- 420k
- 1k
- 870
Được làm việc cùng những đồng nghiệp tích cực, văn minh là điều mà ai cũng mong muốn. Nhưng, đâu đó vẫn có một số đồng nghiệp toxic tồn tại trong môi trường làm việc.
Vậy, phải làm thế nào khi gặp phải đồng nghiệp toxic? Bạn đã biết các dấu hiệu của một đồng nghiệp toxic hay chưa? Hãy cùng Quân sư TalentBold giải đáp những điều này qua bài viết sau đây bạn nhé!
MỤC LỤC:
1- Đồng nghiệp toxic là gì?
2- Dấu hiệu giúp bạn nhận biết đồng nghiệp toxic
3- Phân loại đồng nghiệp toxic
4- Đối phó với đồng nghiệp toxic như thế nào?
Đồng nghiệp toxic hay còn gọi là “nhân viên độc hại” là những nhân viên thường có các hành động cản trở, gây bất lợi cho nhân viên khác và quyền lợi của công ty, tổ chức. Không những thế, những nhân viên toxic này còn có thể gây tổn hại cho khách hàng và là lý do khiến nhân viên khác bỏ đi.
Những nhân viên toxic này thường không dễ hòa nhập cùng môi trường làm việc và những nhân viên khác trong công ty. Sự xuất hiện của họ có thể làm tăng tỷ lệ bỏ việc của nhân viên lên tới 10 lần. Do đó, nhận biết sớm những nhân viên này có ý nghĩa lớn đối với hiệu suất nhóm và doanh thu của công ty.
Không phải nhân viên nào vừa gia nhập công ty cũng có thái độ toxic. Vì vậy, bằng cách nhận diện sớm những dấu hiệu chuyển biến đặc trưng của những nhân viên này sẽ hữu ích cho chính bạn và cả công ty.
Sau đây là một số dấu hiệu điển hình giúp bạn nhận biết đồng nghiệp toxic:
Nhân viên toxic thường ưa thích việc sai vặt đồng nghiệp khác và bắt nạt những nhân viên mới hay yếu thế hơn mình. Điều này mang tới cho họ cảm giác thành tựu, hơn người.
Những đồng nghiệp độc hại thường xuyên nói xấu sau lưng người khác. Họ cũng rất thích thú khi lan truyền những tin đồn vô căn cứ về đồng nghiệp.
Nhân viên toxic không ngần ngại chiếm công lao của đồng nghiệp. Họ nhận công về mình mà không hề cảm thấy áy náy, chột dạ.
Đồng nghiệp toxic luôn có thái độ, suy nghĩ tiêu cực về mọi thứ. Thay vì nỗ lực làm việc thì họ lại ưa thích việc than phiền. Dường như mọi thứ đều đang chống đối họ, không như mong đợi của họ.
Bạn sẽ không thể trông chờ đồng nghiệp độc hại làm việc có trách nhiệm. Những gì bạn thấy sẽ chỉ là đổ lỗi, trốn tránh khi xảy ra sai sót.
Một dấu hiệu rất đặc trưng khác ở những nhân viên toxic là họ thường tìm cách gây khó dễ cho đồng nghiệp của mình. Họ làm nhiều cách để đồng nghiệp gặp khó khăn và cố ý kéo dài tiến độ công việc.
Nhân viên toxic ganh đua với đồng nghiệp về từng việc nhỏ nhặt nhất. Họ soi mói, sân si đủ điều với đồng nghiệp.
Nội dung liên quan>>>Kỷ Luật Lao Động: Quy Tắc Vàng Cho Môi Trường Làm Việc Chuyên Nghiệp
Đồng nghiệp toxic chỉ thích nói liên tu bất tận về bản thân mà không chịu lắng nghe người khác. Họ muốn bản thân luôn nổi bật nhất. Với họ, cảm xúc và vấn đề của bản thân quan trọng hơn tất cả.
Trong mắt đồng nghiệp toxic thì người khác giống như tay sai của họ. Họ yêu cầu đồng nghiệp phải làm theo những gì mình nói. Tuy chỉ là người làm công ăn lương như mọi người nhưng họ lại xem mình là sếp.
Bạn sẽ không tìm thấy đồng nghiệp toxic khi cần họ trợ giúp. Tuy nhiên, họ sẽ luôn xuất hiện khi bạn không thuận lợi và làm phiền bạn tới mức khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức.
Đồng nghiệp toxic là kiểu người cố chấp, cứng đầu. Họ luôn cho rằng mình đúng. Tranh cãi cùng họ sẽ chỉ khiến bạn tốn thời gian và rước thêm bực vào người.
Nhân viên độc hại tựa như trung tâm của một cái chợ. Họ ưa thích tám chuyện, hóng hớt về người khác. Bất cứ thông tin sốt dẻo nào họ cũng biết đầu tiên và truyền tới mọi người một cách nhanh chóng.
Xung quanh nhân viên toxic luôn là một chuỗi dài những drama, tiêu cực. Họ phiền phức, luôn tự tìm tới rắc rối, nhiều tham vọng và không bao giờ cảm thấy hài lòng.
Ngoài những đặc điểm kế trên thì bạn cũng có thể nhận diện đồng nghiệp độc hại qua cái dấu hiệu khác như:
- Thường nói dối.
- Không sẵn lòng làm việc cùng bạn.
- Rất ích kỷ.
- Thường thất hứa.
- Luôn xem mình là nạn nhân.
- Xem thường, xúc phạm đồng nghiệp khác.
- Thường trì hoãn công việc.
- Có lời lẽ mỉa mai, châm biếm đồng nghiệp.
- Không nỗ lực làm việc nhưng đòi hỏi thăng tiến.
- Quá tự tin vào bản thân.
- Thường vắng mặt trong các buổi họp.
Có nhiều dấu hiệu đặc trưng giúp bạn nhận biết đồng nghiệp toxic. Trong đó, điểm chung của kiểu người này là họ thường khiến môi trường làm việc trở nên tiêu cực, ngột ngạt.
Nếu dựa vào các đặc điểm điển hình của nhân viên toxic thì bạn có thể phân chia họ thành 6 nhóm chính sau:
Đồng nghiệp ái kỷ thường tự cho rằng bản thân họ xuất chúng hơn người khác. Họ xem mình là trung tâm của mọi việc và rất coi thường những đồng nghiệp khác.
Với nhóm người ái kỷ thì những lời góp ý, phê bình từ người khác sẽ không thể lọt vào tai. Điều họ tìm kiếm chính là sự ngưỡng mộ từ đồng nghiệp. Vì để đạt được mục đích mà họ sẵn sàng đạp người khác xuống và tự nâng bản thân lên.
Kiểu đồng nghiệp thích bắt nạt thường chọn những người yếu thế hơn mình như thực tập sinh, nhân viên thử việc,… để chèn ép.
Bạn cũng có thể thấy những đồng nghiệp kiểu này thường xuyên nhờ vả hoặc sai người khác làm những việc vặt cho mình. Ngoài ra, họ còn tìm cách cản trở, gây rối và đổ trách nhiệm cho người khác khi có sai sót.
Tuýp đồng nghiệp thích phá hoại có điểm chung là luôn tìm cách tấn công đối thủ của mình. Họ sẽ thực hiện các hành động phá hoại kết quả làm việc của người khác hoặc là lan truyền các thông tin tiêu cực về đối thủ. Đồng thời, họ cũng không ngần ngại chiếm đoạt công sức của người khác.
Nhóm đồng nghiệp gây rối yêu thích việc tạo ra những tranh cãi, xung đột tại nơi làm việc. Điều họ tìm kiếm chính là sự bất ổn của tập thể. Họ cũng tìm nhiều cách nhằm kích thích các đồng nghiệp khác tranh cãi, xích mích với nhau.
Bên cạnh việc thích nói xấu, đổ lỗi cho người khác thì có một nhóm đồng nghiệp toxic lại rất chuộng việc than phiền. Họ phàn nàn về mọi thứ và truyền bá thái độ tiêu cực của mình cho người khác. Đây là điều không tốt với các đội nhóm hay công việc làm theo dự án.
Nhóm đồng nghiệp toxic thích soi mói là kiểu người luôn tìm mọi cách để đào ra sơ hở của người khác. Mục đích họ hướng đến là nhằm chứng minh những việc người khác làm đều không tốt, không đủ hoàn mỹ.
Nếu phải làm việc với đồng nghiệp thích soi mói bạn sẽ cảm thấy như mình bị theo dõi thường xuyên. Một khi tình trạng này kéo dài, bạn sẽ dần cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và mất đi năng lượng làm việc.
Xem thêm tại>>>Silent Treatment - Khi sự im lặng gặm nhấm văn hóa doanh nghiệp
Tất nhiên không phải đồng nghiệp nào của bạn cũng là kẻ toxic. Nhưng, hãy đảm bảo bạn đã có sự chuẩn bị tốt nếu chẳng may gặp phải kiểu đồng nghiệp này.
Dưới đây là một vài tips đối phó với đồng nghiệp toxic Quân sư cho rằng sẽ hữu ích với bạn:
Đồng nghiệp là một phần quan trọng trong quá trình làm việc của bạn. Bạn sẽ phải hợp tác cùng họ để đạt hiệu quả công việc tối ưu.
Tuy nhiên, bạn không nên vì điều đó mà liên tục nhún nhường hay để bản thân bị chèn ép. Điều bạn cần làm là xây dựng mối quan hệ bình đẳng, tích cực và từ chối những yêu cầu vô lý. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tự thiết lập cho mình những quy tắc ứng xử phù hợp, không buôn chuyện hay xung đột tại công ty.
Nếu nhận thấy đồng nghiệp nào đó có dấu hiệu toxic thì bạn nên hạn chế tiếp xúc quá nhiều với họ. Cách làm này có thể giúp bạn tránh được việc bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ, thái độ tiêu cực của họ. Đồng thời, bạn còn có thể tập trung tốt hơn vào công việc và đạt hiệu quả tốt hơn.
Trong một vài trường hợp bạn sẽ không thể tự mình đối phó hiệu quả với đồng nghiệp toxic. Nếu là như vậy thì bạn cần phải báo cho cấp trên biết. Điều này rất có ích cho việc duy trì tinh thần đoàn kết và tính trách nhiệm của mỗi cá nhân trong đội nhóm.
Việc thường xuyên phải đối mặt với đồng nghiệp toxic có thể làm bạn sa sút nhiều mặt về cả thể chất và tinh thần. Bởi vậy, hãy đảm bảo luôn chăm sóc tốt bản thân thật tốt bằng chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý.
Ngoài ra, bạn cũng cần học cách loại bỏ khỏi đầu óc của mình những điều tiêu cực mà đồng nghiệp độc hại gieo vào. Bạn hãy nghĩ nhiều hơn về những điều tích cực, luôn giữ thái độ bình tĩnh, tập trung để không bị stress hay căng thẳng, mệt mỏi.
Như vậy, Quân sư TalentBold vừa chia sẻ cùng bạn các dấu hiệu của một đồng nghiệp toxic và biện pháp đối phó với kiểu người này. Hy vọng bạn có thể vận dụng hiệu quả những điều này để những đồng nghiệp toxic không thể làm ảnh hưởng đến công việc và sự nghiệp của bạn. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet