn biết một cách ngắn gọn và đầy đủ nhưng không cần nêu quá chi tiết hay dài dòng. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì hãy nói rằng bạn đang muốn theo đuổi công việc này và bạn sẽ dành thời gian để học hỏi, phát triển kỹ năng. Đồng thời hãy thể hiện mong muốn được cống hiến và gắn bó lâu dài với công ty họ.
Bạn hãy nói một cách ngắn gọn, súc tích những thành tích bạn đã đạt được trong các dự án trước đó, những giá trị bạn đã mang lại, vai trò của bạn trong các dự án, những khó khăn bạn đã gặp phải và cách mà bạn đã vượt qua những khó khăn đó. Bạn hãy thể hiện sự nhiệt tình và tâm huyết với nghề Back-End / Front-End. Hãy nói đến những bài học bạn rút ra được từ những dự án trước đó và cảm xúc của bạn. Bạn cũng đừng quên liệt kê những thành tích bạn đạt được trong lúc đi học. Điều này sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được chuỗi thành tích từ lúc còn đi học và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bạn.
Bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng sắp xếp thứ tự ưu tiên trong công việc của bạn để có thể giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có tinh thần trách nhiệm cao và có thể tự mình tìm ra phương án xử lý vấn đề phù hợp ngay cả khi bạn không có nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu.
Bạn có thể nêu một tình huống khó khăn trong công việc và cách bạn đã thực hiện để đảm bảo công việc luôn theo đúng kế hoạch đã vạch ra.
Với câu hỏi này nhà tuyển dụng thực chất muốn biết về tình huống khó khăn nhất mà bạn đã gặp trong công việc, cách bạn giải quyết tình huống đó và bài học bạn rút ra được.
Bạn cần nhấn mạnh trong câu trả lời cách bạn xử lý tình huống đó và những gì bạn học được từ tình huống đó. Quan trọng nhất bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn luôn cố gắng tìm ra biện pháp xử lý vấn đề chứ không trốn tránh hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
>>>> Xem thêm: Lương của Back-End, Front-End bao nhiêu?
Bạn có thể nói về những thế mạnh của bản thân về mặt chuyên môn hoặc tính cách có liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển. Thông thường người phỏng vấn sẽ chú ý đến những kỹ năng liên quan đến việc thực hiện công việc. Về tính cách họ thường thích những người nhanh nhẹn, hòa đồng. Vì vậy hãy nhắc tới những điểm này trong câu trả lời của bạn.
Nhà tuyển dụng muốn xem cách bạn xử lý tình huống và muốn biết bạn có phải là người có chính kiến hay không.
Bạn có thể nói với nhà tuyển dụng rằng, khi xảy ra bất đồng quan điểm với cấp trên bạn sẽ trao đổi với sếp một cách thẳng thắn. Nếu yêu cầu của cấp trên không phù hợp với chính sách của công ty bạn sẽ từ chối. Bạn cũng cần nhấn mạnh rằng bạn sẽ không trao đổi hay lớn tiếng với sếp trong cuộc họp hay lúc sếp đang nóng giận. Bạn sẽ lựa lúc sếp bình tĩnh để nói chuyện với tinh thần thiện chí nhất.
Nhà tuyển dụng muốn xem xét khả năng tự đánh giá bản thân của ứng viên và cách họ thay đổi những điểm còn hạn chế.
Khi nhắc đến khuyết điểm của bản thân bạn cần cân nhắc thật kỹ lưỡng. Bạn hãy lựa chọn 1 hoặc 2 điểm yếu để chia sẻ. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy điểm yếu đó ảnh hưởng đến bạn ra sao và bạn đã làm gì để khắc phục điểm yếu đó. Khi đề cập đến cách khắc phục bạn cần thể hiện sao cho bộc lộ được tính cách, phẩm chất cho thấy bạn là ứng viên phù hợp với vị trí đang ứng tuyển.
Khi hỏi câu này nhà tuyển dụng muốn biết cách bạn giao tiếp và hành xử với đồng nghiệp hoặc cấp trên, cũng như cách bạn làm việc nhóm có phù hợp với công ty họ hay không.
Bạn nên đưa ra những nhận xét tích cực về đồng nghiệp hoặc cấp trên. Hãy nói về những gì bạn học được khi làm việc tại công ty cũ, bạn đã được giúp đỡ như thế nào và khẳng định hiện tại bạn vẫn giữ liên lạc với họ.
Với câu hỏi này bạn không nên trả lời rằng bạn chỉ thích làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm. Bởi vì một ứng viên tiềm năng phải là người có thể làm việc độc lập và làm việc theo nhóm tốt, không thể chỉ giỏi một khía cạnh. Hơn nữa các doanh nghiệp đều mong muốn nhân sự của mình vừa có thể làm việc độc lập, vừa có thể phối hợp hiệu quả với đồng nghiệp trong công việc. Vì vậy bạn nên trả lời rằng, làm việc độc lập hay theo nhóm đều quan trọng và để công việc đạt hiệu quả tối đa thì cần kết hợp cả hai.
Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có thực sự yêu thích và muốn được làm công việc này hay không. Câu trả lời tốt nhất là bạn hãy cho thấy công việc này phù hợp như thế nào với mục tiêu sự nghiệp của bạn. Mặt khác bạn cần nêu bật mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa bạn và nhà tuyển dụng. Những điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt với bạn vì nhà tuyển dụng nào cũng muốn tìm những ứng viên có đầu tư, ham học hỏi và có tầm nhìn cụ thể với vai trò công việc họ đang ứng tuyển.
1- Thế nào là lập trình đối tượng?
2- Sự khác nhau giữa While và do While là gì?
3- Hãy trình bày cách tổ chức hoạt động của các Collection Framework như List , Map, Set, Queue, Stack,..?
4- Theo bạn sự khác nhau giữa ArrayList – Array, Linkedlist – Arraylist, Set – List, Override – Overload là gì?
5- Hãy nêu khái niệm về Generic? Cho ví dụ và lý do sử dụng?
6- Bạn hãy trình bày sự khác nhau giữa Abstract class và Interface?
7- Git fork là gì?
>>>>> Có thể bạn quan tâm: Mách bạn cách thăng tiến của một Front-End
8- Theo bạn giữa git fork, branch và clone có gì khác nhau?
9- Làm thế nào để revert previous commit trong git?
10- Hãy trình bày sự khác nhau giữa HEAD, working tree và index?
11- Hãy trình bày quy trình làm việc của Gitflow Workflow?
12- Theo bạn khi nào nên sử dụng git stash?
13- Mô hình MVC là gì? Hãy mô tả luồng đi của một ứng dụng MVC?
14- Hãy trình bày các khái niệm về Dependency Injection, JPA, ORM mapping, Web Service?
15- Hãy giải thích các annotation @Controller , @Service , @Repository , @Autowire?
16- Làm thế nào để bảo mật trong lập trình?
17- Khái niệm Database? Các quan hệ trong database? Các loại Join trong database?
18- Hãy nêu khái niệm về Composite key, Transaction, Unique?
19- Khóa chính – khóa ngoại là gì?
20- Hãy giải thích về các Rule chuẩn hóa dữ liệu?
21- HTML, CSS, Bootstrap dùng để làm gì ?
22- Hãy phân biệt Class và Id?
23- Hãy phân biệt các thuộc tính Position: Absolute, Fixed, Relative, Fixed, Static
24- Khai báo trong HTML có tác dụng gì?
25- Bạn sẽ phân biệt Class và ID như thế nào trong CSS?
26- Hãy phân biệt giữa toán tử “==” và “===” trong Javascript?
Trên đây là bộ câu hỏi phỏng vấn Front-End và Back-End mà HRchannels muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn và giúp các bạn thuận lợi vượt qua buổi phỏng vấn.
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam |