- 420k
- 1k
- 870
Purchasing là hoạt động phổ biến trong doanh nghiệp nhưng đây cũng là hoạt động giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nếu bạn đang chuẩn bị cho buổi phỏng vấn Purchasing thì bạn không nên bỏ qua bộ câu hỏi phỏng vấn lĩnh vực Purchasing sau đây của HRchannels.
Gợi ý trả lời một số câu hỏi phỏng vấn xin việc lĩnh vực Purchasing phổ biến
1- Theo bạn một quy trình mua hàng chuẩn sẽ như thế nào?
Với câu hỏi này nhà tuyển dụng chỉ muốn kiểm tra kiến thức của bạn. Nếu bạn mới tốt nghiệp và chưa có nhiều kinh nghiệm thì hãy vận dụng kiến thức đã được học để trả lời câu hỏi này. Nếu bạn đã đi làm và có kinh nghiệm thì hãy nói thêm về những tình huống bạn đã trải qua để câu trả lời thêm ấn tượng.
2- Bạn sẽ lựa chọn nhà cung cấp dựa trên những tiêu chí nào?
Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu cách bạn tư duy khi lựa chọn nhà cung cấp để biết được bạn có cùng quan điểm với họ hay không. Với câu hỏi này bạn hãy dựa trên những kinh nghiệm thực tế của bản thân mà trả lời một cách thành thật nhất.
3- Bạn thường dùng cách gì để tìm kiếm nhà cung cấp tiềm năng?
Khi hỏi câu này, nhà tuyển dụng muốn biết cách bạn sử dụng để tìm nhà cung cấp. Bạn nên liệt kê một số cách bạn sẽ dùng để tìm nhà cung cấp nếu được nhận vị trí này. Bạn cũng có thể so sánh các cách tìm nhà cung cấp khác nhau để cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng phân tích và đánh giá của bạn.
4- Nếu nhà cung cấp giao hàng trễ, bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Không phải nhà cung cấp nào cũng tuân thủ đúng thời gian giao hàng như đã cam kết và với vai trò của một purchasing bạn có trách nhiệm phải xử lý việc này. Với câu hỏi này bạn hãy mô tả một tình huống cụ thể bạn đã gặp phải, trình bày đường hướng và cách bạn hành động để đảm bảo doanh nghiệp sẽ có sản phẩm đúng thời hạn với chất lượng tốt nhất. Đồng thời trình bày cách bạn ngăn ngừa tình huống tương tự xảy ra trong tương lai.
5- Để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những nhà cung cấp quan trọng của doanh nghiệp bạn đã làm những gì?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá khả năng giao tiếp, đàm phán và duy trì mối quan hệ của bạn với nhà cung cấp. Bạn hãy đưa ra một vài phương thức cũng như cách bạn đánh giá đâu là nhà cung cấp quan trọng cần phải giữ mối quan hệ lâu dài.
>>>> Xem thêm: Purchasing Manager là một vị trí quan trọng đối với doanh nghiệp như thế nào?
6. Bạn sẽ làm gì nếu nhà cung cấp không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của bạn?
Trong thực tế sẽ có những trường hợp vượt khỏi tầm kiểm soát của nhà cung cấp như là thiếu hàng hoặc hàng hóa không đạt yêu cầu. Lúc này một purchasing có kinh nghiệm sẽ luôn có kế hoạch dự phòng. Bạn hãy nói với nhà tuyển dụng rằng, bạn luôn có sẵn nhà cung cấp thay thế trong trường hợp có sự cố bất ngờ xảy ra với nhà cung cấp đầu tiên.
7. Làm sao bạn biết được đơn giá sản phẩm làm theo đơn đặt hàng của nhà cung cấp nào đó có hợp lý hay không?
Việc đánh giá đơn giá của một sản phẩm làm theo đơn đặt hàng không phải là việc dễ dàng. Tuy nhiên bạn có thể dựa trên đơn giá của các thành phần tạo nên sản phẩm đó để ước lượng đơn giá sản phẩm. Từ thông tin này bạn sẽ cộng thêm khoản chi phí thuế và lợi nhuận pháp lý để biết được giá thành hợp lý của sản phẩm.
8. Theo bạn đâu là ưu điểm khiến bạn là ứng viên phù hợp với công việc purchasing này?
Đây là cơ hội để bạn thể hiện những thế mạnh về kinh nghiệm, trình độ học vấn, kỹ năng hoặc bất cứ điều gì cho thấy bạn có đủ khả năng đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của nhà tuyển dụng. Thông thường khi tuyển dụng purchasing các doanh nghiệp thường tìm kiếm những ứng viên có khả năng giao tiếp, đàm phán tốt. Đồng thời ứng viên đó còn phải am hiểu quy trình mua hàng, làm việc quyết đoán và có khả năng xử lý những tình huống bất ngờ tốt.
9- Bạn hãy mô tả về một đề xuất do bạn đưa ra và được phê duyệt?
Bạn có thể đưa ra rất nhiều ý tưởng. Nhưng không phải ý tưởng nào cũng được phê duyệt. Mấu chốt của câu hỏi này là ý tưởng đó phải được duyệt. Bạn hãy lựa chọn một ý tưởng do bạn đề xuất và được thực hiện mà mang lại thành tựu lớn cho doanh nghiệp trước đó. Những ý tưởng không thành công bạn không nên nhắc đến làm gì.
10- Bạn đã bao giờ xảy ra bất đồng ý kiến với sếp hay chưa? Bạn đã xử lý tình huống đó như thế nào?
Trong công việc xảy ra mâu thuẫn với sếp là rất bình thường. Do đó bạn không nên trả lời là chưa bao giờ. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ tính trung thực của bạn. Thay vào đó bạn nên tập trung vào việc thể hiện cách bạn phản ứng khi xảy ra mâu thuẫn và cách bạn giải quyết mâu thuẫn đó.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Chức năng của Purchasing Manager trong các Tập đoàn lớn
Các câu hỏi phỏng vấn xin việc trong lĩnh vực purchasing thường gặp khác
1- Bạn hãy giới thiệu sơ lược về bản thân bạn?
2- Bạn hãy mô tả sơ lược những nhiệm vụ chính bạn đã làm ở công việc gần đây nhất?
3- Trong công việc bạn đã đạt được những thành tựu nào khiến bạn tự hào nhất?
4- Hãy mô tả một tình huống khó khăn nhất bạn đã từng gặp và cách bạn giải quyết tình huống đó?
5- Bạn đã từng hối tiếc về điều gì trong công việc hay chưa? Vì sao? Nếu được làm lại bạn sẽ làm gì để có kết quả tốt hơn?
6- Theo bạn đâu là những tố chất hoặc kỹ năng khiến bạn là ứng viên phù hợp với công việc này?
7- Khi sếp của bạn yêu cầu bạn làm việc gì đó mà bạn không đồng ý, bạn sẽ xử lý như thế nào?
8- Theo bạn đâu điểm bạn cần cải thiện tại thời điểm này? Bạn đã có kế hoạch cải thiện hay chưa?
9- Bạn không hài lòng với điều gì tại công ty trước đây?
10- Bạn thân của bạn sẽ nói gì về bạn?
11- Bạn là người có khả năng làm việc theo nhóm tốt hay làm việc độc lập tốt?
12- Bạn thường làm gì khi có thời gian rảnh?
13- Bạn đã từng bị stress hay chưa? Bạn đã làm gì để vượt qua?
14- Bạn có sẵn sàng làm thêm giờ hoặc đi công tác xa không?
15- Vì sao bạn quyết định nghỉ việc tại thời điểm này?
16- Định hướng nghề nghiệp trong 5 năm tới như thế nào?
17- Bạn hiểu gì về công việc này?
18- Điều gì khiến bạn có hứng thú với công việc này?
19- Hãy mô tả quy trình làm việc của bạn khi nhận được một nhiệm vụ công việc?
20- Nếu được tuyển dụng, theo bạn đâu sẽ là khó khăn đối với bạn trong công việc này?
21- Bạn mong đợi điều gì ở vị trí công việc này?
22- Bạn dự tính làm việc tại công ty chúng tôi trong bao lâu? Điều gì sẽ khiến bạn làm việc lâu dài tại một công ty?
23- Mức lương bạn mong đợi ở công việc này là bao nhiêu?
24- Nếu chúng tôi cảm thấy bạn chưa phù hợp với vị trí này, nhưng muốn giới thiệu cho bạn một vị trí khác ở công ty chúng tôi thì bạn nghĩ sao?
25- Bạn mong đợi điều gì từ sếp của bạn?
26- Bạn có kế hoạch học thêm kỹ năng nào trong thời gian tới hay không? Vì sao?
27- Bạn thích điều gì nhất khi làm việc tại công ty trước đây?
28- KPI bạn cần đạt được trong công việc trước đây là gì?
29- Theo bạn khi nào cần lập hợp đồng mua hàng?
30- Sếp hoặc đồng nghiệp cũ sẽ nói gì về bạn?
Hy vọng với những thông tin mà HRchannels chia sẻ trong bài viết này các bạn sẽ có thêm nguồn tham khảo và có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn purchasing. Chúc các bạn may mắn và thành công!
HRchannels - Great Solution. Great People! HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / tuyendung@hrchannels.com Website: www.hrchannels.com Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam |