maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Nhân Sự - Con Người

Cách Ứng Phó Với Người Phỏng Vấn Khó Tính

Cách Ứng Phó Với Người Phỏng Vấn Khó Tính

Tham gia phỏng vấn tìm việc, chúng ta không biết được người phỏng vấn mình là ai, tính cách họ ra sao, tiêu chuẩn cho điểm như thế nào. Nếu gặp được người thoải mái, vui vẻ thì thật tốt nhưng nếu “định mệnh” lại đưa bạn vào danh sách do một người phỏng vấn hoàn toàn ngược lại thì phải làm sao. Đừng quá lo lắng, 5 cách ứng phó với người phỏng vấn khó tính sau đây chính là bí kíp mà Ms. Uptalent đã thay bạn tổng hợp.

MỤC LỤC:
1. Người phỏng vấn là ai?
2. Thế nào là một người phỏng vấn khó tính?

  2.1. Đưa ra câu hỏi phỏng vấn khó
  2.2. Thái độ thiếu tin tưởng
  2.3. Hay bắt bẻ ý tứ trong câu nói của ứng viên
  2.4. Coi trọng tiểu tiết
  2.5. Nét mặt thiếu thân thiện

3. Áp lực ứng viên phải đối mặt khi gặp người phỏng vấn khó tính
  3.1. Tâm trí mất tập trung
  3.2. Cảm thấy tự ti
  3.3. Cảm giác cô đơn, lạc lõng
  3.4. Năng lực tư duy bị hạn chế

4. Tổng hợp 5 cách ứng phó với người phỏng vấn khó tính
  4.1. Chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn
  4.2. Trấn an bản thân về thái độ của người phỏng vấn
  4.3. Bình tĩnh trong mọi tình huống
  4.4. Không ngắt lời người phỏng vấn
  4.5. Khẳng định giá trị bản thân

Tuyển dụng nhân sự cấp cao

1. Người phỏng vấn là ai? 

Người phỏng vấn ứng viên là người đại diện của nhà tuyển dụng, trực tiếp gặp, đặt câu hỏi, lắng nghe câu trả lời và đánh giá điểm cho ứng viên.

Tùy vào độ chuyên sâu của từng vòng phỏng vấn mà nhà tuyển dụng sẽ ủy thác người phỏng vấn khác nhau. Thường thì:

  • Vòng đầu tiên sẽ do người của phòng nhân sự phụ trách để đánh giá sơ bộ ứng viên

  • Vòng tiếp theo khai thác về nghiệp vụ làm việc nhiều hơn nên sẽ do người của bộ phận chuyên môn (Trưởng / phó phòng) phỏng vấn.

  • Với những cấp bậc quản lý cao cấp hơn thì có thể thêm vòng thứ ba, tại đây người phỏng vấn sẽ là lãnh đạo cấp cao (Gi ám đốc, CEO, Chủ tịch HĐQT…), khai thác năng lực lãnh đạo là chính.

Ngoài nội dung phỏng vấn khác nhau thì cách trao đổi và tiêu chí đánh giá của mỗi người phỏng vấn cũng khác nhau cho nên ứng viên phải chuẩn bị đầy đủ từ tâm lý đến kỹ năng, nghiệp vụ.

2. Thế nào là một người phỏng vấn khó tính? 

Những dấu hiệu sau sẽ cho bạn biết mình đã gặp phải một người phỏng vấn khó tính:

2.1. Đưa ra câu hỏi phỏng vấn khó 

Những việc làm hấp dẫn

Thực Tập Sinh Tuyển Dụng

Hà nội Nhân sự

Trưởng Phòng Nhân Sự (Tiếng Trung)

Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Long An Nhân sự

Những câu hỏi tình huống giả định mang tính đặc thù cao hay những câu hỏi thiên về khả năng xử lý cảm xúc sẽ là ưu tiên mà người phỏng vấn đặt ra. Đối mặt với điều này, ứng viên phải linh hoạt vận dụng nhiều kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và cả kinh nghiệm sống để ứng phó. Bên cạnh đó, đáp án trả lời là không cố định nên kết quả đánh giá phụ thuộc khá lớn vào quan điểm của người phỏng vấn.

2.2. Thái độ thiếu tin tưởng 

Những thông tin bạn cung cấp đều sẽ được hỏi lại, thậm chí có những lời nói mang tính giả định như kiểu “Nhiều bạn cũng hay đề cập đến thành tích này nhưng thực tế không phải vậy”, “nếu bạn từng tham gia dự án đó vậy ai là người chỉ đạo chính, ai là chủ đầu tư”… Mức độ thiếu tin tưởng có thể chuyển thành sự khiếm nhã khiến bản thân ứng viên cảm thấy bị tổn thương hoặc khá căng thẳng. 

2.3. Hay bắt bẻ ý tứ trong câu nói của ứng viên 

Mỗi người có cách riêng khi thể hiện ý kiến của mình, miễn sao cách thể hiện đó vẫn nằm trong khuôn phép đạo đức là được, ấy vậy mà nhiều người phỏng vấn lại muốn ứng viên phải trình bày theo cách mà họ muốn, như kiểu theo thứ tự 1+2=3 là không được, phải là 2+1=3 thì mới đúng vậy đó.

2.4. Coi trọng tiểu tiết 

Từng chi tiết nhỏ trong quá trình phỏng vấn đều sẽ được quan sát và ghi chú vào bản điểm phỏng vấn. Từ việc yêu cầu đóng cửa ra sao, kéo ghế ngồi như thế nào đến việc phải mở đầu mỗi câu trả lời bằng cụm từ “Theo em nghĩ…”, “Thưa anh/chị…” đều sẽ được người phỏng vấn đặt ra. Nó thật sự quá tiểu tiết, quá tủn mủn làm cho ứng viên phải chịu áp lực không đáng có.

2.5. Nét mặt thiếu thân thiện 

Phỏng vấn mà nét mặt lúc nào cũng căng thẳng, nghiêm trọng như giáo viên trả bài học sinh vậy. Nhìn vào những người phỏng vấn như vậy thì dù ứng viên có nhiệt huyết, tự tin cỡ nào cũng sẽ cảm thấy bị gò bó trong không gian phỏng vấn vô cùng thiếu thân thiện. Người phỏng vấn là đại diện hình ảnh của doanh nghiệp mà như thế thì môi trường làm việc chắc cũng không tươi tắn hơn là mấy.
Nét mặt không thân thiện

Xem thêm tại>>>Nên kết thúc sớm buổi phỏng vấn nếu ứng viên có những dấu hiệu sau

3. Áp lực ứng viên phải đối mặt khi gặp người phỏng vấn khó tính 

Đi phỏng vấn đã hồi hộp, lo lắng rồi, vào còn gặp phải người phỏng vấn khó tính nữa thì ôi thôi, cả một bầu trời áp lực:

3.1. Tâm trí mất tập trung 

Sự lo sợ không biết phải làm sao để hài lòng người phỏng vấn khó tính khiến cho tâm trí của ứng viên bị xao nhãng, khó tập trung đưa ra câu trả lời tốt nhất.

3.2. Cảm thấy tự ti 

Sự xét nét, bắt bẻ của người phỏng vấn sẽ làm cho ứng viên ít nhiều nghi ngờ năng lực bản thân, ít nhất là với nơi mà bạn đang tham gia phỏng vấn. Cảm giác tự ti dâng cao sẽ đè sự tự tin xuống thấp, dù có nghĩ ra câu trả lời đúng, ứng viên cũng sẽ rụt rè không dám nói ra.

3.3. Cảm giác cô đơn, lạc lõng 

Người phỏng vấn vốn dĩ đã giữ thế chủ động rồi, nay lại còn khó tính nữa thì gần như ứng viên rơi vào thế bị chèn ép. Cảm giác cô đơn, thiếu sự hỗ trợ, không có đủ không gian để hít thở và lấy lại sự cân bằng cảm xúc sẽ nhanh chóng lấn át ứng viên.

3.4. Năng lực tư duy bị hạn chế 

Liên tục bị hối thúc đưa ra câu trả lời vì thời gian phỏng vấn có hạn, còn nhiều ứng viên đang chờ đợi càng làm cho ứng viên bị rối. Kinh nghiệm có đó, kiến thức có đó nhưng trong tình huống áp lực như vậy, khả năng chắt lọc và phối hợp dữ liệu để tư duy câu trả lời chất lượng sẽ bị hạn chế rất lớn.


Nội dung liên quan>>>Top 10 câu hỏi ứng viên cần hỏi lại nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn

4. Tổng hợp 5 cách ứng phó với người phỏng vấn khó tính 

Trên đường đời nếu một lúc nào đó gặp phải người phỏng vấn khó tính thì 5 cách ứng phó sau đây sẽ hỗ trợ bạn đắc lực:

4.1. Chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn 

Nội dung phỏng vấn muôn hình vạn trạng nên ta sẽ không biết chính xác cần chuẩn bị những gì, tuy nhiên, hãy cứ dành tâm sức để trang bị những gì chắc chắn không thể thiếu:

  • Trang phục gọn gàng, nghiêm túc

  • Bộ hồ sơ ứng tuyển in giấy, giấy tờ tùy thân để vào tòa nhà

  • Dò đường đi đến nơi phỏng vấn trước để tránh lạc đường đến trễ

  • Tìm hiểu thông tin về nhà tuyển dụng trên web công ty, trên hội nhóm mạng xã hội

  • Tìm hiểu yêu cầu vị trí công việc và những câu hỏi phỏng vấn thường gặp

  • Chuẩn bị và học thuộc các câu trả lời soạn sẵn…

Dù khi đối diện người phỏng vấn khó tính, bạn có run, có sợ đi chăng nữa thì trong não bộ vẫn còn đủ lượng dữ liệu đã ghi nhớ sẵn để ứng phó từng câu hỏi.

4.2. Trấn an bản thân về thái độ của người phỏng vấn 

Thông qua người phỏng vấn, ứng viên có thể đưa ra nhận định về doanh nghiệp và môi trường làm việc tại doanh nghiệp. Do đó, một người phỏng vấn khó tính có thể không hoàn toàn là vì họ muốn thị uy hay khó tính thật sự đâu, biết đâu lý do là vì:

  • Thử khả năng chịu áp lực của ứng viên

  • Hù xem ứng viên có bị dao động không, có thấy khó mà rút lui không

  • Thái độ khó khăn, bắt bẻ chính là công việc thực tế mà ứng viên sẽ liên tục đối mặt khi đảm nhận vị trí…

Bạn hãy dùng những lý do này để trấn an bản thân, vì cho dù nghĩ người phỏng vấn thật sự khó, thật sự không thiện cảm với mình thì chẳng có lợi gì cho bạn cả, chỉ khiến tâm lý thêm căng thẳng mà thôi. Vậy thì tại sao không nghĩ đó là do “họ đang diễn” để thử bạn thôi.
Trấn an bản thân

4.3. Bình tĩnh trong mọi tình huống 

Càng mất bình tĩnh càng dễ mất điểm nên ứng viên cứ nhắc nhở mình “không được chỗ này thì qua chỗ khác phỏng vấn tiếp, chắc gì đây đã là nơi làm việc ưng ý” – câu thần chú này sẽ ngay lập tức đưa bạn trở về trạng thái cân bằng, bình tĩnh đối mặt câu hỏi khó từ nhà tuyển dụng.

Khi trả lời, dù người phỏng vấn có nói nhanh, có thúc ép nhanh thì bạn cũng đừng bị cuốn theo họ, cứ giữ tâm thế của mình và từ tốn trả lời rõ ràng, mạch lạc từng ý trong câu hỏi, như vậy mạch suy nghĩ của bạn sẽ giữ được sự ổn định, tư duy sắp xếp dữ liệu hiệu quả.

4.4. Không ngắt lời người phỏng vấn 

Khó chịu với sự khó tính vô cớ của người phỏng vấn nhưng bạn đừng ngắt lời khi họ đang nói, mà hãy tập trung lắng nghe, có thể lấy giấy bút ghi lại chi tiết lời họ nói nếu cần thiết. 

Hiểu theo khía cạnh tâm lý, sự khó tính cũng là một cách để thị uy, và những người dùng cách này để thể hiện uy quyền thường là những người dễ bị tổn thương, khao khát được tôn trọng. Bạn càng tôn trọng người phỏng vấn khó tính thì tâm trạng của họ càng được xoa dịu, sự khó tính sẽ được gia giảm đáng kể.

4.5. Khẳng định giá trị bản thân 

Trong mắt người phỏng vấn khó tính, ứng viên đến ai cũng như ai, thành tích có thể là “phông bạt” mà thôi. Hãy đánh bay suy nghĩ này trong họ khi bạn là ứng viên phỏng vấn. Bằng cách nào ư?

  • Thứ nhất, đề cập đến những thử thách mà vị trí công việc luôn phải đối mặt => điều này khẳng định bạn có trải nghiệm thực tế

  • Thứ hai, chia sẻ kinh nghiệm xử lý những thử thách mà bạn đã trải qua với vai trò chủ chốt hoặc thành viên đều được => để nhà tuyển dụng thấy rằng tuyển dụng bạn họ sẽ đỡ tốn rất nhiều nguồn lực đào tạo

  • Thứ ba, đề cập đến mục tiêu phát triển của doanh nghiệp và năng lực của bạn (đang có ở hiện tại và đang tích lũy thêm cho tương lai) cần thiết ra sao cho mục tiêu đó => khẳng định không tuyển dụng bạn là một thiếu sót lớn.

Người phỏng vấn khó tính không phải do họ thiếu thiện cảm với bạn hay gì cả, có thể đó là “style” của họ rồi, ứng viên nào họ cũng sẽ cư xử như vậy, cho nên bạn đừng tự ti, e ngại khi gặp phải tình huống này nhé. Chỉ cần bạn chỉnh chu về tác phong và áp dụng 5 cách ứng phó với người phỏng vấn khó tính vừa được Ms. Uptalent đề cập thì kết thúc buổi phỏng vấn, bạn vẫn sẽ ghi điểm cao với nhà tuyển dụng.

 

 


 
HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.