- 420k
- 1k
- 870
Mở rộng thị phần là xu hướng phát triển tất yếu, vừa giúp doanh nghiệp tăng lượng tiêu thụ, vừa nâng cao nhận diện thương hiệu. Để hoàn thành tốt mục tiêu này, vai trò của Branch Manager tại các chi nhánh luôn là cốt lõi. Nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh, lương cao, phúc lợi tốt, quyền lực “bao trùm một cõi”, chính vì vậy, Ms. Uptalent phải cập nhật ngay và luôn tất tần tật mọi thông tin về vị trí Branch Manager đến bạn đọc thông qua bài viết này.
MỤC LỤC:
1. Khái niệm Branch Manager?
2. Bảng mô tả chi tiết công việc Branch Manager
2.1. Thiết lập chiến lược hoạt động
2.2. Chỉ đạo thực hiện chiến lược
2.3. Thiết lập kế hoạch quảng bá
2.4. Kiểm soát hoạt động tài chính chi nhánh
2.5. Điều phối nhân sự chi nhánh
2.6. Linh hoạt xử lý vấn đề
2.7. Báo cáo định kỳ
3. Kỹ năng không thể thiếu đối với một Branch Manager
4. Mức thu nhập ấn tượng của Branch Manager
5. Một số câu hỏi cần lưu ý khi tham gia phỏng vấn vị trí Branch Manager
Branch Manager – tạm dịch Quản lý chi nhánh – là vị trí quản lý cao cấp, chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ mọi khía cạnh công việc tại một địa điểm hoặc một văn phòng nằm ngoài khu vực doanh nghiệp chính hay công ty mẹ.
Quản lý chi nhánh có quyền linh hoạt sắp xếp, tổ chức, điều hành mọi chức năng hoạt động tại chi nhánh do mình quản lý. Họ không bắt buộc phải rập khuôn theo mọi cách thức triển khai công việc như văn phòng chính nhưng vẫn phải đảm bảo những tiêu chuẩn thống nhất mà tổng công ty đưa ra, ví dụ như mức lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng, chủng loại sản phẩm cung cấp ra thị trường…
Không gian làm việc của Branch Manager không đặt tại trụ sở chính nhưng các vấn đề quản lý nhân sự đối với Quản lý chi nhánh, giao nhiệm vụ, đánh giá hoàn thành mục tiêu … vẫn sẽ do các phòng ban chuyên trách tại trụ sở chính đảm nhận.
Mỗi chi nhánh vào mỗi giai đoạn sẽ có những chỉ tiêu phát triển khác nhau, dựa trên chỉ tiêu từ tổng công ty đưa xuống, Branch Manager sẽ nghiên cứu, phân tích và lên chiến lược hoàn thành mục tiêu trên cơ sở nguồn lực có hạn của chi nhánh do mình phụ trách.
Tại chi nhánh, Branch Manager là người có quyền quyết định cao nhất, vì vậy, từ việc phân bổ nhiệm vụ, đặt ra tiêu chuẩn hoàn thành đến việc giám sát thực hiện, hỗ trợ giải quyết vấn đề đều cần có sự chỉ đạo và phê duyệt từ Branch Manager.
Nâng cao giá trị nhận diện thương hiệu doanh nghiệp là một trong những trọng trách mà các chi nhánh phải thực hiện. Bên cạnh phối hợp đồng bộ cùng các chiến lược Marketing bên tổng công ty thì Quản lý chi nhánh cũng sẽ có những đề xuất tiếp thị dành riêng cho chi nhánh của mình để tạo lợi thế cạnh tranh riêng. Kế hoạch cần có sự phê duyệt từ Giám đốc Marketing ở tổng công ty trước khi triển khai.
>>> Bạn có thể tham khảo: Manager nghĩa là gì? Tất tần tật về Manager
Vấn đề tài chính rất nhạy cảm, lượng ngân sách giải ngân cho chi nhánh cũng có giới hạn nên thường chi nhánh nhỏ, Branch Manager sẽ quản lý luôn hoạt động thu chi của chi nhánh. Quy mô lớn hơn thì sẽ có kế toán phụ trách nhưng Branch Manager cũng phải giám sát, kiểm tra, phê duyệt thu chi từng ngày.
Dù thuộc cùng hệ thống tổng công ty nhưng mỗi chi nhánh sẽ có một văn hóa quản lý nhân sự khác nhau. Việc đào tạo, hướng dẫn và bố trí nhân sự theo lịch trình làm việc ra sao sẽ do Branch Manager quyết định. Họ cũng sẽ phối hợp cùng phòng nhân sự tổng công ty để tuyển dụng thêm nhân sự cho chi nhánh khi cần thiết.
Hầu như mọi vấn đề phát sinh tại chi nhánh, dù là việc chung hay việc do nhân viên làm phát sinh thì Branch Manager đều đủ khả năng ra quyết định dựa trên quyền hạn được tổng công ty trao cho. Cho dù vấn đề vượt tầm xử lý, họ cũng sẽ cố gắng dung hòa về phạm vi quyền hạn của mình để tránh làm phiền đến tổng công ty, cũng là tránh ảnh hưởng đến hình ảnh năng lực cá nhân trước ban lãnh đạo.
Các báo cáo định kỳ tuần / tháng / quý / năm tại chi nhánh có thể do Branch Manager thực hiện hoặc giao cho nhân sự khác phụ trách, nhưng khi gửi hoặc báo cáo trước tổng công ty đều sẽ do Branch Manager trực tiếp làm. Những sai sót, vi phạm tại chi nhánh, dù không phải lỗi của Quản lý chi nhánh, họ cũng phải tham gia vào việc giải trình.
Trách nhiệm, áp lực, đa khía cạnh buộc Branch Manager phải không ngừng trau dồi những kỹ năng sau:
Từ việc quản lý, trao đổi với nhân viên đến giao thiệp với khách hàng, đối tác, tất cả đều cần đến năng lực giao tiếp khéo léo, linh hoạt. Đây được xem là kỹ năng tiên quyết mà mọi cấp quản lý đều phải sở hữu nếu muốn gặt hái thành công.
Để khách hàng tin tưởng và lựa chọn hàng hóa, dịch vụ do chi nhánh cung cấp, Quản lý chi nhánh phải là người có năng lực chuyên môn tốt kết hợp kỹ năng đàm phán, thuyết phục hiệu quả. Nội dung này cũng sẽ nằm trong nhiệm vụ đào tạo nhân viên mà Branch Manager sẽ thực hiện, nhằm xây dựng đội ngũ tiêu thụ chất lượng cao tại chi nhánh mình phụ trách.
Quản lý chi nhánh không chỉ biết cách phân tích vấn đề mà còn phải phân tích nhanh và chuẩn xác, vì rất nhiều tình huống họ phải ra quyết định gấp và là quyết định cuối cùng cho mọi hành động. Còn vấn đề thì sẽ không ngừng phát sinh từ những chỉ thị của tổng công ty, từ công việc cá nhân đến những sự vụ từ nhân viên hay khách hàng.
Cùng một lúc, Quản lý chi nhánh có thể sẽ đối mặt nhiều nhiệm vụ cần hoàn thành trong ngày, có nhiệm vụ theo kế hoạch, cũng có nhiệm vụ đột xuất. Sở hữu kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, biết cách dự phòng, biết cách sắp xếp việc ưu tiên … sẽ giúp giảm thiểu tần suất quá tải công việc.
Mỗi nhân viên sẽ chỉ tập trung cho một phần việc cụ thể nhưng Branch Manager thì sẽ bao quát mọi phần việc. Yếu tố này đòi hỏi người quản lý phải có kiến thức rộng, kinh nghiệm chuyên môn phong phú và khả năng đa nhiệm giỏi, hỗ trợ theo sát công việc chi nhánh từ tổng thể đến chi tiết.
Branch Manager chính là “linh hồn” của chi nhánh, nhân viên sẽ nhìn vào năng lượng làm việc của Branch Manager để khích lệ tinh thần làm việc của bản thân. Vì vậy, ở vị trí này dù rất mệt, rất bận, bạn vẫn phải toát lên năng lượng tích cực, làm việc siêng năng, sẵn sàng đương đầu với thử thách.
Vị trí Branch Manager chỉ xuất hiện ở những doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, có khả năng tài chính tốt, có thương hiệu ổn định, do vậy, trọng trách và áp lực công việc rất lớn nhưng bù lại, Quản lý chi nhánh ngoài quyền hạn và quyền lực cao thì mức thu nhập cũng là điều khiến nhiều người lao động mơ ước.
Xét riêng mức lương cứng thì những Branch Manager làm việc cho chi nhánh trong nước sẽ được doanh nghiệp trả trung bình 44,2 triệu đồng / tháng, dao động từ 35 – 53 triệu đồng / tháng tùy vào quy mô chi nhánh cần quản lý, cao nhất có thể đạt đến 100 triệu đồng / tháng.
Ngoài lương cứng, thu nhập của Branch Manager còn được cộng thêm các khoản lợi tức, hoa hồng dựa trên kết quả hoàn thành chỉ tiêu tổng công ty giao phó. Nếu làm việc tại chi nhánh nước ngoài, họ còn nhận được các khoản phúc lợi về chỗ ở, phí sinh hoạt, phí di chuyển giữa hai quốc gia…, hoặc được hỗ trợ đưa gia đình sang sống cùng.
Tập trung chia sẻ những kinh nghiệm của bạn về:
Dòng sản phẩm trong cùng lĩnh vực hoặc gần với lĩnh vực mà nhà tuyển dụng đang hoạt động.
Năng lực quản lý nhóm trong các dự án chiến lược dù chỉ ở quy mô nhỏ
Khả năng lãnh đạo hiệu quả cả về con người và công việc
Ai cũng muốn giữ hình ảnh thân thiện trong mắt mọi người nhưng ở cương vị quản lý, Branch Manager phải đặt hiệu quả công việc lên hàng đầu, vì vậy, bạn phải cho nhà tuyển dụng thấy bạn ngoài là một quản lý có tâm thì cũng là một quản lý đề cao trách nhiệm:
Luôn phổ biến quy định rõ ràng để nhân viên hiểu và tuân thủ
Tập hợp bằng chứng để xác định đúng người đúng vấn đề sai phạm
Phân định mức độ nghiêm trọng của sai phạm để lựa chọn hình thức kỷ luật phù hợp
Trao đổi thẳng thắn cùng nhân viên sai phạm với thái độ tôn trọng, công bằng
Nêu một ví dụ mà bạn từng kỷ luật một ai đó, tốt nhất nên là trường hợp khiển trách riêng, và kết quả nhân viên đó đã trở nên tốt hơn và trung thành hơn.
Mọi chính sách chi nhánh áp dụng đều đã được tổng công ty thông qua, vì vậy, điều bạn cần làm không phải là thay đổi chính sách mà là phải giải thích để khách hàng hiểu và thuyết phục để khách hàng đồng thuận.
Tập trung lắng nghe cho hết lời phản hồi của khách hàng, không nổi giận, không phản bác
Trình bày đây là chính sách áp dụng cho toàn hệ thống chi nhánh, cố gắng nêu ra những lợi ích khách hàng có được từ chính sách này.
Branch Manager cần quan sát và thu thập bí mật ý kiến của cả nhân viên mới và các nhân viên cũ về nguyên nhân khiến người mới khó hòa nhập. Sau đó sẽ tiến hành:
Bố trí nhân viên mới cùng nhóm với nhân viên năng động tại chi nhánh để khuyến khích giao tiếp
Nhắc nhở mọi nhân sự về vai trò của sự đoàn kết trong thành công của chi nhánh
Khắc họa bức tranh thành công của mỗi cá nhân dựa trên kết quả hợp tác làm việc tốt.
Văn phòng chi nhánh luôn gắn liền cùng doanh nghiệp, vì vậy, với vai trò quản lý chi nhánh, Branch Manager không chỉ chịu trách nhiệm vận hành hoạt động một cách ổn định, mà còn phải kiến tạo nên nhiều cách thức cải tiến, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh mà vẫn phát triển giá trị nhận diện và giá trị kinh doanh của tổ chức. Trọng trách to lớn nhưng hoàn toàn khả thi chinh phục dựa trên cẩm nang mà Ms. Uptalent vừa chia sẻ. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet