- 420k
- 1k
- 870
Được làm việc tại Big4 là một trong những ước mơ của đông đảo bạn trẻ đang theo ngành Kế toán - kiểm toán. Vậy, Big4 là gì? Big4 bao gồm những công ty nào? Vì sao nhiều người lại muốn được làm việc tại đây? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau đây của Ms Uptalent nhé!
MỤC LỤC:
1- Big4 kiểm toán là gì?
2- Một số thông tin về 4 công ty Big4 kiểm toán
2.1- Deloitte
2.2- PWC
2.3- E&Y
2.4- KPMG
3- Lý do các bạn trẻ muốn gia nhập Big4
4- Các vị trí công việc phổ biến tại Big4
5- Những điều kiện để trở thành nhân viên tại Big4
6- Big4 tại Việt Nam
Big4 là cách thường dùng để gọi 4 công ty đứng đầu trong một lĩnh vực nào đó. Những công ty được xếp vào nhóm Big4 thường có quy mô, doanh thu và danh tiếng vang dội.
Khi tìm kiếm Big4 là gì bạn sẽ thấy 4 cái tên công ty kiểm toán được nhắc đến nhiều nhất là Deloitte, PricewaterhouseCoopers (PWC), Ernst and Young (E&Y) và KPMG.
Ngoài kiểm toán thì Big4 còn có mặt trong nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, dịch vụ, ngân hàng,… Điểm chung của những công ty này là họ đều hướng đến việc mở rộng đầu tư và phát triển khách hàng trên phạm vi rộng.
Tên đầy đủ của công ty là Deloitte Touche Tohmatsu Limited. Công ty được thành lập bởi William Welch Deloitte vào năm 1845 tại Anh.
Đến hiện tại, Deloitte đang có mạng lưới hoạt động tại hơn 150 quốc gia với hơn 264.000 nhân sự. Tại Việt Nam, Deloitte thành lập chi nhánh vào năm 2007 và có khoảng 877 nhân viên.
Deloitte cung cấp các dịch vụ đa dạng theo nhu cầu của khách hàng như thuế, tư vấn rủi ro, tư vấn doanh nghiệp,… Trong đó, tư vấn doanh nghiệp là dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty (khoảng 34%).Hàng năm, Deloitte chỉ tuyển khoảng 60 thực tập sinh trên toàn thế giới. Quy trình tuyển dụng của công ty được đánh giá là có độ khó cao nhất. Tuy nhiên, công ty lại không quá chú trọng khả năng tiếng Anh khi tuyển dụng mà là trình độ chuyên môn.
PWC được thành lập năm 1854 với tên gọi là William Cooper. Đến năm 1998, công ty đổi tên thành Price, Waterhouse và Coopers. Sau đó, tên công ty được rút gọn thành PWC vào năm 2020 nhằm tạo thuận lợi cho việc định vị thương hiệu và thu hút nhân tài.
Các dịch vụ chính của PWC gồm có kiểm toán, tư vấn thuế, tư vấn nhân sự, tư vấn doanh nghiệp,… Trong đó, doanh thu từ dịch vụ kiểm toán chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Theo thống kê, đến tháng 10/2021, PWC đã có chi nhánh tại 167 quốc gia và có khoảng 284.000 nhân viên đang làm việc.
Hàng năm, PWC sẽ tổ chức tuyển thực tập sinh vào tháng 9. Không giống như Deloitte, PWC không đòi hỏi nhiều về chuyên môn nhưng lại có yêu cầu rất cao về tiếng Anh, tư duy logic và khả năng viết luận.
>>> Bạn có thể quan tâm: Kiểm toán là gì? Công việc, phân loại, mức lương của Kiểm toán viên
Ban đầu, E&Y (Ernst & Young) được thành lập bởi A.C. Ernst và Arthur Young vào năm 1903. Đến năm 1989, công ty chính thức được sáp nhập từ hai công ty là Ernst & Whinney và Arthur Young & Co.
Trụ sở chính của E&Y được đặt tại Luân Đôn, nước Anh. Đồng thời, công ty cũng có chi nhánh tại 150 quốc gia và có khoảng 212.000 nhân viên.
Các dịch vụ của E&Y khá đa dạng với những dịch vụ chính như kiểm toán, thuế, kiểm soát rủi ro, dịch vụ khách hàng,…
Tại Việt Nam, E&Y mở chi nhánh vào năm 1992 tại 2 thành phố là Hồ Chí Minh và Hà Nội. Số lượng nhân viên đang làm việc tại E&Y Việt Nam vào khoảng 1.400 người.
Yêu cầu tuyển dụng của E&Y rất khác so với Deloitte và PWC. Công ty yêu cầu ứng viên phải am hiểu kiến thức chuyên ngành, kiến thức đa lĩnh vực, ngoại ngữ và thành thạo kỹ năng nghề nghiệp.
KPMG (Klynveld Peat Marwick Goerdeler) được thành lập vào năm 1987 dưới sự sáp nhập của hai công ty KMG và Peat Marwick. Trụ sở chính của công ty đặt tại Amstelveen, Hà Lan.
KPMG là công ty hoạt động trên phạm vi toàn cầu với nhiều dịch vụ chuyên nghiệp như thuế, kiểm toán, tư vấn,… Hiện tại, công ty đang có mặt tại 155 quốc gia trên thế giới với khoảng hơn 200.000 nhân viên. Tại Việt Nam, công ty mở chi nhánh vào năm 1994 tại 3 địa điểm là Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.
Theo Uptalent tìm hiểu thì độ khó các bài thi của KPMG đang dần nâng cao. Để trúng tuyển, bạn cần thành thạo kiến thức chuyên môn, kiến thức tổng hợp và cả khả năng tiếng Anh.
Có nhiều nguyên nhân khiến các bạn trẻ ngành Kế toán – kiểm toán mong muốn được trở thành nhân viên Big4 như lương cao, quy mô công ty lớn mạnh, tiềm năng phát triển lớn nhất trong ngành và danh tiếng tốt.
Ngoài những lý do trên thì cũng có nhiều nguyên nhân khác khiến Big4 trở thành những cái tên thu hút phần lớn nhân tài trong ngành. Cụ thể:
Ưu điểm của môi trường làm việc tại Big4 là vô cùng chuyên nghiệp, lành mạnh. Làm việc tại đây, bạn sẽ có cơ hội phát huy tài năng một cách công bằng, năng lực được công nhận.
Bên cạnh đó, quy trình làm việc tại Big4 rất khoa học. Nhờ vậy, bạn có thể rèn luyện thái độ, tác phong làm việc chuyên nghiệp cho bản thân.
Để vào được Big4, bạn bắt buộc phải tự trang bị cho mình những kiến thức, chứng chỉ cần thiết như CPA, ACCA,… Bên cạnh đó, bạn còn phải liên tục học hỏi, trau dồi thêm các kiến thức, kỹ năng để có thể làm việc lâu dài và thăng tiến trong ngành.
Môi trường làm việc Big4 rất coi trọng sự lành mạnh, tính công bằng. Bạn sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ từ những người đi trước. Đồng thời, bạn còn được định hướng phát triển sự nghiệp một cách rõ ràng.
Big4 yêu cầu nhân viên phải giải quyết vấn đề từ tận gốc rễ. Họ cũng khuyến khích nhân viên liên tục đặt câu hỏi why và how để đào sâu, phân tích đến ngọn nguồn của vấn đề. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và có thể tìm ra phương án xử lý vấn đề tận gốc.
>>> Bạn có thể tham khảo: Phân biệt giữa kiểm toán và kế toán
Bất cứ sự cẩu thả, xao nhãng nào trong công việc cũng có thể gây ra sai lầm nghiêm trọng cho khách hàng của Big4. Vì vậy, họ luôn đề cao tính trách nhiệm, sự cẩn trọng trong công việc.
Khi làm việc trong môi trường Big4, bạn sẽ tự rèn luyện cho mình thái độ, tác phong làm việc thận trọng, có trách nhiệm và bạn sẽ trở nên ngày càng chuyên nghiệp hơn.
Tùy theo từng công ty mà cách gọi tên chức danh sẽ khác nhau. Nhưng, hầu như công ty nào cũng các vị trí công việc phổ biến sau:
Kỳ tuyển thực tập sinh của Big4 thường diễn ra vào tháng 8 hoặc tháng 9. Sau nhiều vòng tuyển chọn, những bạn có năng lực tốt nhất sẽ trở thành thực tập sinh chính thức.
Công việc chính của thực tập sinh là kiểm tra những tài khoản, hạng mục ít rủi ro theo sự phân công của Associate như tiền mặt, tiền gửi, kiểm kê tài sản,…
Những bạn hoàn thành tốt kỳ thực tập hoặc vượt qua được giai đoạn Fresh sẽ chính thức trở thành nhân viên tại Big4 với chức danh khác nhau. Cụ thể, bạn sẽ được gọi là Staff 1 (EY), Associate (Deloitte/PwC) hoặc Audit Assistant (KPMG).
Vị trí Associate bao gồm 2 cấp bậc. Tại cấp 1, bạn sẽ phụ trách các tài khoản ít rủi ro hay nguy cơ gian lận, thủ tục kiểm tra cũng đơn giản. Ở cấp 2, bạn sẽ được giao kiểm tra những khoản mục trọng yếu hơn, nhiều nguy cơ gian lận hơn, như là hàng tồn kho, doanh thu.
Để lên tới vị trí Senior Associate, bạn sẽ phải có khoảng 2 năm kinh nghiệm trở lên. Thông thường, cuối mỗi kỳ kiểm toán, công ty sẽ đánh giá nhân viên để thăng chức. Bạn có thể thăng lên Senior từ cấp bậc Associate 2, hoặc trở thành Senior khi đang là Associate 1 nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Senior sẽ phụ trách việc phân tích, đánh giá rủi ro và thiết lập chiến lược cho các cuộc kiểm toán. Bên cạnh đó, vị trí này cũng phải thường xuyên làm việc với khách hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh khi kiểm toán và quản lý, hướng dẫn công việc cho nhóm kiểm toán viên cấp dưới.
Vị trí Senior bao gồm 3 cấp bậc. Để được thăng cấp, bạn sẽ phải đạt được các yêu cầu rất khắt khe.
Nếu có thể được thăng chức mỗi năm thì trong vòng 5 năm bạn sẽ trở thành Manager. Đồng thời, bạn cũng phải có chứng chỉ VACPA để ký báo cáo kiểm toán.
Công việc chính của Manager bao gồm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, nguy cơ rủi ro trong hệ thống hoạt động của khách hàng và đưa ra đề xuất phù hợp. Bên cạnh đó, họ cũng có trách nhiệm quản lý và phát triển danh sách khách hàng cho công ty.
Manager cũng bao gồm 3 cấp bậc giống như Associate và bạn sẽ phải tuần tự thăng tiến qua từng cấp một.
Đây là vị trí cao nhất trong sự nghiệp của một nhân viên tại Big4 và bạn sẽ cần khoảng 10 năm để đạt tới vai trò này.
Vị trí Partner cũng bao gồm 3 cấp bậc. Tại PwC và KPMG, cấp thứ nhất được gọi là Director.
Các Partner không tập trung vào vấn đề kỹ thuật hay các công việc thường ngày. Nhiệm vụ chính của họ là quản lý danh mục khách hàng. Đồng thời, họ cũng chịu trách nhiệm đưa ra định hướng, chiến lược cho mảng công việc mình phụ trách và soát xét hồ sơ kiểm toán trước khi công bố.
Ngoài ra, Partner cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý rất cao trong Big4 vì họ thường có vốn góp trong công ty và cùng chia sẻ lợi nhuận, rủi ro với công ty.
Bạn quan tâm >>> Vượt qua dễ dàng với bộ câu hỏi phỏng vấn kiểm toán
Bạn chỉ có thể trở thành nhân viên của Big4 khi đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:
Khi tìm hiểu Big4 là gì bạn sẽ thấy kiến thức chuyên môn là tiêu chí rất quan trọng khi bạn ứng tuyển vào những công ty này. Kiến thức chuyên môn không chỉ giúp bạn vượt qua kỳ thi của Big4 mà nó còn giúp bạn hoàn thành tốt công việc được giao.
Nếu dự định ứng tuyển vào Big4 thì bạn cần đảm bảo có điểm GPA từ khá trở nên. Đặc biệt, Deloitte và E&Y là hai công ty rất coi trọng kết quả học tập. PwC và KPMG không quá coi trọng điều này nhưng họ lại yêu cầu rất cao về khả năng tiếng Anh.
Hầu hết các công ty Big4 đều sử dụng tiếng Anh. Vì vậy, bạn phải thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để vượt qua vòng thi tuyển.
Bên cạnh đó thì kỹ năng tin học văn phòng cũng rất quan trọng để bạn trúng tuyển vào Big4. Bạn sẽ phải thành thạo các phần mềm như Word, Excel và Powerpoint.
Ngoài những tiêu chuẩn trên thì bạn cũng cần có các kỹ năng mềm và tố chất quan trọng sau:
- Giao tiếp tốt.
- Giỏi phản biện, phân tích, làm việc nhóm.
- Có tinh thần trách nhiệm.
- Chăm chỉ, kiên nhẫn.
- Chịu được áp lực công việc.
- Yêu thích việc học hỏi.
- Có ngoại hình, sức khỏe tốt.
Trong quá trình tìm hiểu Big4 là gì, Uptalent nhận ra rằng, nếu thế giới có Big4 kiểm toán thì tại Việt Nam lại có Big4 ngành ngân hàng.
Big4 ngân hàng tại Việt Nam bao gồm 4 tên tuổi mà hầu như ai cũng biết đến hay từng giao dịch. Đó là các ngân hàng BIDV, Agribank, Vietinbank và Vietcombank.
Trong đó:
- BIDV là doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước. Ngân hàng được công nhận là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam vào năm 2016. Đến hiện tại, BIDV đang có hợp tác kinh doanh với trên 800 ngân hàng trong nước và quốc tế.
- Agribank là ngân hàng thương mại có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam và cũng là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt.
- Vietinbank được tách ra từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam vào năm 1988. Đến nay, ngân hàng có 1 Sở giao dịch, 150 chi nhánh, 1.000 phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và có mối quan hệ hợp tác với trên 900 ngân hàng, tổ chức định chế tài chính tại 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Vietcombank là ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập năm 1963. Theo ghi nhận, đây là công ty có tổng lượng vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam.
Hy vọng bài viết này của Ms Uptalent đã giúp bạn hiểu rõ hơn Big4 là gì. Chúc bạn luôn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet