- 420k
- 1k
- 870
7P trong Marketing là chiến lược tiếp thị vô cùng phổ biến. Nó được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra thị trường.
Vậy, bạn đã thực sự hiểu đầy đủ 7P trong Marketing là gì? Hoặc là bạn đã biết cách ứng dụng 7P Marketing vào các ngành nghề khác nhau? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Ms Uptalent để hiểu rõ hơn nhé!
MỤC LỤC:
1- 7P trong Marketing là gì?
2- 7P trong Marketing hình thành như thế nào?
3- Tầm quan trọng của 7P trong Marketing
3.1- Tạo lợi thế cạnh tranh
3.2- Nâng cao khả năng thấu hiểu thị trường, nhu cầu người tiêu dùng
3.3- Gia tăng mức độ hiển thị cho sản phẩm
3.4- Giúp doanh nghiệp xác định đúng các yếu tố tạo nên thành công cho chiến dịch Marketing
3.5- Là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp đánh giá, cải thiện hiệu quả Marketing
4- Ứng dụng 7P trong Marketing vào các ngành nghề khác nhau như thế nào?
4.1- Product
4.2- Price
4.3- Place
4.4- Promotion
4.5- People
4.6- Process
4.7- Physical Evidence
>>> Xem thêm: Việc làm Marketing tại HRchannels
7P là một phần rất quan trọng trong chiến lược Marketing Mix của các doanh nghiệp. Nó bao gồm 7 yếu tố chính:
- Product (Sản phẩm).
- Price (Giá cả).
- Place (Địa điểm).
- Promotion (Quảng bá).
- People (con người).
- Process (Quy trình).
- Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất).
Mục đích của doanh nghiệp khi sử dụng 7P trong Marketing là nhằm quảng bá, tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ của họ tới nhóm khách hàng và thị trường tiềm năng.
Khái niệm về 7P trong Marketing Mix được phát minh bởi E.Jerome McCarthy. Nó cũng được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1960 trong cuốn “Basic Marketing” của ông.
Dựa trên nền tảng Marketing hàng hóa, Marketing 7P đã thêm vào yếu tố con người và coi đó là điểm mấu chốt cần được quan tâm hàng đầu khi thực hiện các chiến dịch tiếp thị, quảng bá sản phẩm.
Vì đề cao yếu tố con người nên Marketing 7P đã tạo nên bước đột phá mới trong việc tiếp cận khách hàng. Nó khiến các chiến dịch tiếp thị dễ dàng chạm đến cảm xúc người dùng hơn.
Đồng thời, 7P cũng tập trung mạnh mẽ vào việc xây dựng mối liên kết với khách hàng, tăng cường sự tương tác với họ và nỗ lực tạo dựng niềm tin cũng như lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm, thương hiệu.
>>> Bạn có thể quan tâm: Marketing là gì? Tất tần tật về ngành Marketing
7P giữ vai trò rất quan trọng trong các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Nó có khả năng tác động trực tiếp đến cảm nhận, hành vi của khách hàng, tạo ra điểm kết nối với họ và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ hoạt động kinh doanh.
Dưới đây là những lợi ích nổi bật mà 7P có thể mang lại:
Ưu điểm của 7P là nó luôn theo sát diễn biến thị trường, đối thủ cạnh tranh và tình hình thực tế của doanh nghiệp. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể chủ động ứng phó với những biến đổi từ thị trường và ngay trong chính doanh nghiệp để giành được vị thế nhất định trên thị trường.
Đồng thời, nó cũng cung cấp những điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp thu hút thêm khách hàng tiềm năng và phát triển bền vững trong dài hạn.
7P trong Marketing giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn nhu cầu thị trường, khách hàng thông qua các hoạt động nghiên cứu, phân tích, khảo sát và đánh giá.
Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cơ sở vững chắc để triển khai các chiến dịch, chiến lược, phát triển sản phẩm mới và xây dựng thông điệp muốn truyền tải một cách chính xác.
Thông qua các hoạt động truyền thông, quảng cáo hướng đúng vào đối tượng mục tiêu mà 7P đã giúp các sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với khách hàng.
Bên cạnh đó, mô hình 7P còn được đánh giá cao bởi khả năng đưa sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường quốc tế cũng như nâng cao doanh số và thúc đẩy toàn bộ hoạt động kinh doanh.
Bằng cách xác định 7 yếu tố trong Marketing 7P mà doanh nghiệp có cái nhìn đầy đủ, tổng quan nhất về những gì có thể tạo nên thành công cho chiến dịch tiếp thị. Từ đó, họ sẽ biết phải làm những gì, làm như thế nào để thu về hiệu quả lớn nhất cho chiến dịch.
7P trong Marketing cung cấp cho doanh nghiệp các tiêu chí, khung tham chiếu tiêu chuẩn để đo lường, đánh giá hiệu quả chiến lược tiếp thị.
Đồng thời, họ cũng có thể dựa vào nó để đưa ra các giải pháp hay điều chỉnh cần thiết cho chiến lược Marketing trong từng giai đoạn khác nhau của doanh nghiệp. Nhờ vậy, hiệu quả tiếp thị ngày càng cải thiện và doanh nghiệp có thể vượt lên đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Theo các chuyên gia, Marketing 7P có thể được ứng dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải đang hoạt động trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh và không có hoặc rất ít sự hiện diện của các yếu tố độc quyền, bảo trợ không lành mạnh.
Để ứng dụng 7P, doanh nghiệp sẽ phải đi sâu phân tích, tìm hiểu thật chi tiết các yếu tố tạo nên mô hình này. Cụ thể:
Product chính là sản phẩm. Nó có thể là sản phẩm hữu hình hay vô hình (còn gọi là dịch vụ) và là yếu tố cốt lõi mà tất cả mọi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến.
Một sản phẩm trong Marketing có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau do chịu ảnh hưởng từ thị trường và nhóm khách hàng mục tiêu.
Tuy nhiên, có những yếu tố quan trọng mà bạn luôn phải chú ý tới khi làm Marketing 7P. Đó là:
- Chất lượng
Những sản phẩm chất lượng luôn được khách hàng ưu tiên lựa chọn. Chúng cũng dễ bán và dễ làm tiếp thị hơn rất nhiều.
- Hình ảnh
Đây là yếu tố bên ngoài giúp khách hàng nhận diện sản phẩm của bạn với những sản phẩm cùng loại khác. Một sản phẩm có vẻ ngoài bắt mắt, độc đáo chắc chắn sẽ luôn thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Thương hiệu
Bạn sẽ cần quan tâm đến câu chuyện thương hiệu phía sau sản phẩm là gì? Nó kết hợp với hình ảnh sản phẩm để gia tăng độ nhận diện trên thị trường ra sao?
- Tính năng
Sản phẩm của bạn có tính năng đặc biệt nào? Nó có thể mang lại những lợi ích gì cho khách hàng?
- Các phiên bản
Một loại sản phẩm có thể có nhiều phiên bản khác nhau. Điều này là do những khác biệt về thị trường, khách hàng mục tiêu và nét đặc trưng riêng của mỗi doanh nghiệp.
Trong Marketing 7P thì Price là yếu tố có tác động trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận và khả năng tồn tại của doanh nghiệp.
Bất cứ sự khác biệt nào về giá cả cũng gây ra ảnh hưởng lớn đến toàn bộ chiến lược Marketing, doanh số và nhu cầu đối với sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra mức giá phù hợp nhất.
Sau đây là những yếu tố bạn cần nghiên cứu trước khi xác định giá cả cho sản phẩm:
- Bạn định đang định vị sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp ở mức nào trên thị trường?
- Giá cả, hình ảnh, chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh như thế nào?
- Giá trị sản phẩm bạn cung cấp có tương xứng với giá tiền đó hay không?
- Chiến lược, kế hoạch giảm giá cần hướng tới việc tối đa hóa doanh số, nhu cầu, sở thích của khách hàng hơn là để bán hết hàng.
- Các tùy chọn tín dụng dành cho những đơn hàng lớn và chi phí quản lý liên quan.
- Các phương thức thanh toán được áp dụng.
- Những phần thưởng, ưu đãi hoặc các yếu tố gia tăng bạn có thể cung cấp cho khách hàng.
- Nhu cầu, khả năng chi trả của khách hàng.
Place trong 7P có nghĩa là địa điểm và cũng là kênh phân phối, kênh trung gian.
Hiểu cơ bản thì nó chính là nơi giúp các sản phẩm, dịch vụ được luân chuyển từ địa điểm sản xuất đến tay khách hàng.
Điều quan trọng nhất trong lựa chọn kênh phân phối là bạn phải đảm bảo sản phẩm đặt tại nơi đó dễ tiếp cận với khách hàng nhất. Trong một số trường hợp, sản phẩm còn được lồng ghép vào các bộ phim, chương trình truyền hình, website để gia tăng độ nhận diện, sự chú ý với khách hàng.
Nhằm đạt hiệu quả Marketing cao, bạn có thể cân nhắc 3 chiến lược phân phối quan trọng sau:
- Phân phối rộng rãi
Chiến lược này hướng tới việc cung ứng sản phẩm tại càng nhiều địa điểm càng tốt.
- Phân phối độc quyền
Trong chiến lược này sản phẩm sẽ không được buôn bán rộng rãi mà chỉ được bán qua các đại lý độc quyền. Bạn chỉ nên sử dụng nó cho các sản phẩm cao cấp.
- Phân phối chọn lọc
Địa điểm phân phối sẽ được lựa chọn kỹ càng dựa theo những tiêu chuẩn nhất định. Do đó, sẽ chỉ có một số nơi có quyền phân phối sản phẩm.
Promotion bao gồm toàn bộ các hoạt động nhằm quảng bá sản phẩm tới khách hàng mục tiêu như quan hệ công chúng, khuyến mãi, ưu đãi, quảng cáo,…
Mục tiêu hàng đầu của hoạt động quảng bá là làm cho khách hàng biết mức giá của sản phẩm và lý do họ nên mua nó.
Để làm Promotion hiệu quả bạn nên tham khảo những yếu tố sau:
- Tiếp thị đa kênh
Người tiêu dùng ngày nay có mặt trên nhiều kênh, nền tảng khác nhau. Do đó, bạn phải đảm bảo sản phẩm của mình sẽ xuất hiện trên những kênh mà khách hàng mục tiêu hoạt động thường xuyên nhất.
- Cá nhân hóa trải nghiệm
Một chiến dịch Marketing với nhiều trải nghiệm tích cực sẽ khiến thông điệp của bạn hấp dẫn hơn và thu hút thêm nhiều khách hàng trung thành cho thương hiệu.
- Kết hợp hiệu quả Marketing và bán hàng
Hãy đảm bảo các chiến lược Marketing và bán hàng của bạn luôn kết hợp mật thiết với nhau. Điều này sẽ giúp bạn chăm sóc khách hàng tiềm năng từ nhiều kênh khác nhau tốt hơn.
- Nuôi dưỡng nhóm khách hàng tiềm năng
Bên cạnh việc xây dựng tệp khách hàng tiềm năng thì bạn cũng cần chuẩn bị đủ nguồn lực cần thiết để “nuôi dưỡng” nhóm khách hàng này và giữ chân họ.
- Phát triển thương hiệu
Thương hiệu tốt, mang lại nhiều trải nghiệm tích cực là điều khách hàng luôn tìm kiếm. Vì vậy, bạn cần tập trung nhiều hơn cho việc xây dựng thương hiệu.
- PR
Làm tốt việc này sẽ giúp bạn thành công xây dựng thương hiệu và duy trì, phát triển nó thêm tốt hơn.
- Đẩy mạnh tự động hóa
Tăng cường sử dụng các công cụ tự động hóa là giải pháp hữu hiệu giúp bạn tiết kiệm thời gian cho những công việc có tính lặp lại, tiết kiệm chi phí và đạt được mức tăng trưởng tối ưu.
Marketing Mix xem “People” là khách hàng, người mua hàng và khách hàng mục tiêu. Tất cả các chiến dịch Marketing đều phải lấy yếu tố này làm chủ chốt.
Tuy nhiên, People trong mô hình 7P lại là những người trong nội bộ doanh nghiệp và những người sẽ làm việc, tương tác với khách hàng. Như là:
- Nhân viên Marketing.
- Nhân viên bộ phận bán hàng.
- Nhân viên bộ phận dịch vụ.
- Nhân viên bộ phận tuyển dụng, đào tạo.
- Nhà quản lý.
Đối với mô hình 7P trong Marketing thì Process được hiểu là quy trình doanh nghiệp sẽ thực hiện nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng và cả sau khi bán hàng.
Về cơ bản bạn sẽ phải quan tâm đến những quy trình quan trọng sau:
- Giao hàng tận nơi.
- Quy trình phân phối.
- Dịch vụ khách hàng.
- Quy trình xử lý các vấn đề trong phân phối.
- Biện pháp giữ chân khách hàng.
- Quy trình trả hàng, hoàn tiền.
- Quy trình thu thập phản hồi của khách hàng.
- Điều khoản và điều kiện khi mua hàng.
Physical Evidence là yếu tố giúp bạn tạo niềm tin với khách hàng, đặc biệt là trong trường hợp họ chưa từng mua sản phẩm.
Các bằng chứng hữu hình trong Marketing 7P rất đa dạng. Nó có có thể là bao bì, không gian cửa hàng, túi xách, đồng phục nhân viên, trang web, các đánh giá trực tuyến,…
Nhìn chung, nó có thể là bất cứ thứ gì có liên quan đến sản phẩm và thương hiệu mà người tiêu dùng có thể nhìn thấy hoặc chạm vào được.
Tóm lại, hiểu đúng 7P trong Marketing là gì sẽ giúp bạn tạo nên chiến lược Marketing hiệu quả và có thể áp dụng nó thành công trong các ngành nghề khác nhau.
Hy vọng những gì Ms Uptalent vừa chia sẻ đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về 7P Marketing. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet