- 420k
- 1k
- 870
Bạn nhận được lời mời phỏng vấn vị trí Kỹ sư đảm bảo chất lượng mà mình yêu thích, nhưng bạn đang rất lo lắng, không biết bản thân có vượt qua vòng phỏng vấn hay không. Bạn không biết phải làm gì để chinh phục nhà tuyển dụng. Nếu vậy bạn hãy tham khảo ngay cẩm nang vượt qua vòng phỏng vấn Kỹ sư đảm bảo chất lượng, được HRchannels tổng hợp trong bài viết này nhé!
Trước khi buổi phỏng vấn diễn ra bạn nên dành thời gian tìm hiểu về công ty bạn sẽ phỏng vấn. Bạn có thể truy cập vào trang web của công ty hay các trang web có viết về công ty. Các thông tin bạn cần quan tâm là cơ cấu tổ chức, mục tiêu chiến lược, văn hóa công ty…Nếu có thể hãy tìm hiểu thêm thông tin về người sẽ phỏng vấn bạn. Bạn cũng nên đọc các tài liệu giới thiệu về các vị trí quản lý cấp cao của công ty nếu có thể tìm được.
Trong khi tìm đọc các bài viết và thông tin liên quan đến công ty trên các trang web, bạn nên chú ý đến các cụm từ được sử dụng để biết đâu là từ quan trọng với công ty. Khi trả lời phỏng vấn hãy nhắc đến những từ đó để tạo cảm giác thân thuộc với người phỏng vấn.
Ngoài ra, bạn cũng nên nghiên cứu thêm về các thử thách có thể gặp trong công việc để chủ động chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn có những năng lực cần thiết để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Trong mỗi buổi phỏng vấn thường có một số câu hỏi mà gần như nhà tuyển dụng nào cũng hỏi. Vì vậy, bạn nên nghiên cứu trước, sắp xếp câu trả lời trôi chảy, ngắn gọn nhất có thể. Bạn cũng nên luyện tập trả lời các câu hỏi đó trước gương hoặc luyện với một ai đó nếu được.
Dưới đây là một số câu hỏi HRchannels muốn gợi ý cho bạn khi tham gia phỏng vấn Kỹ sư đảm bảo chất lượng:
Vì sao bạn lại không làm công việc trước đây nữa?
Vì sao bạn muốn làm việc tại công ty của chúng tôi?
Hãy nói về những điểm mạnh và điểm yếu của bạn?
Vì sao chúng tôi nên chọn bạn thay vì các ứng viên khác?
Theo bạn khi nào các hoạt động đảm bảo chất lượng nên bắt đầu được thực hiện?
Tại sao bạn muốn trở thành một Kỹ sư đảm bảo chất lượng?
Hãy nói về các điểm khác biệt giữa QA, QC?
Hãy nói về một số thách thức mà Kỹ sư đảm bảo chất lượng có thể gặp phải trong quá trình quản lý chất lượng?
Bạn có cho rằng Kỹ sư đảm bảo chất lượng nên tham gia vào việc cải thiện quá trình sản xuất?
Hãy kể tên các giai đoạn của quá trình đảm bảo chất lượng?
Theo bạn vì sao chất lượng sản phẩm lại quan trọng trong kinh doanh?
>>> Đọc thêm: Tố chất cần thiết để trở thành kỹ sư đảm bảo chất lượng giỏi
Trong buổi phỏng vấn ngoài việc trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng, bạn cũng nên tương tác tích cực với người phỏng vấn bằng cách đặt các câu hỏi thông minh, thể hiện sự hiểu biết và quan tâm của bạn đối với công việc. Thông qua các câu hỏi này bạn cũng thể hiện được thái độ nghiêm túc và chính chắn của mình khi tham gia ứng tuyển vị trí Kỹ sư đảm bảo chất lượng tại công ty của họ.
Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi sau đây để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng:
Những vấn đề em cần quan tâm khi đảm nhận vị trí công việc này?
Các quy định khác của công ty em cần phải biết là gì?
Anh/ chị có thể cho em mô tả chi tiết công việc, nhiệm vụ, trách nhiệm và KPI của vị trí này không?
Công ty yêu cầu nhân viên cho vị trí này phải đáp ứng những gì về kiến thức, kỹ năng và thái độ?
Cơ cấu quản lý tại công ty như thế nào, vị trí Kỹ sư đảm bảo chất lượng sẽ báo cáo cho ai?
Công ty mong đợi điều gì ở nhân viên mới đối với vị trí Kỹ sư đảm bảo chất lượng đang tuyển?
Anh/ chị có thể cho em biết cơ hội phát triển lâu dài tại công ty?
Anh/ chị có thể cho em nhận xét về quá trình phỏng vấn?
Bằng cách đặt các câu hỏi thông minh, bạn sẽ khiến bản thân nổi bật hơn các ứng viên khác trong buổi phỏng vấn.
Ngoài chuẩn bị tốt về kiến thức, bạn cũng cần chú ý đến trang phục khi đi phỏng vấn. Bạn nên mặc những trang phục đơn giản, lịch sự, thể hiện sự tự tin và tôn trọng người phỏng vấn.
Các bạn nữ nên trang điểm nhẹ nhàng, không trang điểm quá đậm hay lòe loẹt, dễ gây phản cảm trong môi trường làm việc.
Trong buổi phỏng vấn, bạn nên thể hiện sự nhiệt thành và niềm vui bằng cách chào hỏi và mỉm cười với mọi người khi bắt đầu phỏng vấn. Khi trả lời câu hỏi hãy giữ giọng nói vừa đủ nghe, trả lời trực tiếp và tập trung vào nội dung câu hỏi nhắc đến. Hãy xem buổi phỏng vấn như một buổi chia sẻ hay nói chuyện bình thường.
Chú ý sử dụng ngôn từ thể hiện bạn là một người linh hoạt. Khi gặp câu hỏi khó trả lời thay vì nói “không biết”, hãy nói “đó là một câu hỏi thú vị” để có thêm thời gian suy nghĩ câu trả lời phù hợp.
Phỏng vấn là cơ hội tốt để bạn thể hiện các kỹ năng của mình, vì vậy hãy cố gắng thể hiện càng đầy đủ càng tốt các kỹ năng mà bạn có như là: giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý, viết lách, hay ngoại ngữ…
Hãy thể hiện rõ ràng mục tiêu của bạn là khi tham gia phỏng vấn là muốn tìm kiếm một môi trường làm việc tốt, chuyên nghiệp, cởi mở và có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
Bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy rằng tuyển dụng bạn không phải là tốn thêm một khoản chi phí, mà là một khoản đầu tư. Bằng cách hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn hoàn toàn có đủ khả năng và kinh nghiệm để giúp công ty đạt được mục tiêu về tăng trưởng và doanh số, nâng cao hiệu quả kinh doanh…Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng viên tốt nhất.
Đừng cố gắng thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn bạn, thay vào đó hãy tập trung vào công việc bạn ứng tuyển, hãy hỏi nhà tuyển dụng thêm về vai trò công việc, cách thức và yêu cầu đối với công việc. Việc này giúp bạn tạo ra ấn tượng với nhà tuyển dụng rằng bạn đến đây để sẵn sàng tiếp nhận công việc.
Luôn bình tĩnh giữ vững lập trường và quan điểm khi trả lời các câu hỏi liên quan đến giá trị bản thân. Để làm được như vậy bạn cần biết rõ lý do và cái giá phải trả khi tham gia phỏng vấn vị trí này, tuy nhiên bạn cũng nên cân nhắc sao cho hợp lý giữa nhu cầu bản thân và khả năng đáp ứng của công ty.
Một điểm nữa bạn cần chú ý là đừng nên tỏ ra quá tài giỏi, hãy thể hiện sự khiêm tốn, việc đó không khiến bạn bị lu mờ mà ngược lại sẽ là tiền đề giúp bạn dễ dàng phát triển sau này nếu được nhận vào làm.
Sau cùng là, bạn không nên để lộ mức lương thưởng bạn thực sự mong muốn nhận được và mức lương hiện tại của bạn. Lời khuyên dành cho bạn là hãy tìm hiểu mức lương bình quân của Kỹ sư đảm bảo chất lượng trong cùng lĩnh vực để có căn cứ đàm phán lương. Kế đó bạn cần biết rõ yêu cầu công việc rồi mới đưa ra mức lương và phúc lợi để đàm phán với nhà tuyển dụng.
Bạn hãy nhớ luôn giữ tâm thế thoải mái nhất khi phỏng vấn. Đừng quá đặt nặng kết quả phỏng vấn, điều đó sẽ khiến bạn căng thẳng và mất tự tin. Chuẩn bị thật kỹ, bình tĩnh tự tin sẽ giúp bạn có được công việc mong đợi.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Mô tả công việc của Kỹ sư đảm bảo chất lượng (QA Engineer)
Hi vọng với những chia sẻ trong bài viết này các bạn sẽ xây dựng được một kịch bản phỏng vấn hoàn hảo cho riêng mình và có một buổi phỏng vấn thành công.
-----------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet