maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Tư Vấn Nghề Nghiệp

Bếp trưởng là ai? Nhiệm vụ, Mức lương và Sự nghiệp phát triển

Bếp trưởng là ai? Nhiệm vụ, Mức lương và Sự nghiệp phát triển

Trong ngành dịch vụ ẩm thực, điển hình như ngành dịch vụ khách sạn, vị trí Bếp trưởng được xem là trọng yếu của cả hệ thống phục vụ. Bài viết của Ms. Uptalent hôm nay sẽ cho chúng ta hiểu rõ Bếp trưởng là ai, tầm quan trọng thế nào trong ngành ẩm thực và con đường để trở thành một bếp trưởng sẽ cần chuẩn bị những gì. Chúng ta cùng theo dõi nhé!

MỤC LỤC:
1. Bếp trưởng là ai?
2. Tầm quan trọng của Bếp trưởng tại các đơn vị kinh doanh ẩm thực
3. Nhiệm vụ mỗi ngày mà Bếp trưởng phải đảm nhận
4. Mức lương của Bếp trưởng có cao không?
5. Gợi ý con đường trở thành Bếp trưởng tài năng

Tuyển dụng nhân sự cấp cao

1. Bếp trưởng là ai? 

Các đơn vị, tổ chức hoạt động kinh doanh ẩm thực như nhà hàng, khách sạn, quán ăn… đều phải có một bộ phận nấu nướng, chế biến món ăn ngon, chất lượng, an toàn. Và người đứng đầu bộ phận này không ai khác chính là Bếp trưởng.

Người đảm nhận vị trí Bếp trưởng được giao trọng trách quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động diễn ra tại bếp, bao gồm:

  • Nghiên cứu thực đơn, thống nhất công thức chế biến

  • Đặt mua nguyên liệu, kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước khi chế biến

  • Quản lý đầu bếp và các nhân sự tại bộ phận bếp

  • Bố trí lên món nhanh, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm

  • Đảm bảo an toàn không gian chế biến ẩm thực…

Những việc làm hấp dẫn

Trưởng Phòng Kinh Doanh (Đồ Gia Dụng)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng kỹ thuật, Bán hàng Đồ Gia dụng, Kinh doanh / Bán hàng

Kỹ Sư Nghiên Cứu Và Phát Triển

Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất , Nghiên cứu phát triển sản phẩm

Nhân Viên Kinh Doanh (Phân Phối, Thực Phẩm Đông Lạnh)

Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống

Nhân Viên Kinh Doanh (Phân Phối, Thực Phẩm Đông Lạnh)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống

Trưởng phòng Kế Toán - Tài Chính (Tiếng Trung)

Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Quản lý điều hành , Sản Xuất

Như vậy, ngoài năng lực nấu ăn giỏi, nắm vững công thức từng món ăn trên thực đơn của tổ chức nơi mình làm việc thì Bếp trưởng còn phải có năng lực lãnh đạo, quản lý giỏi thì mới có thể quán xuyến mọi khía cạnh hoạt động diễn ra liên tục với tốc độ cao trong không gian bếp.

2. Tầm quan trọng của Bếp trưởng tại các đơn vị kinh doanh ẩm thực 

Đã kinh doanh ẩm thực thì nhà đầu tư nào cũng quan tâm đến vị trí Bếp trưởng, thậm chí sẵn sàng chấp nhận những đề xuất của Bếp trưởng một cách nhanh chóng để có thể giữ chân họ ở lại làm việc. Nguyên nhân là vì tầm quan trọng của Bếp trưởng đối với các đơn vị kinh doanh ẩm thực khá là lớn:

2.1. Duy trì hoạt động ẩm thực liên tục

Ẩm thực là mảng kinh doanh chính của tổ chức, nếu không có bộ phận bếp thì không thể tạo ra sản phẩm phục vụ khách hàng, kinh doanh kiểm lợi nhuận được. Mà người đứng đầu bộ phận bếp lại chính là Bếp trưởng.

Bếp trưởng là ai

>>> Quan tâm: Giám đốc khách sạn: Công việc, Vai trò, Kỹ năng và Mức lương

2.2. Ổn định chất lượng món ăn

Cùng một món ăn nhưng có quán bán đắt, có quán lại bán ế, nguyên nhân chính là công thức chế biến món ăn đó của mỗi Bếp trưởng đều là độc quyền của riêng họ. Công thức này, chủ nhà hàng, khách sạn… cũng sẽ không biết được, vì vậy, một khi thực khách đã yêu thích khẩu vị của các món ăn thì tổ chức kinh doanh ẩm thực rất ngại thay Bếp trưởng.

2.3. Quy trình vận hành khoa học

Một người nấu ăn giỏi sẽ thu hút được nhiều thực khách đến thưởng thức, nhưng một bếp trưởng giỏi vừa thu hút được thực khách, vừa đảm bảo quy trình lên món phục vụ nhanh và chất lượng. Tình trạng trì trệ để khách phải chờ lâu, khiếu nại rồi bỏ sang quán đối thủ sẽ không xuất hiện.

2.4. An toàn vệ sinh thực phẩm

Đây chính là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư kinh doanh ẩm thực, bản thân nhà đầu tư có vốn, có mặt bằng nhưng xét về việc lựa chọn nguyên vật liệu chế biến và cách thức bảo quản an toàn nguyên vật liệu thì khó qua được Bếp trưởng.

2.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh ẩm thực

Cạnh tranh kinh doanh ẩm thực rất gay gắt vì thực khách ngày nay có quá nhiều sự lựa chọn, muốn giữ chân khách lâu dài thì cần phải nghiên cứu, cải tiến món mới phù hợp với định hướng kinh doanh của đơn vị. Trọng trách này chỉ có thể giao cho Bếp trưởng.

3. Nhiệm vụ mỗi ngày mà Bếp trưởng phải đảm nhận 

Bếp trưởng rất được coi trọng trong tổ chức kinh doanh ẩm thực, nhưng để có được vị thế này, những gì mà Bếp trưởng sẽ phải hoàn thành một lượng lớn nhiệm vụ công việc mỗi ngày. Cụ thể:

3.1. Quản lý, điều hành mọi hoạt động trong không gian bếp

Tiếp nhận kế hoạch cho bộ phận ẩm thực từ ban lãnh đạo

Họp giao ban, phổ biến kế hoạch chuẩn xác, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân bộ phận bếp

Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng món ăn

Trực tiếp quản lý kế hoạch chi tiêu mua, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu mỗi ngày

Giám sát, kiểm tra chất lượng món ăn do các đầu bếp dưới quyền thực hiện

Bếp trưởng trực tiếp chế biến món ăn có độ khó cao hoặc khi được khách hàng đặc biệt yêu cầu.

Nhiệm vụ bếp trưởng phải làm

3.2. Quản lý nhân sự bộ phận bếp

Sắp xếp, bố trí nhân sự bộ phận bếp khoa học

Phỏng vấn, tuyển dụng, đào tạo đầu bếp cho bộ phận

Trực tiếp hỗ trợ nhân viên bếp khắc phục sự cố trong quá trình làm việc

Thiết lập quy trình làm việc, nguyên tắc vệ sinh trước, trong và sau khi chế biến thức ăn với từng vị trí nhân sự

Đảm bảo sự công bằng, minh bạch về quyền lợi và trách nhiệm đối với các nhân viên bộ phận bếp

Đánh giá hiệu suất, đề bạt, khen thưởng nhân viên bếp…

3.3. Quản lý nguyên vật liệu đầu vào

Lên danh sách chi tiết các nguyên vật liệu đầu vào cần bổ sung theo từng giai đoạn

Kiểm kê chất lượng và hàng hóa trước khi lưu vào kho

Thường xuyên kiểm tra lượng hàng hóa, nguyên vật liệu tồn kho

Linh hoạt thực hiện các biện pháp bảo quản, chế biến và xử lý hàng tồn kho

Trực tiếp ra quyết định hủy hàng hóa, nguyên liệu không đảm bảo chất lượng khi cần thiết.

3.4. Quản lý công cụ dụng cụ bếp

Định kỳ kiểm kê tài sản, máy móc, công cụ dụng cụ tại bộ phận bếp

Đề xuất mua mới, thanh lý, sửa chữa… máy móc, thiết bị, công cụ dụng cụ

Hướng dẫn nhân viên cách thức sử dụng, vệ sinh và bảo quản công cụ dụng cụ bếp sao cho lâu bền, an toàn.

Theo dõi, đánh giá mức độ tuân thủ và ý thức bảo vệ tài sản tổ chức tại bộ phận bếp của nhân viên.

Lương bếp trưởng

>>> Tham khảo: Tất tần tật các vị trí trong khách sạn

3.5. Nghiên cứu, sáng tạo thực đơn

Tham mưu cải tiến thực đơn cho ban giám đốc

Trực tiếp nghiên cứu công thức, chuẩn hóa món ăn trước khi đưa vào thực đơn

Đào tạo, hướng dẫn quy cách chế biến món ăn mới cho đội ngũ đầu bếp

Trực tiếp kiểm tra chất lượng món ăn trước chuyển đến bàn ăn cho khách

Trực tiếp trò chuyện với thực khách để ghi nhận những đánh giá về món ăn, chủ động điều chỉnh để hoàn thiện công thức món ăn mới

3.6.  Thiết lập báo cáo

Báo cáo chi phí mua và đặt mua thực phẩm theo ngày / tháng, gửi bộ phận kế toán

Báo cáo kế hoạch làm việc của bộ phận bếp cùng các khoản chi phí cần giải ngân gửi ban giám đốc phê duyệt

Báo cáo giải trình những tình huống tiêu hủy hàng tồn kho, khách hàng phàn nàn chất lượng món ăn, lý do yêu cầu tăng ngân sách cho bộ phận bếp…

4. Mức lương của Bếp trưởng có cao không? 

Nhiệm vụ có liên quan trực tiếp đến sự phát triển thương hiệu ẩm thực của tổ chức nên với những đóng góp mà Bếp trưởng mang lại, mức lương họ nhận được luôn là niềm mơ ước của rất nhiều người.

Với quy mô kinh doanh ẩm thực nhỏ, lương của Bếp trưởng đã đạt mức 12 – 20 triệu đồng / tháng. Ở quy mô vừa và lớn thì mức lương cứng 30 – 50 triệu đồng/ tháng là chuyện bình thường. Ngoài ra, Bếp trưởng còn sở hữu những chính sách phúc lợi, trợ cấp, phụ cấp, khoản tiền thưởng (tip) từ khách hàng…

Những Bếp trưởng giàu kinh nghiệm, tay nghề cao được công nhận thông qua nhiều cuộc thi ẩm thực đình đám thì khi làm việc ở những khách sạn, nhà hàng cao cấp, họ còn được chia cổ phần, chính thức trở thành một cổ đông của doanh nghiệp. Nhìn chung, với vai trò quan trọng trong các tổ chức kinh doanh ẩm thực, Bếp trưởng rất được coi trọng nên ban giám đốc luôn sẵn sàng chấp nhận mức lương cao hợp lý để chiêu mộ nhân tài.

Con đường trở thành bếp trưởng

5. Gợi ý con đường trở thành Bếp trưởng tài năng 

Quyền lực, quyền lợi, giá trị thương hiệu cá nhân đều được tôn vinh ở mức “thượng thừa” chính là sức hút mạnh mẽ đến từ vị trí Bếp trưởng. Nếu bạn cũng mong muốn chinh phục vị trí này thì Ms. Uptalent sẽ gợi ý đến bạn những yếu tố cần tích lũy nhiều và nhanh:

5.1. Khách quan đánh giá bản thân

Nấu ăn là một môn nghệ thuật, trở thành Bếp trưởng chính là lúc bạn đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật đó. Do vậy, rất cần nơi bạn một sự đam mê và yêu thích với lĩnh vực này, vì chỉ có vậy, bạn mới có thể kiên định theo đuổi đến cùng con đường vinh quang nhưng cũng đầy chông gai.

5.2. Tích lũy kiến thức nấu ăn

Lựa chọn theo học một trường đào tạo nấu ăn chính quy, bằng cấp được công nhận rộng rãi sẽ là bước tiếp theo bạn cần thực hiện. Tùy theo vị trí Bếp trưởng mà bạn yêu thích, bạn có thể chọn các khóa nấu món Âu, Á, Nhật, Hàn… nhưng nếu bạn muốn làm việc ở các nhà hàng, khách sạn lớn thì kiến thức nấu ăn cần có sự đa dạng, kết hợp nhiều kỹ thuật nấu ăn, kèm theo năng lực ngoại ngữ giỏi thì cơ hội thành công sẽ cao hơn.

5.3. Tích lũy kinh nghiệm nấu ăn

Hãy bắt đầu từ những vị trí nhỏ như phụ bếp, đầu bếp rồi lên bếp chính để tích lũy dần cả kinh nghiệm chế biến món ăn phục vụ số lượng thực khách đông và kinh nghiệm quản lý bộ phận bếp tại nhiều quy mô tổ chức ẩm thực khác nhau.

5.4. Nâng cao kỹ năng lãnh đạo

Một khi đã trở thành Bếp trưởng, bạn sẽ không phải thường xuyên đứng bếp nấu, thay vào đó là quản lý, hướng dẫn và chịu trách nhiệm về công tác nấu nướng, chế biến của nhân sự cấp dưới. Do đó, năng lực lãnh đạo, quản lý đội nhóm rất quan trọng. Bạn có thể theo học các chứng chỉ ngắn hạn về quản lý bếp, tham gia các hội nhóm bếp trưởng để học hỏi kinh nghiệm; nếu có thể, bạn nên trải nghiệm thực tế tại những mô hình workshop dành cho bếp trưởng với nhiều tình huống giả lập.

5.5. Cập nhật xu hướng ẩm thực

Ngành ẩm thực đòi hỏi sự thay đổi, cải tiến liên tục, vì vậy, ứng viên phải tự tạo thói quen cập nhật xu hướng ẩm thực thế giới cho bản thân. Thử nghiệm chế biến và điều chỉnh lại công thức theo khẩu vị của đối tượng thực khách mà mình đang phục vụ.

5.6. Rèn luyện sức khỏe thường xuyên

Áp lực và nhịp độ làm việc của một Bếp trưởng rất căng thẳng, môi trường làm việc lại khá nóng, nhiều dầu mỡ mà độ chính xác vẫn phải luôn đảm bảo. Do đó, Bếp trưởng phải luôn duy trì một tinh thần thép khi làm việc, muốn vậy sức khỏe phải dẻo dai, duy trì rèn luyện thể thao mỗi ngày.

Trở thành một Bếp trưởng giỏi, bạn không chỉ kiếm thu nhập cao trong nước mà còn tìm thấy nhiều cơ hội làm việc và định cư tại nước ngoài. Với những thông tin Ms. Uptalent vừa chia sẻ, những bạn yêu thích công việc ẩm thực chắc hẳn đã có được định hướng phù hợp cho hành trình chinh phục vị trí Bếp trưởng theo điều kiện cụ thể của chính mình.

 

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam 

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.