maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

Bỏ túi bí quyết đề xuất tăng lương sau khi thử việc

Bỏ túi bí quyết đề xuất tăng lương sau khi thử việc

Trước khi bước vào giai đoạn thử việc, ứng viên trúng tuyển và nhà tuyển dụng đều đã thống nhất mức lương chính thức cùng các khoản phúc lợi khác. tuy nhiên, nhiều bạn thắc mắc, liệu sau khi hoàn tất thử việc có thể điều chỉnh tăng lương hay không? Câu trả lời là “Có” bạn nhé. Và dưới đây là những bí quyết đề xuất tăng lương sau khi thử việc mà Ms. Uptalent muốn gửi tặng bạn.

Việc làm chuỗi cung ứng

1. Vì sao nên đợi sau khi thử việc mới đề xuất tăng lương?

Quyết định đề xuất tăng lương đến từ phía bạn, nhưng đề xuất thành công hay không thì luôn cần có thêm sự cân nhắc từ phía doanh nghiệp tuyển dụng. Do đó, việc đề xuất tăng lương sau khi hoàn tất kỳ thử việc sẽ tốt hơn là ngay trong lúc bạn đang thử việc, vì nhiều lý do:

1.1. Chứng minh năng lực làm việc

Những gì bạn chia sẻ trên CV hay trong kỳ phỏng vấn chỉ mang giá trị tham khảo. Cái doanh nghiệp cần là năng lực thực tế, và điều này chỉ có thể được chứng minh thông qua toàn bộ thời gian của giai đoạn thử việc (1 – 3 tháng) chứ không thể chỉ 1 hay 2 tuần.

1.2. Chứng minh mức độ phù hợp môi trường làm việc

Nhân sự giỏi, có năng lực làm việc tốt nhưng không thể hòa hợp cùng đội nhóm, không thích ứng được với môi trường làm việc của tổ chức thì hiệu quả đóng góp của họ cũng sẽ không cao. Hành vi ứng xử cần thông qua tình huống thực tế để đánh giá đúng và chuẩn.

1.3. Chứng minh cam kết gắn bó

Giai đoạn thử việc sẽ có đủ áp lực công việc, vấn đề phát sinh, thậm chí là mâu thuẫn nội bộ. Bất cứ ai cũng có thể bỏ ngang chặng đường này nên một khi không chắc chắn về cam kết gắn bó của bạn, nhà tuyển dụng sẽ không dễ chấp thuận bất cứ yêu cầu quyền lợi nào cả.

1.4.  Hiểu rõ hơn về tính chất công việc

Cùng một vị trí, một chức danh nhưng ở mỗi môi trường làm việc sẽ có những yêu cầu tiêu chuẩn hoàn thành khác nhau. Do đó, chúng ta cần hiểu rõ về đặc thù doanh nghiệp, tính chất công việc, mặt bằng lương của các vị trí tương đương (thường sẽ là bí mật nên bạn cần có thời gian làm quen, kết thân rồi mới hỏi thăm được) thì mới đưa ra đề nghị có giá trị khả thi cao.

1.5.  Tránh tạo áp lực cho bản thân

Đề nghị tăng lương sớm, đồng nghĩa bạn đang vô tình “nhắc” quản lý của mình chú ý đến cách làm việc và hiệu quả công việc của bạn nhiều hơn. Điều này sẽ khiến bản thân nhân viên thử việc cảm thấy áp lực, làm việc mà có cảm giác ai đó cứ đang chăm chăm quan sát mình. Chưa kể người quản lý có thể thử thách bạn bằng cách giảm bớt sự hỗ trợ, hướng dẫn để xem bạn có đủ sức để ứng phó công việc hay không.

đề xuất tăng lương hiệu quả
Xem thêm >>>. Lương Cơ Bản và Lương Thực Lĩnh: Hiểu Đúng Để Quản Lý Tài Chính Cá Nhân

2. Thông tin cần tìm hiểu để chắc rằng đề xuất tăng lương là hợp lý

Ai cũng muốn có lương cao, phúc lợi tốt nhưng mỗi vị trí đều có mức giá trị của riêng nó. Chính vì vậy, trước khi nghĩ mình cần một mức lương cao hơn mức đã thỏa thuận, bạn cần đánh giá xem việc đề nghị này có thật sự hợp lý không

2.1. Tìm hiểu mặt bằng lương của ngành nghề

Những việc làm hấp dẫn

QA Manager (Chinese, Electronics)

Bắc Giang, Bắc Ninh Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử, QA/QC

General Manager (Logistic, Open For Expat)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Người nước ngoài/Việt Kiều, Quản lý điều hành , Vận Chuyển/Giao Nhận

Operation Manager (Seafoods)

Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Nông nghiệp/Lâm nghiệp , Sản Xuất

Warehouse Manager (Garment)

Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Kho vận, Sản Xuất

QA Manager (Garment)

Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Sản Xuất , QA/QC

Trên các website tuyển dụng trực tuyến, hoặc thông qua những hội nhóm chuyên ngành, chúng ta có thể tìm hiểu được mặt bằng lương hiện tại của mỗi vị trí. Bạn nên tìm hiểu sâu hơn theo loại hình doanh nghiệp, khu vực địa lý nơi làm việc, thâm niên/ kinh nghiệm làm việc… để xếp mình vào đúng nhóm mặt bằng lương phù hợp.

2.2. Khám phá mức lương cùng vị trí

Biết được nhân viên cùng vị trí, cùng tính chất nhiệm vụ có mức lương cao hơn chỉ vì khi phỏng vấn họ thương lượng và được đồng ý mức lương đó. Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp sẵn sàng chi trả lương cao hơn cho vị trí mà bạn đang đảm nhận, chỉ vì bạn đề xuất lương lúc phỏng vấn thấp nên lương chính thức mới ở mức thấp đó mà thôi.

2.3. Tiền lệ tăng lương sau khi thử việc

Trong những cuộc trò chuyện cùng đồng nghiệp, hãy thử hỏi họ xem trước đây doanh nghiệp có từng tăng lương cho ai sau khi thử việc mà được điều chỉnh lại lương chính thức không. Nếu đã có tiền lệ thì cơ hội thành công của bạn sẽ cao hơn.

3. Cần chuẩn bị những gì trước khi gửi thông điệp đề nghị tăng lương sau kỳ thử việc

Trước khi hiện thực hóa đề nghị tăng lương sau khi thử việc thì bạn cần chuẩn bị kha khá nhiều thứ đó:

3.1. Xác định mức lương tăng phù hợp

Đề xuất tăng mức lương hợp lý cũng cho thấy bạn đã có sự cân nhắc và quan tâm đến những chính sách quản lý và tính chất công việc mà bản thân đảm nhận.

3.2. Lưu trữ đầy đủ hiệu suất làm việc

Ngay từ khi bước chân vào kỳ thử việc, dù có ý định đề xuất tăng lương hay chưa thì bạn vẫn nên lưu trữ đầy đủ những kết quả công việc mà mình đã thực hiện. Đó có thể là:

  • Bảng chấm công mỗi ngày để chứng minh sự chuyên cần của bạn

  • Số lượng đơn hàng hoàn thành trong ngày để thấy được mức tăng đều theo thời gian

  • Những lời khen từ cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng… qua email, zalo nên chụp và lưu lại vào file tổng hợp riêng.

  • Những dự án mới hoặc dự án tốt mà phòng ban tin tưởng cho bạn cùng tham gia…

Cái tốt chắc chắn phải lưu rồi. Cái chưa tốt cũng nên lưu bạn nhé, để nếu bị Sếp phản hồi sai (khi Sếp từ chối tăng lương) thì còn có bằng chứng để biện minh cho mình.

chuẩn bị cho buổi đề xuất tăng lương

3.3. Chủ động chứng minh sự vượt trội

Những lý do này phải cho thấy sự vượt trội của bạn so với kỳ vọng của công ty, ưu tiên những lý do thiên về lợi ích doanh nghiệp hơn là những lý do về mặt cảm xúc vì doanh nghiệp vẫn ưu tiên giá trị vật chất hơn, bạn nhé. Và nhớ, tuyệt đối không so sánh, tị nạnh với đồng nghiệp làm chung bộ phận nha. Ví dụ:

Nên: 

  • “Khi phỏng vấn yêu cầu mỗi tháng làm khoảng 50 đơn hàng, nhưng trong tháng cuối thử việc em làm được hơn 10 đơn hàng, mang lại cho công ty thêm 5% lợi nhuận”

  • “Hiệu suất làm việc của em tăng đều theo từng tuần, tháng vừa qua, em đã trực tiếp xử lý thành công 2 đơn hàng chứ không chỉ giữ vai trò hỗ trợ.“

Không nên: 

  • “Chị A trong bộ phận nói em làm việc rất hợp ý”

  • “Anh B khen em làm việc chăm chỉ hơn cả nhân sự lâu năm”. 

  • “Chị C cùng vị trí với em, cũng mới ký hợp đồng mà lương cao hơn em”

3.4. Soạn nội dung email đề xuất tăng lương

Bạn có thể tham khảo các mẫu email đề xuất tăng lương và điều chỉnh lại theo trường hợp sau thử việc của mình. Nên đọc lại nhiều lần, cân nhắc điều chỉnh câu chữ, và không quên đề cập một vài thành tích nổi bật để Sếp thấy rằng bạn thật sự là một nhân tố cần thiết cho bộ phận.

3.5. Thời điểm gửi email

Trước khi thời điểm thử việc kết thúc (tối đa 5 – 7 ngày), nếu được bạn nên chọn sau khi có kết quả đánh giá hiệu suất làm việc trong tuần của bộ phận. Lúc đó, thành tích bạn vừa gặt hái được vẫn còn đang “hot” nên Sếp sẽ rất vui vẻ đón nhận đề xuất của bạn.

4. Lên kế hoạch cho buổi trao đổi đề xuất tăng lương

Đúng việc, đúng người nhưng sai thời điểm thì kết quả cũng khó như ta mong đợi. Vì vậy, bước lên kế hoạch triển khai sau đây sẽ rất quan trọng bạn nhé:

4.1. Thời điểm tiến hành cuộc gặp trực tiếp

Trong email gửi đề xuất tăng lương cho Sếp, bạn có thể đưa ra đề nghị cuộc gặp trao đổi trực tiếp nhưng đừng cụ thể một ngày nào cả. Bạn nên ghi “Trong tuần tới”, “Cuối tuần này”, “Sau buổi họp đánh giá tuần sau”…. Thời gian cụ thể hãy để Sếp chọn vì dù sao lịch trình của Sếp cũng nên được ưu tiên.

4.2. Xác định tâm lý khi gặp Sếp

Hãy tự nhủ với mình rằng “Đề xuất, được thì tốt, không được cũng không sao, điều quan trọng là phải giữ được mối quan hệ làm việc vui vẻ với mọi người”. Xác định rõ yếu tố tâm lý này, khi giao tiếp với Sếp, thái độ của bạn sẽ thoải mái, không căng thẳng, không gay gắt. Nhiều khi chính sự vui vẻ, thoải mái lại càng dễ thuyết phục Sếp hơn, còn cự cãi, gắt gỏng càng dễ bị từ chối.

kế hoạch tăng lương
Có thể bạn quan tâm >>> Cách đàm phán tăng lương: 7 bước giúp bạn thành công

4.3. Dự trù việc bị từ chối

Những phản hồi tiêu cực cũng có thể xuất hiện, có khi còn là lời từ chối nữa. Đừng xị mặt ngay xuống, tốt nhất bạn vẫn nên giữ thái độ tươi tỉnh (cười nhẹ) và gửi lời hồi đáp đến Sếp:

  • Sếp nói “Mức lương đã xác định thì khó thay đổi được”, bạn trả lời “Hy vọng Sếp sẽ cân nhắc lại trong thời gian tới”

  • Sếp nói “Năng lực hiện tại của bạn chưa đủ để xét tăng lương”, bạn phản hồi “Em nên có sự cải thiện hơn về mặt nào ạ, Sếp cho em lời khuyên với”.

Tôn trọng quyết định của Sếp, duy trì được không khí ôn hòa ngay cả khi không nhận được phản hồi như mong đợi, Sếp sẽ đánh giá rất cao về EQ của bạn. Biết đâu, sau một đêm suy nghĩ, mai Sếp lại thay đổi quyết định, tăng lương cho bạn luôn đó.

4.4. Chấp nhận mức lương thấp hơn

Sếp có thể chấp nhận tăng lương nhưng ở mức thấp hơn mức bạn đề nghị. Đó cũng là một tín hiệu tốt, vì vậy, bạn cần có những mức lương dự phòng thấp hơn mà mình có thể chấp nhận hoặc có thể thương lượng với Sếp. Ví dụ, bạn đòi tăng 10 đồng nhưng Sếp chỉ đề nghị tăng 6 đồng, bạn có thể chấp nhận hoặc đề nghị tăng cỡ 8 đồng.

Lưu ý, nếu bạn đã lặp lại sự thuyết phục cỡ hai lần mà Sếp không đồng ý thì đừng cố nữa, vì có năn nỉ thì Sếp cũng chẳng thay đổi quyết định đâu, mà còn cảm thấy bạn phiền. Điều này không có lợi cho bạn.

Thực tế, nhà tuyển dụng cũng không ngại khi phải điều chỉnh tăng lương cho nhân viên sau khi hoàn thành thử việc, vấn đề là chính nhân viên phải chứng minh cho doanh nghiệp thấy sự điều chỉnh này là hoàn toàn xứng đáng. vì vậy, bỏ túi bí quyết đề xuất tăng lương sau khi thử việc từ cẩm nang của ms upatalent, bạn sẽ luôn có được định hướng hành động tốt nhất cho quyền lợi của chính mình. 

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.