maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

Blockchain có đang đe dọa ngân hàng truyền thống?

Blockchain có đang đe dọa ngân hàng truyền thống?

Công nghệ Blockchain đã mở ra xu hướng mới cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế như tài chính, ngân hàng, logistics, điện tử viễn thông, kế toán kiểm toán,... Đặc biệt, ngành ngân hàng, được nhận định sẽ chịu những tác động mạnh mẽ từ công nghệ này. Vậy, blockchain là gì? Blockchain có đang đe dọa ngân hàng truyền thống? Hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu qua bài viết sau đây.

blockchain là gì
>>> Blockchain là gì? Tất tần tật về công nghệ chuỗi khối

2- Tác động của Blockchain đến ngành ngân hàng là gì? 

Sự xuất hiện của công nghệ Blockchain đã tạo ra xu hướng phát triển mới trong nhiều lĩnh vực như điện tử viễn thông, logistics, kế toán kiểm toán,…. Và ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Nếu như trước đây ngành ngân hàng quản lý tất cả trên sổ cái nội bộ của họ và không công khai cho khách hàng nên họ buộc phải đặt niềm tin vào ngân hàng, thì với sự xuất hiện của Blockchain nhiều thứ sẽ thay đổi.

Trước tiên có thể thấy Blockchain có khả năng cải tiến mạnh mẽ thị trường tiền tệ thế giới và toàn bộ ngành ngân hàng bằng cách xoá bỏ những trung gian này và thay thế bởi một hệ thống không cần đến sự tin cậy, cũng không bị cản trở về biên giới và bất cứ ai cũng có quyền truy cập.

Với tính năng hợp đồng thông minh, Blockchain có thể xử lý các giao dịch nhanh hơn với chi phí thấp hơn. Đồng thời còn giúp gia tăng khả năng tiếp cận vốn, nâng cao khả năng bảo mật và thực thi các thoả thuận mà không phải dựa vào cơ sở của sự tin cậy.

Hơn nữa, dưới sự tác động của các tính năng mới trên Blockchain, những tương tác diễn ra giữa các khối tài chính cơ sở mới có thể tạo ra các loại hình dịch vụ tài chính hoàn toàn mới.

Bạn có thể tham khảo một số ứng dụng dưới đây để thấy rõ hơn những tác động đến ngành ngân hàng của Blockchain là gì.

+ Thanh toán và nhận tiền nhanh hơn qua Blockchain

Những việc làm hấp dẫn

Thông thường khi gửi tiền qua hệ thống ngân hàng bạn sẽ cần một khoảng thời gian khá dài, có thể phát sinh các khoản chi phí cho ngân hàng, khách hàng và cần thêm sự xác minh, quản trị. Với sự phát triển của các công nghệ mới, hệ thống ngân hàng đã không thể đáp ứng được nhu cầu kết nối ngay lập tức.

Tuy nhiên, bằng cách áp dụng công nghệ Blockchain, các thanh toán sẽ được xử lý nhanh hơn với chi phí thấp hơn. Bên cạnh đó, dịch vụ có thể được cung cấp bất cứ lúc nào mà không chịu sự giới hạn bởi thời gian hay các rào cản trong khi vẫn đảm bảo tính bảo mật.

+ Gọi vốn trực tiếp trên blockchain

Khi cần huy động vốn, các doanh nghiệp sẽ phải phụ thuộc rất lớn vào các đơn vị tài chính bên ngoài như nhà đầu tư thiên thần, nhà đầu tư mạo hiểm hoặc các ngân hàng. Quá trình này thường kéo dài và phải trải qua nhiều cuộc đàm phán về định giá, chia tách cổ phần,… và nhiều vấn đề khác nữa.

Nhưng dưới sự hỗ trợ của nền tảng Blockchain, các sự kiện như Initial Coin Offerings (ICO) (Huy động vốn ban đầu) và Initial Exchange Offerings (IEO) có thể giúp doanh nghiệp huy động vốn mà không cần đến các ngân hàng hay tổ chức tài chính.

Với ICO, các công ty có thể bán token để nhận lại vốn dựa trên giả định token sẽ mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Nếu như trước đây, các ngân hàng sẽ thu về khoản phí khổng lồ từ việc tạo điều kiện để doanh nghiệp chứng khoán hoá và thực hiện IPO (Initial Public Offerings) thì qua Blockchain doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được khoản chi phí này.

Tuy nhiên, ICO cũng có nhược điểm là không có bất kỳ yêu cầu chính thức hoặc cụ thể nào để các nhà gọi vốn phải giữ lời hứa của họ. ICO có thể giúp việc gọi vốn dân chủ hơn nhưng nó vẫn chưa được kiểm soát và điều này có thể trở thành rủi ro cho nhà đầu tư.

tuyển dụng blockchain
 

+ Token hóa tài sản trên Blockchain (biến thành tài sản thông thường thành tài sản kỹ thuật số) 

Việc mua bán chứng khoán và các tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ và các công cụ phái sinh,… đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các ngân hàng, nhà môi giới, cơ quan thanh toán bù trừ và các sàn giao dịch. Quá trình này phải được thực hiện hiệu quả với độ chính xác cao. Mà tính phức tạp càng cao thì thời gian và chi phí xử lý càng nhiều.

Với Blockchain quy trình trên sẽ được đơn giản hoá hơn rất nhiều. Bằng cách cung cấp nền tảng công nghệ để biến tất cả các loại tài sản thành tài sản kỹ thuật số hay còn gọi là token hoá. Mặt khác, các giao dịch tài chính thường được thực hiện qua các nhà môi giới trực tuyến, nên việc token hoá tài sản khiến các giao dịch thuận tiện hơn cho tất cả các bên liên quan.

+ Cho vay tiền qua blockchain

Từ trước đến nay, lĩnh vực cho vay do các ngân hàng và công ty cho vay độc quyền. Điều này tạo lợi thế cho họ khi họ có thể định ra lãi suất khá cao và hạn chế người vay bởi điểm tín dụng. Hệ luỵ của việc này là nền kinh tế chịu sự phụ thuộc lớn vào các ngân hàng để có vốn, quá trình vay tiền trở nên kéo dài và tốn kém.

Công nghệ blockchain cho phép tạo ra một hệ thống tài chính dễ tiếp cận hơn. Tại đó, người dùng có thể vay và cho vay một cách đơn giản, an toàn, không tốn kém mà cũng không phải chịu sự hạn chế tuỳ tiện từ các đơn vị trung gian.

Nói cách khác, Blockchain cho phép bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào một loại hệ sinh thái cho vay mới. Đây cũng là một phần trong phong trào thường được gọi là Defi (Tài chính Phi tập trung). Mục tiêu của Defi là đưa các ứng dụng tài chính trở thành ưu tiên hàng đầu trong Blockchain.

việc làm blockchain
>>> Ưu-Nhược điểm khi Ứng dụng Blockchain vào hoạt động ngân hàng

3- Sự phát triển của Blockchain trong ngành ngân hàng tại Việt Nam 

Thực tế cho thấy, công nghệ Blockchain đang phát triển nhanh và mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam, từ tài chính, kế toán, cho đến nông nghiệp.

Trong lĩnh vực ngân hàng, vừa qua các ngân hàng BIDV, VietinBank, MB đã cho phát hành thành công L/C liên ngân hàng qua mạng lưới Contour. Nếu như giao dịch L/C truyền thống phải thực hiện trên nhiều hệ thống, thì với Blockchain toàn bộ giao dịch sẽ được thực hiện trên một hệ thống duy nhất với sự tham gia của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo.

Việc ứng dụng công nghệ Blockchain cho phép toàn bộ quy trình nghiệp vụ L/C, từ khâu phát hành đến khâu xuất trình chứng từ đều được thực hiện trên mạng lưới Contour. Các bên tham gia đều có thể cập nhật tức thời trạng thái giao dịch nên có thể đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch thông tin giữa các bên liên quan và giúp tiết kiệm lượng lớn chi phí cùng thời gian xử lý giao dịch.

Bên cạnh đó, các ngân hàng VPBank, Vietcombank,... cũng đã công bố việc ứng dụng blockchain trong giao dịch tài chính. 

Tóm lại, không thể phủ nhận những ưu điểm của Blockchain khi ứng dụng vào ngành ngân hàng. Việc thành lập Hiệp hội Blockchain Việt Nam vào giữa tháng 5/2022 vừa qua nhận được sự mong đợi rất lớn từ các chuyên gia về khả năng thúc đẩy sự phát triển của công nghệ này tại Việt Nam.

Ứng dụng công nghệ vào công việc hàng ngày là xu thế chung của nền kinh tế, đặc biệt với những ngành đòi hỏi khả năng xử lý nhanh và chính xác như ngân hàng. Bởi vậy, chủ động nghiên cứu Blockchain là gì cùng cách thức vận hành và ứng dụng của nó để có chiến lược hợp lý là điều cần thiết với các ngân hàng hiện nay.

nhân sự cao cấp blockchain
 

4- Blockchain có đe dọa đến ngành ngân hàng không? 

“Công nghệ Blockchain giúp giảm chi phí giao dịch và thay đổi hình thức thanh toán được cho sẽ đe dọa lớn đến ngành ngân hàng truyền thống.” 

Nhận định trên đã được các chuyên gia đưa ra tại Hội nghị Blockchain 2018 do Vietstock và FundYourselfNow tổ chức.

Ngành ngân hàng sẽ là một trong những ngành chính chịu ảnh hưởng bởi công nghệ Blockchain. Nguyên nhân là vì các ứng dụng tiềm năng của công nghệ này trong ngành ngân hàng như giao dịch thời gian thực, token hóa tài sản, cho vay, giao dịch thương mại quốc tế thuận tiện hơn, các thỏa thuận kỹ thuật số chặt chẽ hơn và rất nhiều ứng dụng khác nữa.

Tuy nhiên, bản thân Blockchain cũng có nhiều vấn đề mà các nhà tư pháp cần tập trung tìm kiếm giải pháp. Ví dụ như khả năng xảy ra giao dịch bất hợp pháp dẫn đến bất ổn chính trị do tính riêng tư quá cao của Blockchain.

Nhưng, có vẻ những rào cản về mặt pháp lý và công nghệ liên quan đến Blockchain sẽ sớm được giải quyết nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp khai thác tiềm năng từ  cơ sở hạ tầng tài chính mới này.

Với một hệ thống tài chính ngân hàng dựa trên cơ sở minh bạch, không cần dựa vào sự tin cậy, cũng không chịu giới hạn bởi rào cản biên giới được mong đợi sẽ tạo nên một nền kinh tế cởi mở và kết nối mạnh mẽ.

Mặc dù hiện tại Blockchain vẫn chưa tạo ra quá nhiều thay đổi hoặc có xu thế thay thế các vị trí việc làm trong ngành ngân hàng. Tuy nhiên, cũng không quá sớm để bạn bắt tay nghiên cứu Blockchain là gì và xây dựng chiến lược ứng phó hợp lý. Trong bối cảnh mà công nghệ phát triển với tốc độ nhanh chóng thì việc chủ động và sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới sẽ giúp bạn thành công.

Vậy là Ms Uptalent đã cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết nhất về Blockchain là gì và những tác động của nó đến ngành ngân hàng. Tiếp theo bạn hãy tiếp tục nghiên cứu thêm các thông tin khác để luôn đạt được thành công bạn nhé.

Dịch vụ headhunting - săn đầu người
------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.