maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Kỹ Năng Làm Việc

9 kỹ năng của một Business Analyst

9 kỹ năng của một Business Analyst

Sau khi cùng thảo luận về Business Analyst là gì và Học gì để trở thành một Business Analyst thì Uptalent nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn gửi về. Trong số đó có câu hỏi sau: Làm Business Analyst cần có những kỹ năng nào?

Do đó, trong bài viết hôm nay, Ms Uptalent sẽ giúp các bạn khám phá xem các kỹ năng cần có của một Business Analyst là gì nhé!

Sau một hồi “quay cuồng” tra cứu, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng, Uptalent “đúc kết” ra được rằng, có 9 kỹ năng của một Business Analyst mà bạn cần phải nắm vững và phải “siêu thành thạo”. Đó đều là những kỹ năng “thần thánh” giúp bạn “thảnh thơi” hoàn thành tốt nhất vai trò của một Business Analyst.

Việc làm lương cao
Xem thêm >>> Việc làm IT

1- Kỹ năng giao tiếp

Bản chất công việc của một Business Analyst đòi hỏi bạn phải tương tác, thảo luận công việc với rất nhiều người. Đó có thể là những người trong nội bộ doanh nghiệp (cấp trên, đồng nghiệp, team dự án), hoặc là người bên ngoài doanh nghiệp (khách hàng, đối tác, người sử dụng). Cho dù đối tượng cần tương tác là ai đi nữa, thì với khả năng giao tiếp mạch lạc, thuần thục bạn sẽ “dễ dàng” tạo được thiện cảm với đối phương.

Khả năng giao tiếp tốt bằng văn bản và lời nói là yếu tố thiết yếu giúp bạn trình bày dự án một cách rõ ràng và chi tiết nhất. Nhờ vậy mà góp phần tạo nên thành công “mỹ mãn” cho mỗi một dự án bạn tham gia.

Kỹ năng của Business Analyst

2- Kỹ năng công nghệ

Cuộc sống hiện đại ngày nay gắn liền với công nghệ. Trong khi đó nhiệm vụ quan trọng nhất của một Business Analyst là phải tìm ra các giải pháp kinh doanh hữu hiệu cho doanh nghiệp. Vì vậy am hiểu công nghệ trở thành yếu tố quan trọng giúp bạn “thuận lợi” tìm ra các giải pháp tối ưu nhất.

Không chỉ tìm hiểu những công nghệ mới nhất mà bạn còn phải nắm bắt được những kết quả sẽ thu được khi sử dụng các công nghệ đó. Hơn nữa, am hiểu công nghệ và kinh doanh còn giúp Business Analyst góp phần tạo dựng “sự tôn trọng” và “cảm giác tự tin” giữa người dùng và nền tảng công nghệ thông tin.

3- Kỹ năng phân tích

Để đảm bảo hiểu đúng yêu cầu của khách hàng và truyền đạt chính xác những thông tin đó cho team dự án, bạn cần có kỹ năng phân tích “xuất sắc”. Mặt khác nhờ có kỹ năng phân tích mà bạn có thể nhẹ nhàng “lướt” qua những thao tác phân tích số liệu, các kết quả khảo sát và quy trình làm việc. Từ đó nhanh chóng xác định đúng biện pháp xử lý để khắc phục triệt để các vấn đề phát sinh. Nói chung, sở hữu kỹ năng phân tích “mạnh mẽ” là biểu hiện của một Business Analyst thành công.

4- Kỹ năng xử lý vấn đề

Những việc làm hấp dẫn

Chief Financial Officer

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Quản lý điều hành

Math and Science Teachers

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Giáo dục/Đào tạo/Thư viện

Trưởng Phòng Chất Lượng

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử, QA/QC

Giám Sát Phòng Thí Nghiệm (Tiếng Trung)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Sản Xuất , QA/QC, Nghiên cứu phát triển sản phẩm

Cũng như hầu hết các nghề nghiệp khác trong lĩnh vực IT, công việc của Business Analyst cũng ẩn chứa những “biến đổi” không ngừng. Trong quá trình phát triển các giải pháp kinh doanh cho khách hàng, không ai có thể khẳng định 100% về vấn đề nào đó. Mọi việc luôn có “biến số”. Vì vậy, để thành công với nghề Business Analyst, bạn phải sở hữu kỹ năng xử lý vấn đề “siêu tốt” để có thể nhanh chóng giải quyết mọi việc ổn thỏa. Từ đó từng bước mang lại thành công cho các dự án.

Kỹ năng xử lý vấn đề của Business Analyst
>>>> Xem thêm: Mức lương của một Business Analyst là bao nhiêu?

5- Kỹ năng ra quyết định

Là một Business Analyst, bạn sẽ đảm nhiệm vai trò của một người tư vấn về quản lý và cố vấn cho các lập trình viên. Do đó bạn cần có một kỹ năng quan trọng khác, đó là kỹ năng ra quyết định. 

Nhờ có kỹ năng ra quyết định mà bạn có thể đưa ra ý kiến và phương hướng xử lý “đúng đắn” cho các vấn đề quan trọng liên quan đến hoạt động kinh doanh và khả năng “tồn tại” của doanh nghiệp. Bạn cũng sẽ đánh giá vấn đề chính xác hơn, nắm bắt nhanh nhạy các cơ hội đầu tư tiềm năng và có cách thức xử lý “hợp lý”, “hài hòa” về mặt lợi ích với các bên liên quan.

6- Kỹ năng quản lý dự án

Để một dự án vận hành thông suốt, người làm Business Analyst sẽ phải thực hiện rất nhiều công việc khác nhau, chẳng hạn như: lập kế hoạch dự án, dự báo ngân sách, lãnh đạo nhân viên, tuân thủ tiến độ dự án,… Với khối lượng công việc lớn và có sự liên đới chặt chẽ nên đòi hỏi bạn phải có kỹ năng quản lý để có thể hoàn thành dự án với kết quả tốt nhất.

Nếu không có khả năng quản lý dự án tốt, bạn sẽ “chơi vơi” trong “biển” công việc. Thậm chí làm hoài mà không hết việc. Tệ hơn là làm bao nhiêu việc mà dự án chẳng mấy tiến triển, kết quả nhận được thì “be bét”. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn thấy bản thân mình rơi vào tình huống “tệ hại” như vậy đâu?

Business Analyst Skills

7- Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Trong vai trò của một Business Analyst, bạn sẽ phải vận dụng kiến thức của mình để phân tích yêu cầu của khách hàng, tư vấn giải pháp cho họ và hiện thực hóa giải pháp đó. Thế nhưng không phải lúc nào khách hàng cũng đồng ý với những gì bạn nói. Lúc này điểm mấu chốt là bạn phải làm sao để giúp khách hàng hiểu đúng và phải làm sao để “thuyết phục” họ tin tưởng vào giải pháp bạn đề xuất.

Với rất nhiều người, kỹ năng đàm phán và thuyết phục thực rất khó để làm chủ. Nhưng bạn đâu thể vì nó khó mà bỏ qua đúng không nào. Hơn nữa, kỹ năng này không chỉ quan trọng vì bạn là Business Analyst, mà trong những công việc bình thường như phân chia công việc hay tranh luận trong cuộc họp với team, bạn đã rất cần đến nó rồi. 

8- Kỹ năng xây dựng mối quan hệ

Trong mỗi dự án, Business Analyst sẽ phải làm việc với rất nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy “giỏi” xây dựng các mối quan hệ sẽ giúp bạn có được sự tín nhiệm từ các bên liên quan. Từ đó tạo ra ảnh hưởng có tính quyết định đối với kết quả hoàn thành của dự án.

Mặt khác, có mối quan hệ tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp công việc giữa các bên, thông tin được chia sẻ tốt hơn. Nếu bạn có phạm sai lầm đi nữa, thì có mối quan hệ tốt cũng giúp bạn thoát khỏi tình thế khó khăn. 

Business Analyst
>>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm việc làm IT lương cao

9- Có kiến thức ngành và nghiệp vụ cần thiết

Khi tiến hành phân tích yêu cầu của khách hàng đòi hỏi bạn phải am hiểu kiến thức ngành và nghiệp vụ có liên quan để có thể đưa ra giải pháp phù hợp và đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Nếu bạn có kiến thức cần thiết cho dự án đang triển khai thì quá tốt. Còn nếu không có, bạn có thể tham gia các khóa học ngắn hạn để bổ sung cho mình những kiến thức đó.

Tóm lại, để trở thành một Business Analyst, bên cạnh kiến thức chuyên môn vững vàng, bạn còn phải chú ý rèn luyện những kỹ năng cần thiết, đặc biệt là 9 kỹ năng của một Business Analyst kể trên. Đồng thời, bạn cũng nên lấy thêm các chứng chỉ Business Analysts để có thêm nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp và gia tăng lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển. Chúc các bạn thành công!

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người
------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.