- 420k
- 1k
- 870
Hiện tại có rất nhiều phương pháp quản lý đội nhóm khác nhau. Trong đó, phương pháp nổi bật hơn hết chính là Agile.
Vậy Agile là gì? Nội dung của phương pháp này như thế nào? Làm sao ứng dụng Agile? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu tất cả những điều này qua bài viết sau đây của Ms Uptalent nhé!
MỤC LỤC:
1- Agile là gì?
2- Lợi ích, vai trò của mô hình Agile là gì?
3- Chi tiết mô hình Agile
4- Ứng dụng mô hình Agile như thế nào?
5- Ví dụ cụ thể về mô hình Agile
6- Lời kết
>>> Xem thêm: Việc làm Sản xuất
Agile là viết tắt của Agile Software Development. Nó được định nghĩa là một phương thức phát triển phần mềm linh hoạt.
Mô hình Agile thường được ứng dụng vào quy trình phát triển phần mềm nhằm đẩy nhanh thời gian hoàn thành sản phẩm và giao đến tay người dùng sớm nhất.
Tuy nhiều nơi định nghĩa Agile là một phương pháp nhưng thực chất nó lại giống một phương pháp luận, một triết lý hơn. Nền tảng của triết lý Agile dựa trên nguyên tắc phân đoạn vòng lặp (iterative) và tăng trưởng (incremental).
Khái niệm Agile được nhắc tới lần đầu tiên bởi William Royce vào thập niên 70 của thế kỷ 20. Đến năm 2001, 17 nhà phát triển phần mềm đã chính thức cho xuất bản tuyên ngôn của Agile.
Nội dung của tuyên ngôn Agile thể hiện 4 giá trị và 12 nguyên tắc hướng dẫn cách tiếp cận và tập trung vào con người để phát triển phần mềm.
Agile xuất phát từ ngành công nghệ nhưng hiện tại nó đã trở thành một trong những phương pháp được doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề khác nhau sử dụng để cải tiến cách làm việc, quản lý dự án và quản trị doanh nghiệp.
Agile có thể mang tới nhiều lợi ích khác nhau tùy theo nhu cầu và cách thức áp dụng của từng nhóm, từng tổ chức. Tuy nhiên, có 6 lợi ích phổ biến mà hầu hết những người sử dụng mô hình này đều có thể nhận được.
Mô hình Agile đưa khách hàng tham gia vào quy trình lặp và rất xem trọng ý kiến của họ. Bởi vậy, sản phẩm sau cùng luôn đảm bảo được sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Từ đó, trải nghiệm người dùng được cải thiện và gia tăng khả năng giữ chân khách hàng.
Phương pháp Agile sử dụng cách tiếp cận lặp đi lặp lại để quản lý, kiểm soát dự án. Điều này có nghĩa là các quy trình sẽ lặp lại sau một khoảng thời gian nhằm tạo ra những bước cải tiến nhất định.
Nhờ có nguyên tắc tập trung vào việc cải tiến và kiểm soát chất lượng này mà Agile có thể giúp doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm có chất lượng ngày càng tốt.
Một trong những điểm nổi bật của Agile là tính linh hoạt. Điều này giúp bạn có thể nhanh nhạy thực hiện những thay đổi ngay cả trong giai đoạn cuối mà không phải lo ngại việc bị gián đoạn.
Các công việc, hoạt động trong một dự án không được định sẵn từ trước nên bạn dễ dàng đánh giá lại tình hình thực tế và có điều chỉnh cần thiết để phù hợp với những mục tiêu vừa mới xác lập.
Ngoài ra, khả năng thích ứng nhanh còn giúp bạn quản lý hiệu quả những thay đổi về yêu cầu của khách hàng và có thể đảm bảo tính nhất quán trong quá trình thực hiện công việc.
>>> Bạn có thể xem thêm: Six Sigma là gì? Chi tiết về và tính ứng dụng của mô hình Six Sigma
Agile cho phép trưởng nhóm dễ dàng đo lường hiệu suất và phân bổ nguồn lực phù hợp trong khoảng thời gian cố định. Đồng thời, họ cũng nhờ vào sự đơn giản hóa mà ước tính chi phí một cách hiệu quả.
Mô hình Agile ưu tiên việc tương tác trực tiếp và giao tiếp liên tục giữa các thành viên trong nhóm. Điều này đảm bảo mọi người luôn cộng tác chặt chẽ với nhau trong cùng một hoạt động và hướng đến cùng một mục tiêu.
Việc thường xuyên tương tác giữa các thành viên trong nhóm còn có lợi ích khác là giúp loại bỏ những sai lầm tiềm ẩn. Từ đó họ dễ dàng đạt được thành công khi thực hiện dự án.
Hiểu đúng Agile là gì và áp dụng nó vào quá trình quản lý có thể giúp nhà lãnh đạo có tầm nhìn sâu hơn và dễ dàng phát hiện các rủi ro tiềm ẩn. Nhờ vậy, họ sẽ giải quyết chúng ngay từ sớm, tránh phát sinh hệ quả nghiêm trọng và mang lại cơ hội thành công cao hơn cho dự án.
Khi tìm hiểu Agile là gì bạn sẽ thấy nó không được định nghĩa là một phương pháp cụ thể. Thay vào đó, nó bao gồm nhiều phương pháp tuân theo các tiêu chí nhất định.
Theo thống kê hiện có 13 phương pháp họ Agile đang được sử dụng. Trong đó, Scrum là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Hoặc có nhiều doanh nghiệp lại chọn kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
Về cơ bản thì phương pháp quản lý theo Agile sẽ dựa trên 4 giá trị và 12 nguyên tắc. Các nội dung này được thể hiện rất rõ ràng trong tuyên ngôn Agile năm 2001.
Chi tiết 4 giá trị và 12 nguyên tắc của Agile như sau:
Agile đề cao 4 giá trị sau đây:
Cá nhân và sự tương tác quan trọng hơn quy trình và công cụ
Thông thường mọi người sẽ coi trọng quy trình và công cụ. Tuy nhiên, phương pháp Agile đặt trọng tâm vào yếu tố con người và sự tương tác, hỗ trợ giữa các thành viên trong một nhóm. Theo đó, những thành viên có năng lực, sẵn sàng hỗ trợ các thành viên khác sẽ tạo nên thành công lớn cho dự án.
Hoàn thành sản phẩm quan trọng hơn việc sa lầy vào các hồ sơ, tài liệu
Theo Agile, cốt lõi của một dự án là hoàn thành sản phẩm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. Điều này có nghĩa là nhóm phát triển sản phẩm cần tập trung thời gian vào việc tạo ra sản phẩm thay vì lên kế hoạch, soạn thảo tài liệu.
Duy trì việc liên hệ với khách hàng trong suốt quá trình thực hiện dự án
Thay vì chỉ căn cứ vào các điều khoản trên hợp đồng thì Agile khuyến khích việc hợp tác chặt chẽ với khách hàng để hiểu rõ nhu cầu của họ và có những điều chỉnh cần thiết về sản phẩm.
Ứng phó với những thay đổi thay vì bám sát kế hoạch
Trong mô hình Agile, việc thích ứng với những thay đổi được chú trọng hơn là tuân theo một bản kế hoạch không còn phù hợp.
>>> Bạn có thể quan tâm: SCOR là gì? Ứng dụng mô hình SCOR trong quản lý chuỗi cung ứng
Tuyên ngôn Agile đề cập đến 12 nguyên tắc sau đây:
- Ưu tiên hàng đầu là làm hài lòng khách hàng bằng cách giao hàng sớm và cung cấp những sản phẩm giá trị.
- Khuyến khích sự thay đổi các yêu cầu cho dù điều này phát sinh vào những phút cuối của quá trình phát triển.
- Cung cấp cho khách hàng phần mềm có thể hoạt động thường xuyên.
- Nhà kinh doanh và người phát triển phần mềm cần làm việc thường xuyên với nhau trong suốt dự án.
- Phát triển dự án dựa trên những cá nhân có động lực. Đồng thời còn phải đảm bảo cung cấp cho họ môi trường, sự tin tưởng và những hỗ trợ cần thiết giúp họ hoàn thành công việc.
- Trò chuyện trực tiếp là phương pháp hiệu quả nhất để truyền tải thông tin trong nhóm.
- Một phần mềm hoạt động tốt chính là thước đo tiến độ tốt nhất.
- Duy trì sự phát triển liên tục và bền vững.
- Chú trọng việc cải tiến thiết kế và kỹ thuật nhằm nâng cao tính linh hoạt.
- Đề cao sự đơn giản nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong việc tối đa hóa khối lượng công việc chưa làm xong.
- Các nhóm tự tổ chức tạo nên những kiến trúc, yêu cầu và thiết kế tốt nhất.
- Thích ứng với những thay đổi và điều chỉnh khi cần thiết.
Agile hướng đến việc tạo ra các chu kỳ phát triển ngắn hơn và tạo ra nhiều sản phẩm hơn so với các phương pháp quản lý truyền thống.
Với chu kỳ phát triển ngắn, nhà quản lý có thể thực hiện các thay đổi về yêu cầu của khách hàng một cách dễ dàng hơn.
Nếu bạn dự định ứng dụng mô hình này vào doanh nghiệp thì việc hiểu rõ bản chất của Agile là gì và thực hiện đúng các bước cần thiết rất quan trọng.
Sau đây là các bước trong phương pháp Agile:
>>> Quan tâm thêm: 5S là gì? Ứng dụng phương pháp 5S trong doanh nghiệp
Trước khi bắt tay thực hiện bất cứ dự án hay hoạt động nào bạn cũng cần lên kế hoạch cụ thể. Những điều bạn cần xác định trong kế hoạch gồm có mục tiêu cần đạt được, giá trị doanh nghiệp và khách hàng mong muốn, phương thức hoàn thành mục tiêu.
Lộ trình sản phẩm thể hiện các tính năng cần có ở sản phẩm sau cùng. Việc xây dựng lộ trình được xem là công việc quan trọng vì bạn sẽ phải thiết lập từng tính năng riêng lẻ trong mỗi công đoạn cụ thể khi áp dụng Agile.
Trong phương pháp Waterfall, bạn cần có một ngày phát hành riêng sau khi hoàn thành sản phẩm. Tuy nhiên, với mô hình Agile, quá trình phát triển được chia thành nhiều chu kỳ ngắn và bạn cần cho phát hành các tính năng vào cuối mỗi chu kỳ.
Trước khi triển khai dự án, bạn sẽ phải lên kế hoạch phát hành tính năng. Vào đầu mỗi chu kỳ, bạn sẽ phải đánh giá lại kế hoạch phát hành tính năng đó.
Việc này cần được thực hiện trước khi bắt đầu mỗi một chu kỳ phát triển. Mục tiêu của bước này là xác định công việc của mỗi thành viên, phương thức thực hiện và đánh giá mức độ phù hợp của khối lượng nhiệm vụ cần hoàn thành.
Điều quan trọng nhất khi lập kế hoạch sprint là bạn phải đảm bảo công việc được phân chia đồng đều giữa các thành viên nhằm đảm bảo khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người khi vào giai đoạn nước rút.
Nhằm đảm bảo khả năng hoàn thành công việc của mỗi thành viên và xác định xem có cần điều chỉnh điều gì hay không thì bạn cần tổ chức các cuộc họp mỗi ngày.
Nội dung trong cuộc họp sẽ tóm lược những công việc đã hoàn thành ngày hôm trước và những gì cần làm trong ngày hôm nay.
Những cuộc họp này nên tổ chức ngắn gọn và tập trung vào những việc đã làm, cần làm chứ không phải là cơ hội để thảo luận các tin tức ngoài lề.
Sau khi hoàn thành mỗi sprint, bạn nên tổ chức cuộc họp với các bên liên quan để công bố sản phẩm hoàn thành và thảo luận thêm về các vấn đề phát sinh.
>>> Tham khảo thêm: Lean là gì? Tất tần tật thông tin về mô hình Lean
Để hiểu rõ hơn Agile là gì bạn có thể tham khảo một số ví dụ thực tế về nó sau đây:
Zara đã ứng dụng mô hình Agile vào chuỗi cung ứng nhằm nắm bắt nhanh các xu hướng thời trang và nâng cao tốc độ sản xuất, phân phối các sản phẩm mới đến cửa hàng.
Amazon đã ứng dụng Agile để rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Cụ thể, họ đã tập trung vào việc giảm thiểu thời gian xử lý đơn hàng nhằm mang sản phẩm tới tay khách hàng nhanh nhất.
Toyota đã sử dụng Agile để nhanh chóng đáp ứng sự thay đổi nhu cầu của khách hàng. Bằng cách áp dụng Agile, họ có thể dễ dàng điều chỉnh quá trình sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm phù hợp nhất, giảm lãng phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bộ phận kinh doanh và IT của Montreal đã bắt tay với nhau để tạo ra sản phẩm liên chức năng phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Kết quả đạt được là ngân hàng này hiện đẩy mạnh việc tư duy theo hướng quản trị hiệu suất trên phương diện đội nhóm hơn là cá nhân.
Agile không phải là phương pháp quản lý duy nhất nhưng với những lợi to lớn từ việc áp dụng nó thì không quá khó hiểu khi ngày càng có nhiều tổ chức, đội nhóm ưu tiên sử dụng phương pháp này.
Điểm nổi bật của Agile là khả năng làm thay đổi tư duy của người sử dụng. Nó cũng khuyến khích mọi người làm việc cùng nhau nhiều hơn để có thể linh hoạt ứng phó với những thay đổi.
Bên cạnh đó, Agile cũng cung cấp cho bạn một quy trình làm việc hợp lý với khả năng thích ứng nhanh chóng.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Ms Uptalent đã giúp bạn hiểu được Agile là gì. Từ đó, bạn có thể dễ dàng ứng dụng mô hình này một cách hiệu quả cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!
---------------------------------------------------------
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet