- 420k
- 1k
- 870
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên sắp hoặc vừa tốt nghiệp ngày nay rất rộng mở. Ngoài việc ứng tuyển công việc chính thức, bạn còn dễ dàng tìm được nhiều vị trí thực tập sinh đúng chuyên môn tại những doanh nghiệp vừa và lớn. Nhằm giúp các bạn sinh viên nắm bắt tốt cơ hội này, hôm nay, Ms. Uptalent sẽ mách bạn cách trả lời các câu hỏi khi phỏng vấn làm thực tập sinh sao cho súc tích, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.
MỤC LỤC:
1. Thực tập sinh là ai?
2. Vì sao nên chọn phỏng vấn làm thực tập sinh?
3. Ứng viên thực tập sinh nên chuẩn bị cho buổi phỏng vấn như thế nào?
4. Mách bạn cách trả lời các câu hỏi khi phỏng vấn làm thực tập sinh không?
4.1. Bạn hãy giới thiệu đôi nét về mình?
4.2. Bạn biết gì về doanh nghiệp của chúng tôi?
4.3. Bạn đánh giá ưu nhược điểm của bản thân ra sao
4.4. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
4.5. Mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu?
4.6. Bạn có muốn hỏi thêm về vấn đề gì không?
>>> Xem thêm: Việc làm tiếng Trung
Thực tập (Intern) là quá trình sinh viên tiếp cận công việc thực tế tại các doanh nghiệp được trường chỉ định hoặc tự bản thân ứng tuyển. Ngày trước chỉ có sinh viên năm 3, năm 4 làm thực tập sinh để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình, nhưng hiện nay, xu hướng những bạn sinh viên vừa tốt nghiệp hoặc đã tốt nghiệp 1 năm chọn ứng tuyển vị trí thực tập sinh tại các doanh nghiệp đang tăng nhanh.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế, nên các bạn thực tập sinh sẽ phải trải qua quá trình học việc, sau đó mới được giao phó những công việc đơn giản để làm quen thực tế. Người quản lý hoặc người hướng dẫn của doanh nghiệp sẽ trực tiếp theo dõi và đánh giá kết quả thực tập của thực tập sinh.
Với các bạn sinh viên năm 3, năm 4 thì thời gian thực tập chỉ kéo dài 3 – 6 tháng, còn với sinh viên đã tốt nghiệp thì có thể kéo dài đến 1 năm hoặc hơn. Sau thời gian thực tập, những bạn có thành tích tốt có thể được tuyển dụng chính thức, sớm có việc làm đúng chuyên môn.
Sinh viên năm 3, năm 4 thì thực tập là một quá trình bắt buộc, nhưng những bạn sinh viên đã tốt nghiệp, có thể vào làm nhân viên chính thức tại các doanh nghiệp thì tại sao vẫn chọn ứng tuyển làm thực tập sinh? Nguyên nhân là vì?
Những doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên chính thức đều sẽ yêu cầu về kinh nghiệm làm việc, trong khi các bạn mới ra trường lại chưa có cơ hội trau dồi nhiều về năng lực này. So với ứng tuyển nhân viên chính thức thì ứng tuyển thực tập sinh sẽ dễ được nhận hơn.
Tích lũy kinh nghiệm là mục tiêu chính nhưng ở nhiều doanh nghiệp, thực tập sinh vẫn có lương hoặc khoản phụ cấp theo giờ làm việc. Sau thời gian thực tập, nếu được giữ lại thì tốt, không thì bạn cũng đã có cho mình kinh nghiệm mà các nhà tuyển dụng khác cần.
Nhu cầu tuyển dụng thực tập sinh là sinh viên vừa tốt nghiệp thường chỉ xuất hiện ở những doanh nghiệp quy mô lớn, tầm cỡ tập đoàn. Khả năng được tuyển dụng làm nhân viên chính thức của thực tập sinh trúng tuyển rất cao, vì doanh nghiệp luôn chọn thực tập sinh là nguồn nhân lực để đào tạo trở thành nhân viên chính thức giỏi trong tương lai.
Chỉ mất khoảng 1 năm để biết bạn có giành được cơ hội này hay không. Nếu được, bạn đã rút ngắn gần 5 năm phấn đấu so với những bạn chọn làm doanh nghiệp nhỏ, rồi từ từ tìm cơ hội vào làm ở doanh nghiệp lớn. Nếu không thành công, bạn vẫn có lợi thế về kinh nghiệm và khả năng thích nghi những môi trường làm việc quy mô vừa và lớn ở doanh nghiệp khác. Đường nào cũng đều có lợi cả.
>>> Bạ có thể xem thêm: Fresher là gì? Fresher khác gì với Intern
Làm việc chính thức số lượng đầu việc sẽ nhiều, áp lực trách nhiệm cao nên đôi khi bạn không còn đủ thời gian để suy nghĩ liệu chuyên môn này có thực sự phù hợp gắn bó lâu dài hay không.
Làm thực tập sinh thì khác, bạn có thể chỉ làm 4 tiếng/ngày, hoặc đảm nhận những công việc chuyên môn vừa phải nên bạn sẽ có nhiều thời gian phân tích, suy nghĩ và tạo mối quan hệ với những người làm việc lâu năm để tìm hiểu thực tế công việc. Nếu không phù hợp, bạn có thể chuyển hướng từ sớm, tránh việc gắn bó quá lâu, kinh nghiệm quá nhiều, tuổi tác tăng cao thì sẽ rất khó chuyển vị trí chuyên môn hoặc chuyển ngành.
Đừng nghĩ rằng tuyển dụng thực tập sinh sẽ hời hợt, dễ dải hơn tuyển nhân viên chính thức mà xuề xòa khi đi ứng tuyển. Bạn phải luôn tâm niệm yêu cầu tuyển dụng đơn giản thì số lượng ứng viên sẽ cao, cạnh tranh gay gắt nên hãy đặt mình vào tâm thế của người ứng tuyển nhân viên chính thức mà chuẩn bị kỹ lưỡng:
Hãy cố gắng tìm hiểu và chuẩn bị bộ CV chuyên nghiệp như những ứng viên lâu năm, chỉ khác là phần kinh nghiệm chỉ là những công việc bán thời gian hoặc những hoạt động cộng đồng.
Trang phục chỉnh tề, nam áo sơ minh quần tây đóng thùng, nữ áo sơ mi, quần dài hoặc váy qua đầu gối.
Tìm hiểu thông tin nhà tuyển dụng (lịch sử, tầm nhìn, sứ mệnh, định hướng phát triển…)
Đi thử đến nơi phỏng vấn trước để không phải tìm đường vào ngày phòng vấn
Chuẩn bị đủ các giấy tờ tùy thân và lưu số điện thoại của người gửi thư mời phỏng vấn
>>> Bạn có thể quan tâm: Mô tả công việc của thực tập sinh
Dưới đây là những nội dung phỏng vấn quan trọng mà các bạn thực tập sinh đều sẽ gặp phải dù lựa chọn doanh nghiệp hay lĩnh vực nào. Ms. Uptalent cũng sẽ đưa ra những gợi ý trả lời giá trị để các bạn dễ tham khảo và soạn câu trả lời cho riêng mình:
Thông tin của bạn trong CV, người phỏng vấn nắm rõ hết, nên câu trả lời không cần quá chi tiết như trong CV, điều mà doanh nghiệp cần chính là xem khả năng diễn đạt của bạn như thế nào, và những thông tin bạn trình bày có khớp với thông tin đã cung cấp hay không.
Do đó, bạn nên trình bày ngắn gọn:
Họ tên, trường đào tạo, chuyên ngành học
Quá trình làm việc trước đó
Vì sao biết tin tuyển dụng thực tập sinh
Vì sao nghĩ mình phù hợp vị trí này
Mong muốn được trở thành thực tập sinh của doanh nghiệp.
Câu trả lời đánh giá xem liệu bạn có quan tâm đến doanh nghiệp để có thể gắn bó lâu dài không, hay chỉ cần thấy cơ hội tuyển dụng không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm là đăng ký.
Nội dung trả lời cần có:
Đôi nét về công ty: năm thành lập, số lượng chi nhánh, lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính
Định hướng phát triển công ty phù hợp với chuyên ngành mà bạn đang hoặc đã được đào tạo.
Sở thích và định hướng phát triển nghề nghiệp của bạn (phải tương đồng cùng định hướng công ty và chuyên ngành học, điều này chứng minh việc lựa chọn ứng tuyển của bạn không hề hời hợt).
Ai cũng có ưu nhược điểm cả nhưng đã đi phỏng vấn thì không thể chia sẻ tất tần tật được.
Về ưu điểm, bạn nên đưa ra những kiến thức, kỹ năng và tố chất phù hợp với yêu cầu tuyển dụng trong bản tin đăng tuyển. Có minh chứng cụ thể càng tốt, chẳng hạn như thực tập sinh vị trí Truyền thông, bạn đề cập ngay khả năng giao tiếp, minh chứng là những lần đảm nhận vai trò MC, hoạt náo viên trong các chương trình đoàn hội tại trường.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bản mô tả công việc thực tập sinh
Cần đề cập hai nhóm mục tiêu:
Mục tiêu ngắn hạn: Nỗ lực tiếp thu kiến thức, kỹ năng và quy trình làm việc thực tế được các anh/chị hướng dẫn ngay trong tháng thực tập đầu tiên.
Mục tiêu dài hạn: thường dành cho 3 – 5 năm sau nên bạn đừng hứa hẹn xa vời hoặc kỳ vọng quá cao. Tốt nhất nên đề ra từ 2 – 3 mục tiêu với khoảng thời gian phù hợp.
Hoàn thành chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn (chọn chứng chỉ hỗ trợ đắc lực cho vị trí thực tập sinh) trong 03 tháng tới
Trở thành chuyên viên tại vị trí (đang ứng tuyển thực tập sinh) trong vòng 02 năm tới.
Thi thạc sĩ sau 2 năm làm việc và hoàn thành đúng thời hạn…
Đa phần các doanh nghiệp tuyển thực tập sinh sẽ đưa ra mức lương luôn trong bản tin đăng tuyển. Nếu vậy, câu trả lời sẽ là “ Em đã đọc được thông tin mức lương trên bản tin tuyển dụng, em thấy mức lương này phù hợp với vị trí thực tập sinh mà em ứng tuyển, em đồng ý mức lương này”
Nếu chỉ để là “thương lượng” thì bạn cần lục tìm những mẩu tin tuyển thực tập sinh cùng vị trí trên các trang tuyển dụng trực tuyến để tham khảo và đề xuất khi được hỏi. Hoặc bạn cũng có thể đề nghị nhà tuyển dụng đề xuất trước “Em mới tốt nghiệp nên chưa biết rõ mặt bằng lương cho thực tập sinh như thế nào, anh / chị có thể đề xuất trước giúp em được không ạ?”
Nhà tuyển dụng sẽ dành cơ hội để bạn hỏi những vấn đề mà bản thân còn chưa hiểu rõ về tính chất công việc, quyền lợi và trách nhiệm ở vị trí thực tập sinh mà mình đang ứng tuyển.
Không có giới hạn nội dung mà bạn thắc mắc, tuy nhiên, để ghi điểm với nhà tuyển dụng thì Ms. Uptalent khuyên bạn nên TRÁNH đặt những câu hỏi này:
Chính sách về thời gian nghỉ phép.
Câu hỏi mang nhiều tính chất cá nhân không liên quan đến công việc như: tuổi tác, chính trị, tôn giáo, các vấn đề nhạy cảm,...
Các câu hỏi sâu về phúc lợi, lương thưởng, ví dụ: Nếu tăng ca có phụ cấp, thưởng hay được tuyển dụng chính thức sớm không ạ?...
Những câu hỏi mà chính mình (TTS) cũng đang mơ hồ chưa biết rõ là gì?
Hãy nhớ rằng, thực tập chính là giai đoạn thử thách, giống như bạn phải bỏ vốn ra trước khi muốn thu được lợi nhuận vậy. Vì vậy, những câu hỏi liên quan đến quyền lợi không nên đặt ra. Bạn chỉ nên chọn câu hỏi liên quan đến công việc, cho thấy bạn sẵn sàng hết lòng nỗ lực với vị trí thực tập sinh mà không màng đến lợi ích.
Thực tập sinh là một bước đệm giúp bạn tích lũy kinh nghiệm làm việc và thuận lợi có được cơ hội trở thành nhân viên chính thức tại những doanh nghiệp quy mô lớn, phúc lợi cao. Những cách trả lời câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh mà Ms. Uptalent gợi ý chính là những trọng tâm cốt lõi mà nhà tuyển dụng luôn mong muốn khai thác ở ứng viên thực tập sinh, giúp bạn dễ dàng ghi điểm trong mắt người phỏng vấn. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet