maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc

Audit là gì? Tất tần tật về Audit – Kiểm toán

Audit là gì? Tất tần tật về Audit – Kiểm toán

Audit hay kiểm toán hiện giữ vai trò rất quan trọng đối với việc đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy của hệ thống tài chính doanh nghiệp. Bất kể doanh nghiệp có quy mô nhỏ hay lớn thì việc kiểm toán cũng đều rất cần thiết bởi nó giúp họ duy trì niềm tin và uy tín với các bên liên quan.

Trong bài viết này, Ms Uptalent sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Audit là gì và tất tần tật thông tin về nó. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!

MỤC LỤC:
1- Audit là gì?
2- Vai trò của kiểm toán là gì?
3- Các loại Audit
4- Phạm vi hoạt động của Audit là gì?
5- Tiêu chuẩn hành nghề Audit là gì?
6- Quy trình Audit
7- Lời kết

Tuyển dụng nhân sự cấp cao>>> Xem thêm: Việc làm Kiểm toán

1- Audit là gì? 

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về Audit chúng ta hãy xem qua khái niệm Audit là gì nhé!

Audit được hiểu là kiểm toán. Nó là một quá trình thu thập, đánh giá có hệ thống tất cả các bằng chứng liên quan những giao dịch, quy trình và hệ thống tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp.

Hoạt động kiểm toán phải được thực hiện bởi người có chuyên môn. Người này được gọi là kiểm toán viên. 

Khi nói đến Audit là gì người ta thường nhắc đến khái niệm về kế toán. Có thể nói, hai khía cạnh này luôn đi kèm với nhau. Chúng có liên quan trực trực tiếp với nhau và cùng bổ trợ cho nhau.

Cụ thể, kế toán sẽ làm công việc cung cấp thông tin tài chính của doanh nghiệp qua các báo cáo tài chính, trong khi đó kiểm toán viên có trách nhiệm xác minh tính trung thực của các báo cáo đó.

Vì vậy, bạn có thể hiểu đơn giản Audit chính quá trình thu thập, đánh giá những bằng chứng về thông tin tài chính do kế toán cung cấp nhằm xác minh tính chính xác và lập báo cáo về mức độ phù hợp giữa chúng với các chuẩn mực được công nhận.

Những việc làm hấp dẫn

Accounting Staff (Commercial)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

General Accountant (Logistics)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

Trưởng Phòng Tài Chính Kế Toán

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

Kế Toán Trưởng (Tiếng Trung)

Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Sản Xuất

Kỹ sư khối lượng QS

Hà nội Xây dựng

Mục tiêu hàng đầu của kiểm toán là cung cấp ý kiến độc lập, khách quan về báo cáo tài chính. Điều này khiến nó trở thành yếu tố có ảnh hưởng lớn đến những đối tượng có liên quan bao gồm doanh nghiệp được kiểm toán, nhà đầu tư bên ngoài và cơ quan nhà nước.

2- Vai trò của kiểm toán là gì? 

Có thể khẳng định kiểm toán có tầm quan trọng rất lớn đối với doanh nghiệp và những đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của họ.

Về cơ bản, kiểm toán có các vai trò chính sau:

2.1- Nâng cao độ tin cậy cho các báo cáo tài chính

Hoạt động audit đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng thu hút đầu tư hơn, các khoản vay được đảm bảo và niềm tin với các bên liên quan cũng được củng cố.

Đồng thời, thông qua kết quả kiểm toán, doanh nghiệp có thể xác định những khía cạnh, lĩnh vực cần phải cải thiện. Nhờ vậy, hiệu quả kinh doanh tổng thể được nâng cao hơn trước.

2.2- Đảm bảo tính toàn vẹn cho hệ thống kế toán, tài chính

Hiểu rõ bản chất Audit là gì cũng như vận dụng hợp lý sẽ giúp hệ thống kế toán của doanh nghiệp luôn tuân thủ đúng các quy tắc, chuẩn mực chung. 

Đồng thời, các giao dịch tài chính cũng được ghi nhận chính xác và các biện pháp kiểm soát nội bộ sẽ được thực hiện hiệu quả hơn nhằm bảo vệ tốt nhất tài sản tài chính của doanh nghiệp cũng như phòng ngừa các gian lận tài chính có thể xảy ra.

Audit là gì

>>> Bạn có thể xem thêm: Kiểm toán và những thông tin ít người biết

2.3- Nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thông qua việc thực hiện kiểm toán thường xuyên, doanh nghiệp có thể phát hiện kịp thời những điểm yếu, trục trặc trong hệ thống tài chính. Qua đó, họ sẽ có các giải pháp cải thiện, khắc phục cụ thể để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, kiểm toán còn là công cụ tư vấn quản lý vô cùng hữu hiệu. Bởi nó có thể giúp doanh nghiệp duy trì tính kỷ luật, sự tuân thủ để luôn phát triển đúng hướng và đồng bộ.

3- Các loại Audit 

Dựa vào hình thức tổ chức, Audit sẽ được phân thành 3 loại là kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ.

3.1- Kiểm toán nhà nước

Kiểm toán nhà nước là cơ quan chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước. Cơ quan này được thành lập và điều hành bởi Quốc hội. Đồng thời, nó hoạt động hoàn toàn độc lập và phải tuân thủ đúng các quy định của Pháp luật.

Mục tiêu của kiểm toán nhà nước là đảm bảo việc tuân thủ các quy định, chính sách và pháp luật hiện hành đối với các cơ quan, tổ chức sử dụng tiền, tài sản và ngân sách từ nhà nước.

Đồng thời, nó cũng tập trung kiểm tra việc sử dụng công quỹ, ngăn ngừa tình trạng gian lận, tham nhũng và đảm bảo việc tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định của chính phủ về quản lý tài chính.

3.2- Kiểm toán độc lập

Kiểm toán độc lập hay kiểm toán bên ngoài là hoạt động Audit được thực hiện bởi các công ty kiểm toán hay kế toán viên công chứng (CPA) dựa trên hợp đồng đã ký kết. Các đơn vị kiểm toán này là bên thứ ba, không có quan hệ với doanh nghiệp, tổ chức được kiểm toán.

Nhiệm vụ của kế toán độc lập là đưa ra ý kiến khách quan về tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính và thực hiện các công việc kiểm toán khác theo như hợp đồng kiểm toán đã ký.

Hoạt động kiểm toán độc lập là yêu cầu bắt buộc đối với các công ty niêm yết công khai trên sàn chứng khoán. Điều này nhằm đảm tính công bằng, minh bạch cho các bên tham gia đầu tư hay có ý định góp vốn.

3.3- Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ là hoạt động audit được tiến hành trong phạm vị nội bộ của doanh nghiệp hay tổ chức. Người thực hiện kiểm toán là những chuyên gia được lựa chọn bởi chính tổ chức đó.

Mục tiêu hàng đầu của kiểm toán nội bộ là đánh giá việc thực thi pháp luật, quy chế nội bộ; kiểm tra tính chính xác của hệ thống kế toán, quy trình quản lý rủi ro và kiểm soát chất lượng công việc, hiệu quả hoạt động của toàn doanh nghiệp.

Thông qua kết quả kiểm toán nội bộ, doanh nghiệp có thể xác định những điểm còn yếu kém, từ đó có biện pháp cải thiện cũng như đảm bảo các quy định, chính sách được thực hiện nghiêm túc.

Các loại audit

>>> Bạn có thể quan tâm: Kiểm toán là gì? Mô tả công việc của một kiểm toán

4- Phạm vi hoạt động của Audit là gì? 

Tùy thuộc vào từng loại kiểm toán mà phạm vi hoạt động sẽ khác nhau. Cụ thể:

4.1- Phạm vi của kiểm toán Nhà nước

Kiểm toán nhà nước chủ yếu tập trung vào các vấn đề liên quan đến tuân thủ pháp luật, quy định và chính sách dùng trong các tổ chức công.

Mục tiêu của kiểm toán nhà nước là đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng công quỹ, đánh giá mức độ hiệu quả các chương trình do chính phủ triển khai và giám sát việc tuân thủ pháp lý của các cơ quan, đoàn thể thuộc quyền quản lý của nhà nước.

Kiểm toán viên nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá toàn bộ các hồ sơ, quy trình và thủ tục tài chính của từng tổ chức để phát hiện các trường hợp gian lận, lãng phí hay quản lý thiếu hiệu quả.

4.2- Phạm vi của kiểm toán độc lập

Kiểm toán độc lập tập trung vào việc kiểm tra, đánh giá tính chính xác, phù hợp của báo cáo tài chính và các bản thuyết minh liên quan khác. Họ làm việc dựa trên hợp đồng đã ký với doanh nghiệp.

Các kiểm toán viên độc lập sẽ căn cứ vào kết quả kiểm tra để đưa ra đánh giá khách quan nhất đối với tính chính xác và sự tuân thủ của hệ thống tài chính.

Đồng thời, họ cũng đánh giá vấn đề tuân thủ chuẩn mực, chế độ kế toán của doanh nghiệp, kiểm tra mức độ tin cậy của báo cáo tài chính và phát hiện bất cứ sai sót hoặc điểm bất thường nghiêm trọng nào có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp.

4.3- Phạm vi của kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ tập trung chủ yếu vào việc đánh giá các vấn đề có liên quan đến cơ chế kiểm soát nội bộ, quy trình quản lý rủi ro và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Hoạt động kiểm toán nội bộ bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như quản trị tài chính, vận hành, tuân thủ hay công nghệ thông tin,…

Ngày nay, kiểm toán nội bộ rất được chú trọng bởi nó có thể giúp doanh nghiệp tự mình đánh giá hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như phát hiện kịp thời các nguy cơ rủi ro. 

Bên cạnh đó, nó còn cung cấp cho doanh nghiệp những lời khuyên, hướng đi cần thiết và cũng là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp cải thiện, phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn.

5- Tiêu chuẩn hành nghề Audit là gì? 

Như đã nói, người làm nghề kiểm toán bắt buộc phải là những chuyên gia lành nghề. Những chuyên gia này được gọi bằng cái tên “Kiểm toán viên”.

Để được công nhận là một kiểm toán viên, bạn cần đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:

“- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;

- Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.”

** Các tiêu chuẩn này được quy định rất rõ ràng tại Điều 14 Luật Kiểm toán độc lập 2011. Nếu muốn tìm hiểu thêm bạn có thể tự mình tra cứu.

Ngoài ra, một cá nhân cũng có thể được công nhận là kiểm toán viên khi sở hữu chứng chỉ nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận, thi đậu kỳ thi sát hạch pháp luật Việt Nam bằng tiếng Việt và đáp ứng được các tiêu chuẩn trên đây.

Tiêu chuẩn hành nghề Audit là gì

>>> Bạn có thể tham khảo: Khó khăn của nghề kiểm toán

6- Quy trình Audit 

Tại mục khái niệm Audit là gì, Uptalent có nói kiểm toán là một quá trình có hệ thống. Vậy quá trình này diễn ra cụ thể như thế nào?

Về cơ bản, quy trình kiểm toán tiêu chuẩn sẽ trải qua các bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin

Đây là bước đầu tiên của quy trình kiểm toán. Tại bước này, kiểm toán viên có trách nhiệm thu thập tất cả thông tin, hồ sơ có liên quan đến công tác tài chính như hóa đơn, biên lai, báo cáo ngân hàng cùng các tài liệu bổ sung khác.

Các thông tin thu thập trong bước này sẽ là nền tảng cơ sở quan trọng để kiểm toán viên thực hiện việc phân tích, đánh giá và đưa ra báo cáo sau cùng.

Bước 2: Phân tích và kết luận

Sau khi đã thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết, kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết toàn bộ các hồ sơ tài chính.

Đồng thời, họ cũng xác minh tính chính xác của báo cáo tài chính và các giao dịch nhằm xác định điểm bất thường hoặc những yếu tố sai lệch.

Dựa vào kết quả phân tích, kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận về tình hình tài chính và sự tuân thủ của doanh nghiệp đối với các quy định liên quan. Bên cạnh đó, họ cũng đưa ra các đề xuất, kiến nghị giúp doanh nghiệp cải thiện hệ thống tài chính.

7- Lời kết 

Có thể thấy, kiểm toán giữ vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức. Thêm vào đó, sự phát triển không ngừng của nền kinh tế cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn nữa đối với công tác kiểm toán.

Như vậy, Ms Uptalent vừa giúp bạn tìm hiểu Audit là gì cũng như cung cấp cho bạn tất tần tật thông tin cần thiết về lĩnh vực Kiểm toán. Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện nhất về ngành Kiểm toán cũng như tầm quan trọng của nó. Chúc bạn thành công!

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.