- 420k
- 1k
- 870
Các ứng dụng của công nghệ blockchain đã mang đến xu hướng phát triển mới cho nhiều lĩnh vực như logistics, tài chính ngân hàng, điện tử viễn thông, sản xuất,… Điều này đã khiến nhiều người theo đuổi các công việc fulltime trong ngành blockchain chứ không chỉ tham gia đầu tư tiền điện tử.
Trong bài viết này Ms Uptalent sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu vị trí công việc ngành Blockchain. Hy vọng sau bài viết bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn nghề nghiệp thú vị cho mình.
MỤC LỤC
1- Chức năng, nhiệm vụ của blockchain trong doanh nghiệp
1.1- Chức năng của blockchain
1.2- Nhiệm vụ của blockchain
2- Những vị trí công việc ngành Blockchain phổ biến
2.1- Blockchain developer
2.2- Blockchain designer
2.3- Blockchain quality engineer
2.4- Blockchain project manager (Quản lý dự án blockchain)
2.5- Blockchain legal consultant
2.6- Blockchain cryptographer
2.7- Blockchain marketing manager
2.8. Blockchain writer
2.9- Smart contract developer
2.10- Blockchain sales manager
3- Những kỹ năng cần có khi làm việc trong ngành Blockchain
Blockchain là công nghệ chuỗi – khối cho phép người sử dụng truyền tải và lưu trữ dữ liệu an toàn và bảo mật dựa trên hệ thống mã hoá.
Blockchain cũng tương tự như cuốn sổ cái của doanh nghiệp. Tại đây bạn có thể giám sát và ghi nhận các giao dịch xảy ra trên hệ thống mạng ngang hàng.
Thông tin được lưu trữ trong các khối (block) và được liên kết với khối trước đó. Mỗi khối sẽ chứa thông tin về thời gian khởi tạo, dữ liệu giao dịch và kèm theo một mã thời gian.
Các khối thông tin trên hệ thống blockchain sẽ hoạt động độc lập và có thể mở rộng theo thời gian. Chúng được sao chép thành nhiều bản và do những người tham gia hệ thống quản lý chứ không tập trung vào một máy chủ duy nhất. Tức là thông tin sẽ được lưu trữ trên nhiều máy tính. Mỗi máy tính này được gọi là nút.
Các dữ liệu một khi đã được ghi nhận vào hệ thống thì không thể thay đổi và chỉ có thể được bổ sung khi nhận được sự đồng thuận của tất cả mọi người tham gia vào hệ thống.
Công nghệ blockchain có tiềm năng ứng dụng rất lớn. Trong đó ứng dụng được biết đến rộng rãi nhất chính là tiền điện tử.
Xem thêm >>> Blockchain là gì? Tất tần tật về Blockchain
Sau khi đã hiểu được blockchain là gì bạn hãy tiếp tục khám phá chức năng, nhiệm vụ của Blockchain trong doanh nghiệp cùng Uptalent nhé.
Mặc dù mới ở giai đoạn đầu của sự sáng tạo nhưng blockchain được các doanh nghiệp đặt kỳ rất cao bởi các chức năng nổi bật của nó:
Thứ nhất, cung cấp cơ sở hạ tầng để thực hiện các giao dịch và loại bỏ các bên trung gian thông qua các thuật toán được đưa vào trong giao dịch.
Thứ hai, gia tăng tính minh bạch và cải thiện hiệu quả, tốc độ, giảm chi phí.
Thứ ba, lưu trữ và truyền tải dữ liệu an toàn, nhanh chóng.
Thứ tư, cung cấp giải pháp truy xuất nguồn gốc các tài sản vật lý hoặc ở dạng số với độ trung thực cao.
Với những ưu điểm nổi trội blockchain được các doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Đảm bảo tính minh bạch của các giao dịch
Như đã nói, khi dữ liệu đã được chấp nhận trên hệ thống blockchain thì sẽ không thể thay đổi mà chỉ có thể cập nhật thêm khi được các bên tham gia chấp thuận. Vì vậy, việc sử dụng blockchain sẽ giúp dữ liệu các giao dịch chính xác, nhất quán và minh bạch so với làm theo cách truyền thống.
+ Giúp doanh nghiệp theo dõi các hoạt động sản xuất, các giao dịch kinh doanh
Sự minh bạch khi sử dụng công nghệ blockchain giúp doanh nghiệp truyền tải thông tin, dữ liệu, truy xuất nguồn thông tin, theo dõi tiến trình cung ứng và các hoạt động khác một cách chính xác và nhanh chóng. Đặc biệt trong các hoạt động có nhiều bên tham gia như vận hành chuỗi cung ứng thì công nghệ blockchain càng cho thấy lợi thế vượt trội.
+ Đảm bảo các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp được bảo vệ an toàn
Công nghệ blockchain sẽ tạo ra các kênh an toàn giúp doanh nghiệp bảo mật các hồ sơ về tài sản trí tuệ (bản quyền, bằng sáng chế, quyền tác giả,…). Nếu có tranh chấp xảy ra blockchain sẽ cung cấp bằng chứng xác thực về quyền sở hữu và các giao dịch chia sẻ tài sản trí tuệ đó.
+ Đơn giản hoá các thủ tục bảo vệ, kiểm soát chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Blockchain giúp doanh nghiệp tạo ra các tài liệu duy nhất về kiểm tra chất lượng và dữ liệu trong hoạt động kinh doanh. Theo đó mỗi giao dịch hoặc sản phẩm sẽ có một thẻ duy nhất để ghi nhận tất cả các giao dịch, sửa đổi hoặc kiểm tra chất lượng.
Nếu có nhiều bên tham gia vào quá trình hoạt động, blockchain sẽ làm giảm các nhu cầu đánh giá chất lượng từ nhà sản xuất hoặc cơ quan chức năng. Vì họ có thể sử dụng các chứng chỉ công nghệ để theo dõi, kiểm tra các tài liệu liên quan.
Có thể bạn quan tâm >>> Nghề lập trình Blockchain - Kỹ năng cần có và Mức lương
Ngành Blockchain mang đến cho bạn nhiều hướng khác nhau để phát triển sự nghiệp. Bạn có thể lựa chọn theo đuổi nghề lập trình viên hoặc cũng có thể trở thành một Giám đốc Marketing. Bởi vậy hiểu rõ blockchain là gì sẽ giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn.
Sau đây các vị trí công việc ngành Blockchain có nhu cầu tuyển dụng cao:
Blockchain developer hay còn được gọi là Kỹ sư Blockchain (Blockchain engineer) tại một số công ty là vị trí chịu trách nhiệm hỗ trợ và xây dựng các chương trình cho doanh nghiệp.
Nếu muốn trở thành Blockchain developer bạn cần có kỹ năng kỹ thuật cao và giỏi quan sát các chi tiết.
Khi ngày càng có nhiều người sử dụng blockchain thì việc thiết kế giao diện cho các nền tảng trở nên cần thiết hơn. Công việc này sẽ được thực hiện bởi các Blockchain designer. Mục tiêu của họ chính là tạo ra một giao diện độc đáo, đơn giản và thân thiện với người dùng.
Những ai muốn theo nghề này cần có kiến thức kỹ thuật, khả năng sáng tạo và am hiểu công nghệ blockchain.
Trách nhiệm của một kỹ sư chất lượng blockchain là kiểm thử hệ thống và đảm bảo chất lượng nền tảng đạt các tiêu chuẩn đã đặt ra.
Để theo nghề này bạn cần có kiến thức sâu rộng về nền tảng blockchain, giao tiếp tốt và có kỹ năng giải quyết vấn đề.
Blockchain project manager là người kết nối công ty và các chuyên gia blockchain. Người quản lý dự án blockchain cần có khả năng truyền đạt và trình bày đúng các yêu cầu kỹ thuật cho mọi người. Đồng thời họ cũng phải có các kỹ năng cần thiết của một người quản lý dự án.
Các chuyên gia tư vấn pháp lý blockchain có trách nhiệm tư vấn cho doanh nghiệp về cấu trúc các dịch vụ blockchain và kiểm tra các hợp đồng. Họ phải am hiểu quy định của quốc gia doanh nghiệp đang hoạt động và có kiến thức về hợp đồng thông minh.
Blockchain cryptographer hay nhà mật mã học là các chuyên gia chuyên phụ trách việc đưa các thuật toán và hệ thống phòng thủ vào mã. Trách nhiệm chính của họ là đảm bảo an ninh cho toàn hệ thống và bảo vệ hệ thống không bị hack hay gian lận.
Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm quảng bá công nghệ và nền tảng do blockchain tạo ra. Từ đó giúp nó được sử dụng phổ biến hơn.
Blockchain writer là những người chịu trách nhiệm sáng tạo ra các nội dung về blockchain. Nội dung này chủ yếu hướng đến nhóm người không có kiến thức chuyên môn về blockchain. Vì vậy trách nhiệm của blockchain writer là tạo ra những nội dung dễ hiểu, không quá dài hay quá nhiều thuật ngữ để mọi người có thể tiếp cận được blockchain.
Smart contract developer là một nghề phù hợp với các lập trình viên. Họ sẽ sử dụng ngôn ngữ Solidity để tạo các hợp đồng thông minh.
Với tính an toàn cao nên hợp đồng thông minh được sử dụng để thực hiện các giao dịch tiền điện tử.
Blockchain sales manager chính là người quản lý bán hàng trong ngành blockchain. Họ có nhiệm vụ tương tự như quản lý bán hàng thuộc các lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, trong ngành blockchain đối tượng bán hàng của Sales manager có thể là chính nền tảng blockchain hoặc các dịch vụ của nó.
Bên cạnh việc tìm hiểu blockchain là gì bạn còn phải trang bị cho mình những kỹ năng sau để làm việc hiệu quả trong ngành blockchain:
Một hợp đồng thông minh cần được thực hiện bởi từng máy tính tham gia vào hệ thống blockchain. Các hoạt động này được thực hiện trong môi trường phi tập trung nên bạn sẽ phải trả một khoản phí nhỏ cho giao dịch được thực hiện.
Điều này khiến các chương trình blockchain khá tốn kém. Vì vậy việc đảm bảo hợp đồng thông minh được tối ưu hoá để có độ phức tạp thấp nhất là yêu cầu đặt ra cho các lập trình viên.
Muốn làm được như vậy họ phải am hiểu cấu trúc dữ liệu, các thuật toán và kiến thức về blockchain.
>>> Software Engineer là gì? Tìm hiểu về nghề kỹ thuật phần mềm
Cryptography là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển blockchain. Công nghệ blockchain dựa vào Cryptography để ký và xác minh các giao dịch. Đồng thời để đảm bảo các bản ghi dữ liệu hoặc giao dịch không thể bị giả mạo.
Bên cạnh đó, cryptography cũng giữ vai trò rất quan trọng trong việc bảo mật các ứng dụng phi tập trung, đảm bảo các ứng dụng được an toàn trước các mối đe dọa. Vì vậy để làm việc trong ngành blockchain đòi hỏi bạn phải có kiến thức vững chắc về cryptography.
Để hiểu được các nguyên tắc và cơ chế hoạt động của blockchain bạn cần nắm vững kiến trúc blockchain. Có thể nói đây chính là nền tảng quan trọng mà bất cứ ai cũng phải am hiểu nếu muốn làm việc trong ngành này.
Các ứng dụng blockchain đều cố gắng triển khai hợp đồng thông minh hoặc tối thiểu là một phiên bản của chúng. Dữ liệu thống kê cho thấy, Ethereum (một nền tảng điện toán phân tán dựa trên công nghệ blockchain có tính năng hợp đồng thông minh) chiếm hơn 80% thị phần ứng dụng Blockchain và web phi tập trung (Web3). Vì vậy am hiểu về hợp đồng thông minh là điều rất cần thiết.
Hầu hết mọi người thường gia nhập ngành blockchain bằng cách học một ngôn ngữ lập trình. Sau đó họ sẽ sử dụng ngôn ngữ đó để phát triển blockchain. Bạn sẽ phải biết thêm nhiều ngôn ngữ lập trình khác để phát triển cao hơn trên blockchain.
Blockchain được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực fintech. Các ứng dụng của nó cũng được liên kết chặt chẽ với lĩnh vực tài chính và thanh toán. Do đó ngoài các kỹ năng chuyên môn bạn còn phải am hiểu các kiến thức về tài chính, kinh doanh.
Bên cạnh những kỹ năng kể trên bạn còn phải trau dồi các kỹ năng khác như giao tiếp, thuyết trình và làm việc nhóm.
Mong rằng những thông tin Ms Uptalent chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với những bạn đang tìm hiểu blockchain là gì và muốn kiếm việc làm trong ngành này.
Hiện tại rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn hướng tới việc xây dựng hệ thống riêng bằng công nghệ blockchain. Bởi vậy trong tương lai nhu cầu tuyển dụng ngành blockchain sẽ rất lớn.
Nếu bạn mong muốn bắt đầu sự nghiệp trong ngành blockchain thì hãy trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Bên cạnh đó bạn cũng cần cập nhật thường xuyên thông tin việc làm trong lĩnh vực này để không bỏ qua các cơ hội việc làm hấp dẫn. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet