- 420k
- 1k
- 870
Hiện nay công việc của một lập trình viên Front-End đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ bởi mức thu nhập tốt và có nhiều cơ hội phát triển. Cũng như bất kỳ nghề nghiệp nào khác, để trở thành một Front-End chuyên nghiệp thì bên cạnh kiến thức chuyên môn bạn còn phải thành thạo các kỹ năng khác nữa. Sau đây các bạn hãy cùng HRchannels khám phá xem những kỹ năng Front-End cần có là gì nhé!
Front-End là lập trình viên phụ trách việc thiết kế và phát triển giao diện của website. Họ sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình như CSS, HTML và JavaScript để tạo ra những giao diện web bắt mắt, thân thiện, dễ sử dụng và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Để có thể hoàn thành tốt công việc của mình, các Front-End vừa phải nắm vững kiến thức chuyên môn về lập trình vừa phải sở hữu những kỹ năng mạnh mẽ.
Một Front-End cần nắm vững các những kỹ năng chuyên môn về lập trình sau đây:
- HTML và CSS: đây là hai ngôn ngữ cơ bản nhất thường được sử dụng trong việc phát triển web. Trong đó HTML là ngôn ngữ tiêu chuẩn để xây dựng nền tảng cơ bản của một website, còn CSS là ngôn ngữ được dùng để định dạng những nội dung được tạo ra bởi HTML một cách trực quan nhất, bao gồm bố cục, màu sắc, kiểu chữ. Có thể nói rằng bạn sẽ không thể trở thành một Front-End nếu không biết về HTML và CSS.
- JavaScript và Jquery: JavaScript quyết định các tính năng của một trang web cũng như cho phép Front-End thực hiện các tính năng tương tác khác nhau, chẳng hạn như âm thanh, video, trò chơi, hoạt ảnh,… Trong khi đó Jquery là một thư viện của JavaScript. Nhờ có sự hỗ trợ của Jquery mà Front-End có thể thêm các thành phần có sẵn vào dự án và tùy chỉnh cho phù hợp thay vì phải code mọi thứ từ đầu.
- Framework của CSS và JavaScript: các framework của CSS và JavaScript rất hữu ích với Front-End. Bằng cách sử dụng framework mà Front-End có thể tiết kiệm thời gian lập trình, dễ dàng tối ưu hóa và tạo ra các tương tác thân thiện với người dùng hơn. Do đó một Front-End cần am hiểu các framework phổ biến như AngularJS, Backbone, Ember, React JS của Javascript và Bootstrap của CSS.
- Tiền xử lý CSS: cũng giống như các framework, tiền xử lý CSS giúp công việc của Front-End trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn rất nhiều. Việc sử dụng các bộ tiền xử lý CSS như Sass, LESS hoặc Stylus giúp Front-End code nhanh hơn. Sau đó những code này sẽ biến thành 1 CSS thân thiện với trình duyệt và được format tốt hơn.
- Hệ thống quản lý Git và Version: hệ thống quản lý version sẽ giúp Front-End theo dõi các thay đổi về code theo thời gian, đồng thời giúp họ quay lại phiên bản trước đó dễ dàng hơn mà không phải quay trở lại để sửa toàn bộ lỗi. Trong khi đó Git là một mã nguồn mở ổn định và là công cụ có thể giúp Front-End tìm và khắc phục các lỗi trên phiên bản trước đó mà không cần phải thực hiện lại toàn bộ quy trình.
- Thiết kế responsive: nhờ có thiết kế responsive mà giao diện các trang web có thể tùy chỉnh kích thước để phù hợp với các loại thiết bị khác nhau, như là máy tính, điện thoại hay máy tính bảng.
- Testing và Debugging: trong quá trình lập trình việc xảy ra lỗi (bug) là không thể tránh khỏi. Vì vậy Front-End cần làm quen với quy trình Testing và Debugging. Hiện tại có hai phương pháp test phổ biến là test chức năng và test đơn vị. Trong đó test chức năng là kiểm tra một chức năng cụ thể của trang web còn test đơn vị là kiểm tra từng bit nhỏ nhất của code.
- Công cụ phát triển trình duyệt web: các trình duyệt web hiện đại luôn đi kèm với bộ công cụ phát triển trình duyệt web tương ứng. Việc sử dụng bộ công cụ phát triển trình duyệt sẽ giúp Front-End dễ dàng kiểm tra và tinh chỉnh trang web trên chính trình duyệt đó.
- Công cụ xây dựng và tự động hóa hiệu năng website: để giữ chân người dùng website cần có hiệu năng (thời gian tải trang) tối ưu. Do đó Front-End có thể vận dụng một số công cụ như Gulp và Grunt để tiết kiệm thời gian xây dựng và tự động hóa hiệu năng website.
Đối với một Front-End thì tư duy logic và phản biện là kỹ năng cơ bản nhưng cũng là kỹ năng rất quan trọng. Bởi vì điều này sẽ tác động lớn đến cách họ nhìn nhận, đánh giá và cách họ đưa ra phương pháp xử lý vấn đề.
Có khả năng sáng tạo tốt hay không là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một Front-End. Vì mục tiêu công việc của họ là phải làm sao để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng nên họ cần có cảm quan tốt và phải có những ý tưởng độc đáo, mới mẻ.
>>>> Xem thêm: Lương của Back-End, Front-End bao nhiêu?
Có kỹ năng xử lý vấn đề tốt sẽ giúp Front-End dễ dàng xử lý vấn đề nhanh chóng và chính xác. Điều này rất có lợi trong quá trình thiết kế, lập trình và cả trong quá trình kiểm tra, khắc phục lỗi.
Một sản phẩm công nghệ được hoàn thành cần sự hợp tác của rất nhiều bộ phận, cá nhân có liên quan. Do đó để làm việc hiệu quả với đồng nghiệp và những người trong cùng dự án, Front-End cần có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt.
Tóm lại Front-End là một công việc thú vị và có triển vọng phát triển rất tốt. Vì vậy, để trở thành một Front-End chuyên nghiệp bạn cần nỗ lực học tập kiến thức chuyên môn và chăm chỉ rèn luyện những kỹ năng cần thiết. Một khi bạn sở hữu được những kỹ năng cần thiết của một Front-End thì chắc chắn bạn sẽ nhận được sự săn đón của các nhà tuyển dụng.
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam |