maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
QUẢN TRỊ

8 dấu hiệu bạn pass thử việc

8 dấu hiệu bạn pass thử việc

Vượt qua vòng phỏng vấn và nhận được thư mời nhận việc chưa đủ chắc chắn cho việc trở thành nhân viên chính thức, bởi lẽ giai đoạn thử việc tiếp theo mới là yếu tố quyết định. Thường phải đến cuối đợt thử việc bạn mới biết được kết quả, tuy nhiên, nếu trong quá trình này, bạn đã có đủ 8 dấu hiệu pass thử việc mà Ms. Uptalent sắp chia sẻ thì bạn có thể an tâm chuẩn bị cho việc ký hợp đồng chính thức rồi đó.

MỤC LỤC:
1. Thử việc là gì?
2. Tầm quan trọng của quá trình thử việc
2.1. Kiểm chứng giá trị
2.2. Hạn chế rủi ro khi hợp tác
2.3. Định hướng đầu tư, phát triển kỹ năng
2.4. Quyết định ký hợp đồng chính thức
3. Danh sách 8 dấu hiệu bạn pass thử việc

Việc làm Marketing

1. Thử việc là gì? 

Thử việc (Probation) là giai đoạn đầu tiên mà ứng viên trúng tuyển tiếp cận công việc thực tế tại doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, cả nhà tuyển dụng và ứng viên trúng tuyển sẽ cùng quan sát, trải nghiệm và đánh giá mức độ phù hợp của đối phương đối với những kỳ vọng mà mỗi bên đặt ra.

Tùy theo tính chất công việc mà thời gian thử việc có thể kéo dài từ 1 – 3 tháng, mức lương ứng viên nhận trong giai đoạn này tối thiểu sẽ bằng 85% mức lương chính thức đã thỏa thuận với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn. Đôi bên cũng sẽ ký “Hợp đồng thử việc” với những điều khoản về quyền và trách nhiệm của từng bên, đảm bảo sự công bằng và minh bạch cho cả hai trong quá trình trải nghiệm hợp tác làm việc.

2. Tầm quan trọng của quá trình thử việc 

Đại đa số các doanh nghiệp đều áp dụng giai đoạn thử việc khi tuyển dụng nhân sự mới vì thông qua giai đoạn này, nhà tuyển dụng và ứng viên trúng tuyển sẽ hiểu rõ nhau hơn:

2.1. Kiểm chứng giá trị 

Doanh nghiệp đánh giá được năng lực làm việc thực tế, khả năng tiếp thu kiến thức vận hành đặc thù của tổ chức và khả năng thích ứng môi trường làm việc của ứng viên.

Ứng viên trúng tuyển thể hiện được năng lực chuyên môn cá nhân, đồng thời nhận định những giá trị mà doanh nghiệp mang lại có đúng như thỏa thuận không, có đáp ứng mong muốn công việc mà ứng viên đang tìm kiếm không.

2.2. Hạn chế rủi ro khi hợp tác 

Doanh nghiệp có thể lựa chọn lại một ứng viên khác phù hợp hơn nếu ứng viên trúng tuyển không đáp ứng tốt những mong đợi từ phía tổ chức. Việc kết thúc hợp tác trong giai đoạn thử việc đơn giản hơn nhiều so với khi đã ký hợp đồng chính thức.

Ứng viên trúng tuyển cũng có thể kết thúc thử việc tại bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn này mà không phải bồi thường những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp trong thời gian thử việc. Vì thử việc là làm quen việc thực tế nên sai sót có thể xảy ra, ứng viên cần lưu tâm nội dung này trong hợp đồng thử việc.
hợp tác

Xem thêm tại>>>Nhân viên thử việc có những dấu hiệu sau, nên cho nghỉ sớm

2.3. Định hướng đầu tư, phát triển kỹ năng 

Những việc làm hấp dẫn

Digital Marketing Leader (Ecommerce)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Thương Mại Điện Tử

Marketing Manager (B2B, Real Estate)

Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh Bất động sản, Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

E-Commerce Manager (FMCG)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Bán hàng Đồ Gia dụng, Thương Mại Điện Tử

Business Development Manager (FMCG)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Bán hàng Đồ Gia dụng, Bán hàng (Khác)

Financial Specialist

Hồ Chí Minh Quảng cáo/Khuyến mãi/PR

Doanh nghiệp hiểu rõ thực tế rất khó tuyển một ứng viên tương thích tất cả những tiêu chuẩn cần thiết với mức lương mà tổ chức đưa ra. Vì vậy, thời gian thử việc sẽ là lúc họ quan sát và tìm ra một vài tố chất mà ứng viên còn thiếu để có hướng bồi dưỡng hợp lý ngay trong quá trình thử việc.

Ứng viên trúng tuyển cũng hiểu rõ mỗi doanh nghiệp dù cùng ngành nghề mà họ đã có kinh nghiệm đi chăng nữa thì vẫn có những nét đặc thù riêng. Thời gian thử việc chính là lúc họ phải nỗ lực để tiếp thu nhanh những đặc thù riêng đó, phát triển tốt kỹ năng phục vụ công việc sau này.

2.4. Quyết định ký hợp đồng chính thức 

Doanh nghiệp có thể yêu cầu ứng viên kéo dài thời gian thử việc để đánh giá thêm năng lực của ứng viên nếu thời gian thử việc thỏa thuận trước đó, kết quả chưa thật sự phù hợp. Việc ký hợp đồng chính thức cũng vì vậy sẽ hoãn lại.

Ứng viên trúng tuyển phần nào đánh giá được công việc thực tế sau khi thử việc, qua đó đánh giá liệu tổ chức có phù hợp với mình không, liệu những thỏa thuận khi phỏng vấn có tương xứng với giá trị mà bản thân sẽ phải cống hiến không. Nếu “có” thì bạn an tâm ký hợp đồng, nếu “chưa” thì có thể thỏa thuận lại hoặc tìm kiếm một nơi làm việc mới.

3. Danh sách 8 dấu hiệu bạn pass thử việc 

Dù hợp tác lao động là mối quan hệ bình đẳng giữa nhà tuyển dụng và ứng viên nhưng trong giai đoạn kinh tế khó khăn, thị trường lao động có nhiều cạnh tranh thì doanh nghiệp tuyển dụng sẽ có lợi thế hơn. Mong muốn có được một công việc để tìm kiếm thu nhập nơi ứng viên sẽ tăng cao nên nhận được đánh giá tốt từ nhà tuyển dụng ngay trong giai đoạn thử việc là điều rất được người lao động quan tâm.

Điều này bạn hoàn toàn có thể nhận biết được thông qua 8 dấu hiệu pass thử việc sau đây:

Chất lượng công việc được nâng cao

Áp lực công việc là điều hiển nhiên trong nhịp làm việc ngày nay. Trường hợp bạn nhận thấy mình hoàn thành tất cả nhiệm vụ được người phụ trách giao, xong việc sớm trong khi mọi người phải đợi đến cuối giờ làm mới hoàn thành phần việc của mình thì đừng vội mừng nhé, vì không hẳn là bạn có năng lực vượt trội hơn người khác đâu mà có thể là Sếp không an tâm khi giao nhiều việc cho bạn.

Trường hợp ngược lại, một khi Sếp đã có ấn tượng tốt với năng lực làm việc của nhân viên thử việc rồi thì lượng việc có thể tăng lên, hoặc công việc có tính phức tạp cao hơn, hoặc việc cho phép bạn chủ động thực hiện một mình sẽ được giao đến tay bạn. Dù vẫn được đồng nghiệp hỗ trợ nhưng tự bản thân bạn sẽ cảm nhận được phần việc mình được giao mang tính chuyên môn cao hơn, bản thân được chủ động ứng phó nhiều hơn.

Tin tưởng nhờ hỗ trợ

Có một ranh giới khá mong manh giữa “nhờ hỗ trợ” và “sai vặt”. Khi mọi người xung quanh nhờ bạn những việc có tính chuyên môn cao, liên quan mật thiết đến công việc thì gọi là “nhờ hỗ trợ”, còn nếu đó là những việc phục vụ nhu cầu cá nhân của đồng nghiệp, chẳng liên quan gì đến phát triển kỹ năng chuyên môn cả thì đó là “sai vặt”

Một nhân viên thử việc có tỷ lệ pass thử việc cao sẽ được nhiều người, bao gồm cả Sếp và đồng nghiệp “nhờ hỗ trợ” vì họ tin tưởng bạn, an tâm khi giao một phần nhiệm vụ của họ cho bạn. Họ biết bạn đủ sức làm tốt nên mới giao như vậy vì kết quả phần việc hỗ trợ của bạn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công việc của họ mà. Cho nên được nhờ hỗ trợ nhiều, bạn đừng lấy đó làm khó chịu, một mặt bạn sẽ học được nhiều cái hay phục vụ cho công việc sau này, một mặt cho thấy đánh giá tốt từ tập thể dành cho bạn đấy.

Nhận xét tốt từ người quản lý

Một nhân viên thử việc tốt, người quản lý sẽ rất muốn giữ lại nên họ cũng rất lo nếu nhân viên giỏi ấy không hài lòng về môi trường làm việc. Chính vì vậy, quản lý luôn muốn trao thật nhiều giá trị tích cực để nhân viên an tâm, tin tưởng gắn kết cùng tổ chức. Điển hình là những lời khen ngợi, động viên ngay trước mặt tập thể, hay sự nhiệt tâm hỗ trợ, sẵn sàng lắng nghe và định hướng làm việc cho nhân viên thử việc.
Nhận xét tốt

Nội dung liên quan>>>Các điều cấm kỵ trong giai đoạn thử việc

Cơ hội tham gia dự án chính thức

Những dự án chính thức của doanh nghiệp cần nhiều vai trò phụ trách, trong đó cũng có những vị trí không quá đòi hỏi về năng lực chuyên môn nhưng lại đòi hỏi cao về sự trung thực, đáng tin cậy, tinh thần làm việc đội nhóm và ý thức học hỏi. Nếu bạn chỉ mới thử việc mà được mời vào những dự án như vậy thì 100% bạn đã trở thành nhân viên chính thức trong suy nghĩ của Sếp và tất cả đồng nghiệp rồi.

Cung cấp các khóa đào tạo chuyên môn

Vừa phải làm việc chuyên môn, vừa phải hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên môn của doanh nghiệp, mệt chứ nhưng bạn hãy tin đây là một dấu hiệu tốt. Vì doanh nghiệp sẽ không tốn kém thời gian, tiền bạc, công sức để vun đắp năng lực chuyên môn cho người mà họ không muốn giữ lại đâu. Ngược lại, họ muốn thông qua chương trình đào tạo trong thời gian thử việc này để đánh giá khả năng chịu áp lực của bạn và truyền đủ “nội công” để bạn hoàn thành các nhiệm vụ trong tương lai với vai trò nhân viên chính thức.

Giao tiếp, trao đổi vui vẻ từ đồng nghiệp

Việc nhận xét nhân viên thử việc, Sếp trực tiếp quan sát một phần, phần còn lại sẽ hỏi thăm người hướng dẫn và các đồng nghiệp xung quanh. Những trao đổi của phòng ban thường sẽ bí mật, bạn không biết được nhưng nếu Sếp cảm thấy hài lòng với thể hiện của bạn, các đồng nghiệp khác cũng sẽ đồng thuận theo. 

Khi đó, trong giao tiếp, bạn sẽ cảm nhận được sự vui vẻ, hòa nhã, dù là công việc hay cuộc sống thường nhật, các đồng nghiệp cũng sẽ “phát tín hiệu” để bạn tham gia trao đổi cùng họ, tạo nên mối quan hệ tốt để sau này hợp tác cùng nhau thoải mái hơn.

Đề cập đến quyền lợi về tài chính

Mặc dù nội dung này đã được thỏa thuận khi phỏng vấn rồi nhưng khi Sếp đã có ý định cho bạn pass kỳ thử việc, các vấn đề lương thưởng, phúc lợi, phụ cấp… có thể sẽ được đề cập trở lại. Thời điểm có thể là tháng thử việc cuối hoặc tuần thử việc cuối. Và rất có thể với thể hiện tốt của mình, bạn sẽ được đề nghị mức quyền lợi cao hơn. Đây là một bước đi khá rõ ràng cho việc tuyển dụng bạn vì hợp đồng chính thức sẽ dựa trên những điều chỉnh này mà soạn thảo.

Hỏi về định hướng phát triển tương lai

Nội dung này giống với câu hỏi phỏng vấn “Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?” nhưng khi đặt ra vào thời điểm bạn đã có một thời gian thử việc hiệu quả rồi thì đó chính là sự coi trọng và mong muốn đáp ứng tốt nhất những kỳ vọng nghề nghiệp của bạn. Mục đích cho bạn thấy được thiện chí muốn giữ chân bạn ở lại lâu dài cùng doanh nghiệp.

“30 chưa phải là Tết”, nếu có được 8 dấu hiệu bạn pass thử việc thì đó là tín hiệu tốt nhưng đừng vì vậy mà chủ quan, tự mãn. Nhà tuyển dụng sẽ không ngừng đánh giá biểu hiện của bạn cho tới khi kỳ thử việc kết thúc. Vì vậy, hãy xem 8 dấu hiệu này là nền tảng lợi thế cho bản thân, từ đó tiếp tục nỗ lực để giành lấy quyền lợi tốt hơn trong hành trình trở thành nhân viên chính thức bạn nhé. Ms. Uptalent chúc bạn thành công!

TÌM KIẾM NHÂN SỰ CẤP CAO SAU ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHỆP

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.