- 420k
- 1k
- 870
Phỏng vấn trực tiếp không chỉ là cơ hội để nhà tuyển dụng tìm hiểu thực tế ứng viên mà còn là nơi để ứng viên thể hiện năng lực của mình nhằm chinh phục vị trí công việc mà mình mong muốn. Với đặc thù công việc của một chuyên viên Marketing, những câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra sẽ hướng đến các yếu tố chuyên biệt, khác hẳn so với những ngành nghề khác. Nhằm giúp ứng viên chuẩn bị tốt nhất cho kỳ phỏng vấn, HRchannels đã tập hợp những câu hỏi phỏng vấn chuyên viên Marketing được sử dụng nhiều nhất và chia sẻ trong bài viết này.
Bạn hãy tập trung nói đến những kỹ năng, tố chất bản thân hiện có và cho thấy sự tương đồng với những yêu cầu mà công việc chuyên viên Marketing cần đến.
Những kỹ năng, tố chất nên được nhắc đến gồm có :
Kỹ năng giao tiếp : “tôi yêu thích giao tiếp và tạo sự tin tưởng nơi người đối diện”
Kỹ năng sáng tạo : “tôi biết mỗi chiến lược Marketing cần nét riêng để thu hút khách hàng và bạn có sẵn tố chất này (có thể dẫn chứng những thành tích trong quá khứ bạn đã làm)”
Bằng cấp : “ bên cạnh đó, chuyên ngành tốt nghiệp của tôi là nghiên cứu thị trường nên được làm việc tại vị trí chuyên viên Marketing là mong muốn bao lâu nay”
Tuyệt đối không chê trách về chính sách hay quy định tại công ty cũ, cũng không nên nêu lý do vì mâu thuẫn với đồng nghiệp.
Câu trả lời an toàn là mong muốn tìm một môi trường mới để học hỏi, phát triển toàn diện bản thân.
>>> Đọc thêm: Tuyển dụng chuyên viên Marketing
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được “tình yêu” của bạn dành cho công ty và công việc Marketing. Thông qua việc nắm rõ thông tin tầm nhìn, văn hóa doanh nghiệp và những thành tựu học có được.
“Những thành tích và kết quả kinh doanh nổi bật của doanh nghiệp đã tạo nên xu hướng cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài ngành. Tôi luôn mong muốn có cơ hội cống hiến tại doanh nghiệp của anh/chị để có cơ hội học hỏi và nâng cao kinh nghiệm thực tế nhưng chưa tìm thấy cơ hội phù hợp. Suốt nhiều tháng, tôi liên tục theo dõi mục tuyển dụng trên website công ty và ngay lập tức nộp hồ sơ khi đọc tin đăng tuyển chuyên viên Marketing”
Kết quả sẽ dựa trên những thuật toán phân tích dữ liệu và tỷ lệ hiệu suất đạt được so với kế hoạch đề ra.
Bạn nên lấy ví dụ về những dự án mà mình đã thực hiện để minh chứng cho nhà tuyển dụng thấy kinh nghiệm phân tích số liệu của bạn:
Dự án cụ thể hướng đến mục tiêu gì?
Tổng hợp thu thập những dữ liệu cần thiết nào?
Sử dụng phần mềm nào để phân tích số liệu?
Kết quả phân tích bao nhiêu được cho là chiến lược đã thành công?
Nhà tuyển dụng muốn thấy khả năng làm việc nhóm của bạn hiệu quả như thế nào, bạn có khả năng điều phối, phân công công việc và xử lý sự cố tốt hay không.
Bạn nên chọn dự án mà mình có cơ hội trực tiếp tham gia nhiều nhất, có thể đề cao vai trò mình lên một chút nhưng cần hiểu rõ những gì mình phải làm ở vai trò đó.
Một vài sự cố nhỏ cũng nên được thêm vào cùng với sự giải quyết linh hoạt, hiệu quả do chính bạn thực hiện, như vậy sẽ tăng thêm tính thuyết phục đối với nhà tuyển dụng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Làm thế nào để tuyển trưởng phòng Marketing chuyên nghiệp?
Thất bại nên đến từ yếu tố khách quan, bất khả kháng. Ví dụ nguồn nguyên vật liệu bị gián đoạn, thị trường bất ngờ xuất hiện sản phẩm thay thế giá rẻ hơn, dịch bệnh khiến sức tiêu thụ giảm mạnh…
Việc báo cáo giải trình là điều bắt buộc đối với mỗi chiến lược Marketing thất bại, vì vậy, bạn cần nêu điều này trong câu trả lời của mình.
Với những lý do khách quan, việc rút ra bài học kinh nghiệm không chỉ ở cá nhân hay phòng Marketing mà của cả ban lãnh đạo. Do vậy, những đề xuất, điều chỉnh quy định, điều khoản hợp đồng, chỉ tiêu doanh số… sẽ được rút ra làm kinh nghiệm cho tương lai.
Câu hỏi đi vào thực tế công việc, nhà tuyển dụng muốn biết khả năng cập nhật công nghệ tiếp thị của bạn như thế nào. Bạn hãy tổng hợp những cách đã làm và những cách đang là xu hướng toàn cầu.
Kênh tiếp thị hiệu quả nhất nên là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
Truyền thống gồm có : báo giấy, đài phát thanh, banner quảng cáo
Hiện đại gồm có : tiếp thị kỹ thuật số trên mạng internet, báo điện tử, mạng xã hội…
Đồng thời, bạn hãy nêu một ví dụ điển hình mà những công ty cũ đã áp dụng hiệu quả, cùng một ví dụ từ chiến lược Marketing của một công ty nước ngoài đang được đánh giá cao.
Câu trả lời sẽ phản ánh tầm nhìn xa của bạn trong lĩnh vực Marketing. Ngoài ra, còn cho thấy tâm thế của bạn đã sẵn sàng cho những thách thức mới trong công việc hay chưa. Do vậy, bên cạnh nêu thách thức, bạn hãy nói luôn cả giải pháp của mình để chuẩn bị đón đầu thách thức đó.
Những thách thức phổ biến:
Đòi hỏi sự sáng tạo ngày một cao ở cả sản phẩm và chiến lược chiêu thị, do vậy, chuyên viên Marketing phải chú trọng nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng ở từng khu vực riêng biệt.
Đối thủ cạnh tranh luôn hiện hữu, không chỉ công ty trong nước mà cả nước ngoài. Vì vậy, không chỉ chú trọng phát triển và giữ bí mật sản phẩm mới của công ty mà còn phải cập nhật thông tin hoạt động của đối thủ cạnh tranh.
>>> Bạn xem thêm: 16 vị trí phổ biến ngành Marketing trong doanh nghiệp
Với 8 câu hỏi phỏng vấn chuyên viên Marketing trên đây, nhà tuyển dụng đều mong muốn tập trung vào kinh nghiệm và nhiệt huyết của ứng viên dành cho ngành. Bởi lẽ, áp lực trong ngành rất lớn, nếu không có đủ tố chất và lòng yêu nghề, bạn sẽ khó gắn bó cùng ngành và công ty. Hy vọng những gì HRchannels mang đến hôm nay sẽ giúp các bạn bổ sung hiệu quả cho hành trang phỏng vấn của mình.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet