- 420k
- 1k
- 870
Blockchain không chỉ được ứng dụng trong Bitcoin và tiền mã hoá. Trên thực tế công nghệ này có khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, sản xuất, chuỗi cung ứng, giáo dục, y tế,…Tuy nhiên, giữa các công nghệ mới như blockchain và khung pháp lý luôn có khoảng trống. Việc pháp luật chưa có quy định pháp lý cụ thể dẫn tới việc ứng dụng blockchain vào cuộc sống gặp không ít khó khăn. Tiếp nối chuỗi bài viết “Blockchain là gì?”, hôm nay Ms Uptalent sẽ chia sẻ cùng bạn đọc những vấn đề pháp lý về blockchain. Các bạn hãy theo dõi để biết những vấn đề pháp lý về blockchain trên thế giới và Việt Nam nhé.
MỤC LỤC:
1- Lịch sử phát triển của ngành blockchain
2- Những vấn đề pháp lý về blockchain trên thế giới
3- Những vấn đề pháp lý về blockchain tại Việt Nam
Trước tiên chúng ta hãy cùng nhắc lại khái niệm blockchain là gì nhé. Blockchain là một hệ thống cơ sở dữ liệu theo dạng khối (block) – chuỗi (chain). Trong hệ thống này các dữ liệu, thông tin sẽ được lưu trữ trong các khối và được liên kết với nhau.
Thông tin trong các khối sẽ được mã hoá vô cùng phức tạp và có thể mở rộng theo thời gian. Các thông tin, giao dịch mới phát sinh sẽ được lưu trữ trên một khối mới và kết nối với khối trước đó.
Bạn có thể hiểu đơn giản, blockchain là một dạng sổ cái kỹ thuật số phân tán. Cuốn sổ này không chỉ có một bản duy nhất, cũng không được lưu trữ tại một vị trí duy nhất. Thay vào đó, nó được sao chép thành nhiều bản và được lưu trữ trên máy tính cá nhân của những người tham gia vào nền tảng blockchain, được gọi là nút. Khi có dữ liệu mới được ghi nhận các bản sao sẽ đồng thời được cập nhật.
Đặc điểm của blockchain là các dữ liệu khi đã được ghi nhận sẽ không thể thay đổi. Vì vậy công nghệ này được sử dụng để ngăn chặn các hành vi gian lận hay cố tình thay đổi dữ liệu. Bên cạnh đó, việc truyền tải dữ liệu không phải thông qua các bên trung gian mà sẽ được xác thực bởi các nút hoạt động độc lập.
Chính những điểm trên đã khiến blockchain trở thành một hệ thống dữ liệu an toàn, minh bạch, tránh được các nguy cơ bị đánh cắp và hư hỏng, mất mát dữ liệu.
>>>> Xem thêm: Blockchain là gì? Tất tần tật về Blockchain
Bên cạnh câu hỏi “blockchain là gì” thì mọi người cũng còn nhiều thắc mắc khác như “blockchain xuất hiện từ khi nào?”, “ai là người phát minh ra blockchain?”, “blockchain có phải bitcoin hay không?”,…
Blockchain xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2008. Khi đó công nghệ này được công bố phát minh và thiết kế bởi nickname ẩn danh có tên Satoshi Nakamoto. Đây có thể là tên gọi một tổ chức hoặc cá nhân.
Trên thực tế ý tưởng về blockchain đã được nhắc đến từ năm 1991 bởi Stuart Haber và W. Scott Stornetta. Hai nhà nghiên cứu này đã giới thiệu một giải pháp tính toán thực tế để đánh dấu các văn bản số nhằm giúp chúng không bị đẩy lùi thời gian về trước hoặc bị can thiệp hay sửa đổi.
Theo thiết kế ban đầu, hệ thống sẽ sử dụng một chuỗi gồm các khối được bảo vệ bằng mật mã để lưu trữ các văn bản được đánh dấu thời gian. Đến năm 1992, cây Merkle được bổ sung vào thiết kế để một khối có thể tập hợp được một vài văn bản. Điều này đã giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống hơn trước.
Tuy nhiên, công nghệ này không được sử dụng. Đồng thời bằng sáng chế đã hết hạn vào năm 2004 trước khi Bitcoin và Blockchain chính thức ra đời.
Đến cuối năm 2008, sách trắng giới thiệu về tiền điện tử trên hệ thống mạng ngang hàng, phi tập trung, hay có tên gọi là Bitcoin, được đăng trên danh sách nhận thư về mật mã học bởi tên gọi ẩn danh Satoshi Nakamoto.
Ngày 03/01/2009, một năm sau khi blockchain được công bố, Bitcoin chính thức ra đời khi Satoshi Nakamoto đào được khối bitcoin đầu tiên với phần thưởng là 50 bitcoin. Sau đó, đến ngày 12/01/2009 giao dịch Bitcoin đầu tiên của thế giới được thực hiện. Người nhận được Bitcoin từ giao dịch đầu tiên là Hal Finney. Ông ấy đã nhận được 10 Bitcoin từ Satoshi Nakamoto.
>>>> Bạn xem thêm: TOP 10 vị trí công việc ngành Blockchain phổ biến
Khi đồng Bitcoin ra đời, công nghệ blockchain giữ vai trò như một cuốn sổ cái ghi nhận tất cả các giao dịch. Đồng thời hệ thống Bitcoin được quản lý hoàn toàn tự động dựa trên việc sử dụng mạng lưới ngang hàng và hệ thống dữ liệu phân cấp.
Một trong những rủi ro thường gặp đối với các loại tiền kỹ thuật số là vấn đề Double spending trong giao dịch. Double spending được hiểu là chi tiêu kép, tức là cùng một khoản tiền kỹ thuật số nhưng lại được chi tiêu cho hai giao dịch khác nhau.
Tuy nhiên, việc phát minh ra Bitcoin dựa trên nền tảng blockchain đã giúp giải quyết vấn đề Double spending. Và Bitcoin cũng trở thành loại tiền kỹ thuật số đầu tiên giải quyết được vấn đề này.
Trong khi các ưu điểm của blockchain đang được các chuyên gia nghiên cứu để ứng dụng vào cuộc sống thì một vấn đề khác đặt ra là hành lang pháp lý dành cho blockchain.
Hiện tại có một số vấn đề pháp lý về blockchain vẫn chưa có đáp án tối ưu:
Thứ nhất, tính năng không thể thay đổi và không thể huỷ ngang của blockchain
Khi tìm hiểu blockchain là gì chắc hẳn bạn đã biết cơ chế hoạt động của blockchain nhằm chống lại sự giả mạo và thay đổi dữ liệu. Bởi vậy một khi các khối dữ liệu đã được tạo ra và liên kết trong chuỗi thì khả năng thay đổi gần như bằng không.
Tuy nhiên, các quy định pháp luật liên quan sẽ có những thay đổi, bổ sung và có hiệu lực. Khi đó tính năng không thể thay đổi và không thể huỷ ngang sẽ trở thành thách thức với các nhà phát triển.
Thứ hai, vấn đề về bảo vệ các dữ liệu quan trọng
Cho dù công nghệ thay đổi ra sao thì việc bảo vệ dữ liệu cá nhân luôn phải được ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, dữ liệu trên blockchain được lưu trữ dưới dạng phân tán và mọi người tham gia vào hệ thống đều có thể xem thông tin. Mặt khác blockchain có nhiều nút, thuộc nhiều quốc gia khác nhau, do nhiều người sở hữu, trong đó có nhiều người lại ẩn danh.
Vì vậy việc ấn định người có trách nhiệm lưu giữ và bảo vệ dữ liệu vô cùng khó khăn. Cho nên đòi hỏi phải có quy định cụ thể để xác định người có trách nhiệm bảo vệ dữ liệu.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Nghề lập trình Blockchain và những điều cần biết
Thứ ba, các vấn đề về hợp đồng thông minh
Một hợp đồng thông minh chỉ được thực hiện khi đáp ứng được tất cả các điều kiện, các bước trong giao dịch đều hiển thị, có theo dõi, xác minh và bảo mật. Về mặt lý thuyết thì một giao dịch sẽ không được thực hiện nếu tất cả các điều kiện trong hợp đồng chưa hoàn thành.
Khi đó yêu cầu đặt ra là các điều khoản trên hợp đồng phải rõ ràng và các bên tham gia phải hiểu rõ các điều khoản đó trước khi ký hợp đồng. Do đó, phải có các hướng dẫn cụ thể về việc ứng dụng hợp đồng thông minh trong từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể.
Một vấn đề khác là, thực chất hợp đồng thông minh là các điều khoản pháp lý được dịch sang ngôn ngữ lập trình, nên sẽ có nhiều chỗ bị lỗi mã code. Hơn nữa, các bên tham gia trong hợp đồng có thể đến từ các quốc gia khác nhau, nên sẽ khó đảm bảo họ hiểu rõ và có cách nhìn chung về các điều khoản trên hợp đồng.
Hiện tại, Việt Nam chưa có khung pháp lý cho tài sản số và tiền kỹ thuật số. Bởi vậy, gần như 100% startup blockchain Việt Nam đều đăng ký thành lập doanh nghiệp tại nước ngoài, cụ thể là Singapore. Trong khi đó, thị trường hoạt động và nguồn nhân lực ở Việt Nam.
Việc đặt trụ sở tại nước ngoài giúp các doanh nghiệp dễ dàng gọi vốn và chuyển tiền hơn rất nhiều. Hơn nữa, việc hoạt động trong môi trường chưa có khung pháp lý còn kéo theo nhiều rủi ro cho doanh nghiệp, nên đặt trụ sở tại nước ngoài trở thành lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp blockchain Việt Nam.
Nếu tình trạng này kéo dài, Việt Nam sẽ bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh lớn cũng như cơ hội thu hút nguồn tài chính khổng lồ từ hoạt động đầu tư vào blockchain. Đồng thời cũng không thu được nhiều giá trị từ các nguồn đầu tư và thuế. Trong khi đó, vấn nạn chảy máu chất xám sẽ còn tiếp diễn khi người Việt vẫn phải đăng ký kinh doanh tại nước ngoài.
Vì vậy, yêu cầu bức thiết trong thời gian tới là Việt Nam phải xây dựng được hành lang pháp lý cho blockchain. Trong thời gian xây dựng khung pháp lý, Việt Nam có thể sử dụng mô hình sandbox (một cơ chế quản lý thử nghiệm) để nghiên cứu, từ đó đưa ra các quy định pháp lý và cơ chế chính sách chính thức cho hoạt động blockchain sớm nhất.
Mặc dù công nghệ blockchain còn khá mới mẻ và còn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Nhưng công nghệ này đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm lương cao cho những người yêu công nghệ và cả cơ hội kiếm tiền cho các startup. Vì vậy, hiểu rõ blockchain là gì và chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết sẽ giúp bạn tạo dựng sự nghiệp trong lĩnh vực vô cùng hot này.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet